Trong 2 năm từ năm 2017 - 2018, tổng số lao động của nông trường ít có sự thay đổi. Năm 2017 tổng số lao động là 130 người, năm 2018 là 232 người số lao động tăng 102 người, tỷ lệ tăng tương ứng là 0,86% do nông trường tuyển thêm lao động trực tiếp phục vụ cho việc khai thác.
Bảng 4.2: Tình hình lao động của nông trường cao su Điện Biên trong 2 năm 2017 – 2018
Chỉ tiêu 2017 2018 So sánh
(2018/2017) Người Cơ cấu (%) Người Cơ cấu (%)
1. Phân theo giới tính 130 100,00 232 100,00 178,46
Nam 86 66,15 188 81,03 218,60 Nữ 44 33,85 44 18,97 100,00 2. Phân theo trình độ 130 100,00 232 100,00 100,00 Đại học 5 3,85 5 2,16 100,00 Cao đẳng 3 2,31 4 1,72 133,33 Trung cấp 3 2,31 6 2,59 200,00 Lao động phổ thông 119 91,54 217 93,53 182,35
3. Lao động là người dân tộc 123 94,62 221 95,26 179,67
Tổng 130 100,00 232 100,00 178,46
- Xét về trình độ: Số lao động có trình độ của nông trường năm 2017 là: 6,09% và năm 2018 là 6,55%. Trình độ lao động ngày càng được nâng cao, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng năm 2018 tăng 1 người so với năm 2017, sơ cấp tăng 3 người. Tỷ lệ lao động phổ thông năm 2018 tăng 182,35% so với năm 2017. Số lao động trực tiếp được đào tạo tay nghề ngày càng tăng, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, nông trường thường xuyên tổ chức các lớp để nâng cao tay nghề thợ cạo giúp cho hoạt động SXKD của nông trường ngày càng được nâng cao.
- Đặc điểm đáng chú ý trong lực lượng lao động của nông trường là tỷ lệ người lao động là người dân tộc chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2017 là 94,62%, đến năm 2018 là 95,26%. Tỷ lệ lao động là người dân tộc có xu hướng tăng. Năm 2018 tăng 179,67% so với năm 2017. Việc sử dụng nhiều lao động dân tộc thiểu số là một trong những ưu tiên của nông trường, phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng, tạo công ăn, việc làm cho người dân tộc tại địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội của địa phương.