Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 25 - 29)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình sản xuất và kinh doanh cao su trên thế giới

Cao su (Hevea brasilliensis ) là một cây thân gỗ thuộc họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) và là loài cây có tầm quan trọng về kinh tế lớn nhất trong chi

Hevea. Nhựa cao su (nhựa mủ-latex) là nguồn nguyên liệu chủ lực trong sản

xuất cao su tự nhiên. Khi cây 6-7 tuổi thì người ta bắt đầu thu hoạch các cây già hơn cho nhiều nhựa mũ hơn , nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mũ

khi đạt độ tuổi 26-30 năm. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển trên quy mô diện tích lớn [14]. Mặc dù cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng các quốc gia ở Châu Á mới là các quốc gia sản xuất chính ngành hàng này. Trong đó Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là các nước sản xuất chính. Các nước xuất khẩu chính là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.Thái Lan là quốc gia đứng đầu trên thế giới về diện tích, năng suất và sản lượng cao su. Đứng vị trí thư hai và thứ ba là Indonesia và Malaysia. Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về nguồn cung cấp cao su thiên nhiên [10].

Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế – IRSG nhu cầu cao su (cả thiên nhiên lẫn tổng hợp) trên toàn thế giới đạt 30,5 triệu tấn trong năm 2015, dự báo đến năm 2019 tăng 3,9 % so với năm 2015 lên 31,7 triệu tấn. Trong đó, nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ chiếm khoảng 30%. Lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung Quốc đạt trên 4 triệu tấn trong năm 2015, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới hiện nay [8]

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên ARNPC, năm 2015 Thái Lan có lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, đạt 3.700 nghìn tấn với kim ngạch 5 tỷ đô la Mỹ, Indonesia xuất khẩu 2.300 nghìn tấn với kim ngạch 4,4 tỷ đô la Mỹ, Việt Nam có lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên đứng thứ 3 thế giới, đạt 902 nghìn tấn với kim ngạch 1,2 tỷ đô la Mỹ, tuy nhiên, Việt Nam cũng là nước nhập khẩu cao su thiên nhiên nhiều thứ 4 thế giới (sau Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ) [15].

2.2.2. Tình hình sản xuất và kinh doanh cao su ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam bao gồm các giống nhập nội, các giống nhập lai tạo trong nước, và các giống trao đổi với các nước trong Hiệp hội cao su Thế Giới. Các giống nhập nội phổ biến có thể kể đến như PB 260, PB 235, RRIM

600 từ Malaysia, RRIC 121, RRIC 100 của Sri Lanka, các giống đầu RRII từ Ấn Độ. Các giống lai tạo ở Việt Nam có tên bắt đầu RRIV như RRIV 209, RRIV106, RRIV 103 [2].

Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với diện tích cây cao su là 969.700 ha (diện tích thu hoạch 653.200 ha). Sản lượng mủ cao su 1.094.500 tấn với năng suất trung bình đạt 1.676 kg/ha/năm [2].

Theo Bộ NN&PTNT, Đông Nam Bộ được coi là vùng truyền thống trồng cao su từ thời Pháp đến nay. Với diện tích chiếm 56.6%, sản lượng chiếm 71% đứng đầu cả nước. Cụ thể diện tích đạt 548.864 ha với năng suất trung bình đạt 1.863 kg/ha/năm. Diện tích cây cao su ở Đông Nam Bộ chủ yếu tập trung tại một số tỉnh thành như Bình Dương 133.998 ha, Bình Phước 237.568 ha, Tây Ninh 100.437 ha, Đồng Nai 51.272 ha…. [2]

Tây Nguyên đứng sau Đông Nam Bộ với diện tích 249.014 ha chiếm 26% sản lượng 215.374 tấn chiếm 19.7% với năng suất trung bình đạt 1.412 kg/ha/năm. Diện tích cao su vùng Tây Nguyên tập trung ở các tỉnh Kon Tum 74.756 ha, Gia Lai 100.356 ha, Đắk Lắk 38.381 ha, Đắk Nông 26.348 ha, Lâm Đồng 9.173 ha.

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có diện tích trồng cao su là 141.461 ha chiếm 14.6% với năng suất trung bình đạt 1.237 kg/ha/năm. Tập trung ở các tỉnh Thanh Hóa 14.889 ha, Nghệ An 11.698 ha, Hà Tĩnh 9.479 ha, Quảng Bình 14.152 ha, Quảng Trị 19.511 ha, Thừa Thiên Huế 8.907 ha, Quảng Nam 12.890 ha, Quảng Ngãi 1.639 ha, Bình Định 54 ha, Phú Yên 4.775 ha, Khánh Hòa 428 ha, Ninh Thuận 338 ha, Bình Thuận 42.700 ha

Cao su được trồng ở Miền Núi Phía Bắc từ năm 2007 đến nay có diện tích 30.347 ha chiếm 3.1% sản lượng đạt 1.917 tấn với năng suất trung bình đạt 732kg/ha/năm. Ở miền núi phía Bắc cao su được trồng ở các tỉnh Hà Giang 1.514 ha, Lào Cai 2.858 ha, Yên Bái 2.280 ha, Phú Thọ 17 ha, Điện Biên 4.959 ha, Lai Châu 12.679 ha, Sơn La 6.039 ha.

Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su Việt Nam giai đoạn 2010-2017 Năm Tổng diện tích (ha) DT thu hoạch (ha) Năng suất (kg/ha/năm) Sản lượng (tấn) 2010 748.700 439.100 1.712 751.700 2011 801.600 460.000 1.716 789.300 2012 917.900 510.000 1.720 877.100 2013 958.800 548.100 1.728 946.900 2014 978.900 570.000 1.696 966.600 2015 985.600 604.300 1.676 1.012.700 2016 973.500 621.400 1.666 1.035.300 2017 969.700 653.200 1.676 1.094.500

(Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam 1/2018)

Với diện tích cao su chiếm 7% và sản lượng 7,6% trên thế giới, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ ba sau Thái Lan, Indonesia năm 2018.

Tỉnh Điện Biên là tỉnh có diện tích cao su khá lớn của khu vực vùng núi Phía Bắc Trong những năm qua với diện tích quản lý 4.959 ha. Có 3 nông trường trên địa bàn tỉnh, nông trường Điện Biên, nông trường Mường Chà và nông trường Tuần giáo. Trong đó Nông trường Điện Biên hiện là nơi cao su đầu tiên tại tỉnh, Nông trường luôn cố gắng thực hiện tốt vai trò và xứ mệnh của mình. Hoạt động SXKD cao su của nông trường ngày càng được mở rộng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu cao su tự nhiên cho xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)