Một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của nông trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 50 - 52)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của nông trường

Điện Biên

Dựa trên những kết quả phân tích về hiệu quả hoặt động SXKD cao su qua 3 năm ở trên và dựa vào bảng phân tích ma trận SWOT, tôi xin đề ra một số giải pháp để phát huy những thế mạnh đã có và khắc phục một số hạn chế tồn đọng trong quá trình hoat động SXKD cao su của nông trường để mang lại hiệu quả hơn trong quá trình SXKD của nông trường.

4.5.1. Áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất

Nông trường nên mạnh dạn áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất như: Máy phun thuốc sâu để hạn chế việc việc phun thuốc nhỏ lẻ và dạp dịch kịp thời, nhanh chóng. Đầu tư trang thiết bị cho khâu vận chuyển, lưu kho để đảm bảo chất lượng và thất thoát sau thu hoạch.

4.5.2. Phấn đấu giảm chi phí SXKD

Qua phân tích biến động chi phí của nông trường cho thấy các khoản chi phí của nông trường khá lớn như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao…

Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động nông trường cần giảm tối đa các loại chi phí:

- Đối với chi phí nguyên vật liệu: để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, công ty cần phải tăng cường công tác quản lý tránh lãng phí, thất thoát. Trong quá trình sản xuất phải tăng cường kiểm tra bảo vệ sản phẩm, đồng thời phân công cán bộ KCS trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.

- Đối với chi phí nhân công trực tiếp: nông trường khuyến khích sử dụng sáng kiến trong quá trình lao động, có chế độ thưởng phạt hợp lý để nâng cao năng suất lao động. Đối với tiền lương trực tiếp thì phải tính đúng, tính đủ sức lao động mà nhân công lao động bỏ ra. Như vậy, mới có thể tạo đòn bẩy kinh tế nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế sự thất thoát.

- Đối với chi phí khác: nông trường cần cắt giảm tới mức tối đa có thể cắt giảm được.

4.5.3. Tăng cường sử dụng và phát huy vốn kinh doanh

Trong cơ cấu tổng chi phí của nông trường thì chi phí hoạt động tài chính hầu như không có và thu nhập từ hoạt động tài chính cũng không có. Do vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD thì cần phải tăng cường và phát huy vốn kinh doanh bằng cách tiết kiệm tránh tình trạng lãng phí, sử dụng vốn không hợp lý, tận dụng tối đa vốn cố định và vốn lưu động trong SXKD.

4.5.4. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động

Lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình SXKD của bất kỳ doanh nghiệp. Do vậy việc tổ chức quản lý sử dụng tốt lao động là cơ sở để nâng cao lợi nhuận của nông trường. Trong những năm qua, nông trường luôn chú trọng mở các buổi thảo luận và các lớp học ngoại khóa, tổ chức thi nâng cao tay nghề cho người lao động. Đây là một việc làm rất tốt và thiết thực cần phát huy. Để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sản xuất của nông trường cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Cử cán bộ đi đào tạo để nâng cao khả năng quản lý cho cán bộ cấp quản lý - Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với mỗi hành vi, việc làm của mỗi người.

- Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người lao động trong việc phát huy tính sáng tạo, học hỏi ứng dụng các kỹ thuật mới trong lao động sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)