Chi phí sản xuất của nông trường cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 44 - 48)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất cây cao su của nông trường cao su Điện Biên

4.3.3. Chi phí sản xuất của nông trường cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018

làm cho doanh thu tăng 14.726,7 triệu đồng với tỷ lệ tăng doanh thu do giá là 244,46%.

- Thứ hai, do sản lượng cao su năm 2018 so với năm 2017 tăng 230,49% làm cho doanh thu tăng 14.726,7 triệu đồng hay số tương đối tăng 244,46%

Qua phân tích về tình hình thực hiện doanh thu của nông trường qua 2 năm 2017-2018 ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Doanh thu của nông trường tăng mạnh qua 2 năm 2017 và 2018. Phần tăng chủ yếu của doanh thu được quyết định bởi giá cao su và diện tích khai thác, giá cao su trên thị trường ngày càng tăng là điều kiện tốt, thuận lợi để nông trường nâng cao hiệu quả SXKD của mình.

4.3.3. Chi phí sản xuất của nông trường cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018 2018

- Tình hình biến động tổng chi phí

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về những lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kì nhất định. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cao su các khoản chi phí của Công ty bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao (khấu hao vườn cây, khấu hao các tài sản khác: xưởng chế biến, nhà làm việc văn phòng…) và các chi phí khác. Nguyên liệu chính của sản xuất kinh doanh cao su là phân bón. Chất lượng, giá cả phân bón trên thị trường biến động ảnh hưởng đến chi phí cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty. Qua đó đòi hỏi Công ty phải tìm mọi cách tăng sản lượng, nâng cao năng suất, chất lượng để đảm bảo bù đắp chi phí hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Các khoản chi phí này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của nông trường nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất cao su nói chung. Do đó việc tăng cường quản lý tốt các khoản mục chi phí này hết sức quan trọng.

Bảng 4.5: Chi phí sản xuất

của nông trường cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018

(ĐVT: Triệu đồng) Các loại chi phí 2017 2018 So sánh Số lượng % Số lượng % 2018/2017 +/- %

1. Chi phí tiền lương nhân viên 1.142,30 19,11 1.320,21 10,95 177,91 115,57

2, Chi phí trang bị vật tư 572,41 9,58 1.206,41 10,01 634,00 210,76

3. Chi phí chăm sóc 1.206,10 20,18 2.210,80 18,34 1.004,70 183,30

4. Chi phí nhân công cạo mủ 3.055,73 51,13 7.320,15 60,71 4.264,42 239,55

Tổng chi phí 5.976,54 100,00 12.057,57 100,00 6.081,03 201,75

(Nguồn: Bộ phận tài chính-kế toán)

Qua bảng 4.4, trong 2 năm tình hình tổng chi phí sản xuất có nhiều thay đổi. Tổng chi phí của nông trường năm 2017 là 5.976,54 triệu đồng. Sang năm 2018: tổng chi phí là 12.057,57 triệu đồng tăng 201,75% so với năm 2017, lượng tăng là 6.081,03 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí là do sự tăng giá của các yếu tố đầu vào và chi phí tiền lương tăng nhiều so với năm trước đó.

- Tình hình biến động chi phí trang bị vật tư

Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Bao gồm các nguyên vật liệu như: hóa chất, phân bón, công cụ, dụng cụ… trong đó phân bón đóng vai trò quan trọng quyết định đến yếu tố năng suất, chất lượng của vườn cây cao su.

Theo số liệu của bảng 4.4, tình hình chi phí nguyên vật liệu qua 2 năm có sự thay đổi như sau: Chi phí trang bị vật tư qua 2 năm tăng 634,00 triệu đồng (tức tăng 210,76 %), nguyên nhân của việc gia tăng này là do nông trường đầu tư các dụng cụ phục vụ cho việc khai thác mủ, mua đồ bảo hộ lao động tăng lên do diện tích khai thác tăng mạnh trong năm 2018…. Chi phí chăm sóc năm 2017 là 1.206,10 triệu đồng, năm 2018 là 2.210,80 triệu đồng, năm 2018 chi phí

chăm sóc tăng 183,30 % so với năm 2017, lượng tăng là 1.004,70 triệu đồng. Chi phí về nhân công cạo mủ năm 2018 tăng 4.264,42 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 239,55 % so với năm 2017.

- Tình hình tiền lương nhân viên

Cùng với sự tăng mạnh trong diện tích khai thác nên số lao động tăng mạnh từ năm 2017 đến 2018. Hệ quả dẫn đến chi phí tiền lương tăng, năm 2017 là 1.142,30 triệu đồng chiếm 19,11%. Năm 2018 chi phí tiền lương nhân viên tăng 1.320,21 triệu đồng so với năm 2017, tỷ lệ tăng tương ứng là 115,57%.

4.3.4. Hiệu quả kinh tế từ hoạt động SXKD cao su của nông trường cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp nói chung và nông trường cao su Điện Biên nói riêng.

Bảng 4.6 : Hiệu quả sử dụng lao động

của nông trường Cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018

Chỉ tiêu 2017 2018 So sánh 2018/2017 +/- % Doanh thu (Tr.đ) 10.194,03 24.920,70 14.726,67 244,46 Tổng chi phí (Tr.đ) 5.976,54 12.057,57 6081,03 201,75 Lợi nhuận (Tr.đ) 4.217,49 12.863,13 8.645,64 304,99 Tổng số lao động (người) 130,00 232,00 102,00 178,46 Thu nhập bình quân (Tr.đ/người/năm) 32,44 55,44 23,00 170,90 Doanh thu/Diện tích 23,62 40,76 17,14 172,58

Tình hình thực hiện lợi nhuận từ hoạt động SXKD của nông trường được biểu hiện như sau: năm 2017 đạt 4.217,49 triệu đồng và năm 2018 đạt

12.863,13triệu đồng.

So sánh năm 2018 so với năm 2017 lợi nhuận đã tăng 8.645,64triệu đồng tức tăng 304,99% (con số hợp lý khi diện tích khai thác năm 2018 đã được mở rộng rất nhiều so với diện tích khai thác năm 2017)

Xét tỷ lệ biến động giữa doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động SXKD cao su của nông trường qua 2 năm ta thấy phần doanh thu và lợi nhuận có sự biến động chênh lệch lớn. Khi so sánh giữa 2 năm 2017 và 2018. Năm 2018 lợi nhuận tăng 304,99% so với năm 2017, doanh thu cũng tăng 244,46%, lúc này tốc độ tăng của chi phí là 201,75%.

Xem xét tình hình biến động giá bán của nông trường qua 2 năm 2017- 2018. Ta thấy giá bán cao su tăng từ 33 triệu đồng/tấn năm 2017 và năm 2018 là 35 triệu đồng/tấn mức độ tăng năm sau cao hơn năm trước.

Thu nhập bình quân 1 lao động/ năm của nông trường qua 2 năm 2017- 2018 được thể hiện: Năm 2017 là 32,44 (triệu đồng/ng/năm). Sang năm 2018, thu nhập bình quân 1 người đạt 55,44 (triệu đồng/ng/năm), tăng 170,90% trong 2 năm 2017-2018. Thu nhập bình quân 1 lao động/ năm được cải thiện đáng kể, đây là một mức thu nhập tương đối cao so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, góp phần cải thiện đời sống của người lao động và đem lại những giá trị tích cực về mặt xã hội.

Về chỉ tiêu hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích (Doanh thu/diện tích). Rõ ràng qua 2 năm 2017 và 2018, hiệu quả sản xuất tính trên 1 đơn vị diện tích của nông trường đã tăng lên rất nhanh từ 23,62 triệu đồng/ha năm 2017 lên đến 40,76 triệu đồng/ha năm 2018. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với nông trường khi đơn vị đã không chỉ tăng được doanh thu và lợi nhuận mà còn cải thiện được hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)