1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 .Nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực
3.3. Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực
3.3.1. Phân tích môi trường các yếu tố tác động bên ngoài
* Môi trƣờng kinh tế
Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trƣởng chậm khi các thị trƣờng xuất khẩu lớn bị ảnh hƣởng, sức mua trong nƣớc giảm.
Từ năm 2010, số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới lần đầu tiên có xu hƣớng giảm xuống kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp rời thị trƣờng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Theo nhận xét của Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang, trong khoảng 600.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, đến nay chỉ còn gần 380.000 đơn vị hoạt động, trong số này có tới 70% "bị thƣơng", tức làm ăn không có lãi.
Hệ quả là nhiều sinh viên ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm, các cá nhân làm trong các doanh nghiệp bị nợ lƣơng, cắt giảm nhân sự có xu hƣớng muốn ổn định làm việc tại các cơ quan nhà nƣớc.
Giai đoạn 2016-2020, nƣớc ta tiếp tục hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, khu vực với việc tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), ký kết và thực hiện các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA), thực hiện lộ trình cam kết WTO, AFTA. Đặc biệt, cuối năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và đây chính là cơ hội để lao động Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực
Xét từ góc độ cầu, cơ hội ở đây là thị trƣờng lao động mở cửa, nguồn cung mở rộng phạm vi , ngƣời lao động ở các nƣớc thành viên AEC, TPP sẽ dễ dàng đến và làm việc tại Việt Nam hơn. Thị trƣờng lao động không những đƣợc mở rộng về số lƣợng mà cả chất lƣợng lao động. Lĩnh vực về CNTT cũng không nằm ngoại lệ, dễ dàng tiếp cận với những lao động có kinh nghiệm kiến thức cao đƣợc dễ dàng hơn, sự cạnh tranh trên sân nhà sẽ làm tăng chất lƣợng lao động trong tƣơng lai.
Mặt khác, thách thức cũng chính từ sự mở cửa, các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhiều hơn, tăng cầu thị trƣờng, mức lƣơng của ngƣời lao dộng cũng sẽ tăng dần. Chất lƣợng nâng cao nhƣng không phải tất cả, các nhân sự có tiềm năng, năng lực là yêu cầu bức thiết của tất cả các lĩnh vực đặc biệt trong những lĩnh vực hiện đại hàng đầu CNTT. Càng hiện đại, càng yêu cầu sự đổi mới, càng yêu cầu sự thích ứng, cập nhập cao, nhân sự chất lƣợng cao càng có giá hơn.
* Môi trƣờng chính sách pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động
- Về hệ thống luật pháp:
Luật KH&CN năm 2000 đã quy định, hàng năm Nhà nƣớc dành một khoản ngân sách để đào tạo, đào tạo lại nhân lực về khoa học và công nghệ ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài; chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài, những ngƣời có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề. Tổ chức, cá nhân đƣợc tạo điều kiện để tự đào tạo, tham gia vào việc đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về khoa học và công nghệ, cử hoặc cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài theo quy định của Chính phủ. Trong những năm gần đây, với mục tiêu phát triển lĩnh vực CNTT, nhà nƣớc ta đã đƣa ra những hƣớng dẫn, cơ sở tạo điều kiện ngƣời sử dụng lao động và lao động sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Nhƣ thông tƣ 11/2015/TT-BTTT quy định chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp làm cơ sở để đánh giá cấp bậc trong lĩnh vực CNTT,
để từ đó thang bậc cơ bản phân cấp chất lƣợng để có cơ sở đánh giá nguồn lực đầu vào.
Nhà nƣớc trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ sáng tạo và cống hiến; có chính sách và biện pháp để thu hút nhân tài vào việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc; có chính sách khuyến khích trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng các tập thể khoa học và công nghệ mạnh, đạt trình độ khu vực và quốc tế; có chế độ đãi ngộ tƣơng xứng với cống hiến và có chế độ ƣu đãi đặc biệt đối với cá nhân có công trình khoa học và công nghệ đặc biệt xuất sắc, có cống hiến lớn đối với đất nƣớc. Tổ chức, cá nhân sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ có trách nhiệm bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở trƣờng và tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng chuyên môn vào việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Những chính sách trên của Nhà nƣớc đã tạo cơ hội cho nguồn nhân lực đƣợc tăng cơ hội đào tạo trong và ngoài nƣớc, tăng trình độ chất lƣợng lao động nói chung. Tuy rằng để các quy định chính sách nhà nƣớc phát huy hiệu quả phải mất cả một quá trình. Chí ít nó cũng tác động tới toàn nguồn nhân lực nói chung.
Thứ hai là quy định về mức lƣơng cơ bản. Tuy mức thu nhập của cán bộ nhân viên đều trên mức lƣơng tối thiểu, nhƣng mỗi lần nhà nƣớc tăng lƣơng cơ bản nó cũng sẽ tạo áp lực lên toàn bộ nguồn nhân lực trong – ngoài quốc doanh. Mỗi lần tăng lƣơng cơ bản, tức giá thị trƣờng lao động tăng, làm áp lực lên toàn ngành.
Những bất cập nêu trên đã và đang trở thành những vấn đề không nhỏ làm cho nguồn nhân lực của nƣớc ta nói chung và nguồn nhân lực của Công ty nói riêng trên thực tế chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Giá chung thị trƣờng lao động có xu hƣớng tăng, đòi
hỏi Công ty có những biện pháp thu hút, giữ chân nhân tài, cạnh tranh không những chỉ bằng giá mà còn bằng nhiều biện pháp khác, để nhân viên có thể thỏa mái toàn tâm toàn sức cho công ty
- Thị trƣờng lao động
Thị trƣờng lao động khu vực: Theo phân tích 2011 của công ty chuyên về nguồn nhân lực Hudson cho thấy nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin tại Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông sẽ đạt mức kỷ lục trong 10 năm trở lại đây trong quý đầu năm 2011. Theo đó, ở Singapore có 72% số ngƣời tham gia trả lời rằng sẽ tuyển thêm nhiều nhân viên trong quý này, tăng 68% so với quý 4 năm ngoái.
Ở Hồng Kông, khoảng 77% các chủ doanh nghiệp CNTT nói rằng sẽ thuê thêm nhân viên. Các chuyên gia Hudson cũng nhận định doanh nghiệp sẽ chú trọng tuyển nhân viên vừa có kinh nghiệm kinh doanh vừa có kiến thức chuyên ngành do Hồng Kông đang trên đà phục hồi nền kinh tế nên hầu nhƣ tất cả các lĩnh vực đều có nhu cầu về CNTT.
Ở Trung Quốc, có khoảng 72% số ngƣời trả lời dự báo rằng nhân lực CNTT trong năm 2011 tăng 65%.
Hudson cũng cho biết nhiều vị trí trong ngành CNTT đã “biến mất” kể từ lúc nền kinh tế suy thoái, nhƣng đến hiện giờ các vị trí này sẽ đƣợc “lấp đầy” trở lại. Các lĩnh vực CNTT then chốt thu hút nhiều nhân lực CNTT, đó là các phân khúc nhƣ ứng dụng di động, giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh (Business Intelligence) và điện toán đám mây.
Bản báo cáo cũng chỉ ra mức độ cạnh tranh trong ngành CNTT quý này sẽ “khốc liệt” hơn, đòi hỏi nhân viên CNTT có nhiều kỹ năng mềm ngoài chuyên môn chính là CNTT. Các chủ doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân nhân tài.
Về thị trƣờng lao động thì năng suất lao động lại tăng không kịp với mức tăng lƣơng chung. Theo đánh giá của Công ty Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản giai đoạn 2009-2012 năng suất lao động trong nƣớc chỉ tăng 3,2% trong khi đó mức lƣơng tăng tới 25,9% (ở Nhật Bản cùng giai đoạn này lƣơng tăng 9,8% với mức tăng năng suất lao động 10,1%)
Thứ bậc của Việt Nam trên bảng xếp hạng về năng suất lao động toàn cầu đang dần sụt giảm khi mà chỉ số cạnh tranh toàn cầu của WEF chỉ ra, năm 2009- 2010, Việt Nam xếp thứ 75/133 quốc gia về năng suất lao động, trong khi đó vị trí của Singapore là 3, Malaysia là 24, Thái Lan là 36... Đƣa ra ý kiến về năng suất lao động tại Việt Nam, TS Christian H.M. Ketels, cố vấn đặc biệt (Học Công ty Chiến lƣợc và Cạnh tranh Harvard) từng bày tỏ: “Ở Việt Nam, rất nhiều vốn đã đổ vào sản xuất công nghiệp, cộng với giá nhân công rẻ, nhƣng vì năng suất lao động thấp nên giá trị thặng dƣ không cao. Hệ quả là, đa số nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tập trung ở những ngành có năng suất thấp”.
Bài toán muôn thủa của thị trƣờng lao động trẻ: dƣ thừa ngày cành cao, nhƣng số lƣợng lao động có khả năng vẫn thiếu hụt, nhất là trong lĩnh vực CNTT.
Theo số liệu mới đƣợc Bộ Lao động - Thƣơng binh & Xã hội công bố, đang xảy ra nghịch lý trong thị trƣờng lao động, đó là thanh niên từ 15 đến 24 tuổi, là lứa tuổi đang sung sức nhất, đóng góp nhiều vào thị trƣờng lao động, lại có tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ở mức 5,95% trong quý IV/2013. Điều đáng nói, tỷ lệ thất nghiệp rất cao ở những ngƣời có trình độ chuyên môn. Cụ thể, ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3 lần so với IV/2012 (tƣơng đƣơng 8.300 ngƣời); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 ngƣời); tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần, nghĩa là có thêm 72.000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV/2012.
Đặc biệt, nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên (sinh viên mới ra trƣờng) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%. Điểm đáng chú ý, trong nhóm thất nghiệp, số lao động bị thất nghiệp dài hạn từ một năm trở lên chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 44,2%, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6%.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 đã đặt mục tiêu: Nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp có trình độ phát triển trung bình, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong lao động xã hội. Đây cũng là thách thức to lớn toàn hệ thống giáo dục và dạy nghề trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nƣớc trong giai đoạn mới này. Bởi, theo khuyến cáo của TS. Christian H.M. Ketels: “Việt Nam sẽ bị mắc ở mức phát triển hiện nay nếu không có giải pháp thay đổi nguồn nhân lực”.
Điều đáng chú ý là, trong bối cảnh ấy, nhóm ngành cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin … đang là khối ngành “thiếu” nhân lực trầm trọng. Ví dụ nhƣ Intel đã không tuyển đủ đƣợc những nhân sự đáp ứng đƣợc yêu cầu cho nhà máy của họ ở TP.HCM. Hay FPT Software cần tuyển đến 2000 nhân sự trong năm 2013-2014 nhƣng không hoàn thành (Nguồn dantri.com).
Trên các trang web tuyển dụng nhƣ Vietnamworks, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên tăng dần theo thời gian, với mức lƣơng khá cao, từ 12.000 USD/ năm - 17.000 USD/năm. Ông Tăng Trị Trọng, Giám đốc Kinh doanh toàn quốc của VietnamWorks cũng có chung nhận định: “Nguồn nhân lực cho ngành này không những là mối quan tâm của các đơn vị tuyển dụng trong nƣớc mà còn đƣợc cả các công ty nƣớc ngoài săn đón vì khả năng lập trình của kỹ sƣ Việt Nam khá tốt, làm việc cần cù, chịu khó, học hỏi. Ngoài ra sự phát triển không ngừng của CNTT ở Việt Nam trong thời gian gần đây nhƣ thanh toán điện tử,
thị trƣờng điện thoại di động, dịch vụ internet không dây, dẫn đến việc tăng trƣởng không ngừng về nhu cầu nhân lực trong ngành nghề này”.
Lƣơng cao, nhu cầu lớn nhƣng chỉ dƣới 30% lao động có chuyên môn cao ở lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện của nhà tuyển dụng.Theo dữ liệu của VietnamWorks, quý I năm nay các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin tăng khoảng 24% chỉ tiêu tuyển dụng so với cùng kỳ năm ngoái. Nhƣng cũng chỉ có 16% nhân sự có chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.Theo nguồn từ VietnamWorks cho hay lập trình viên ứng dụng trên di động đang đƣợc săn đón gắt gao nhất. Ngoài ra, còn có một số vị trí thuộc cấp bậc có kinh nghiệm đƣợc tuyển nhiều là lập trình web, chuyên viên điện toán đám mây và chuyên viên quản trị mạng, an ninh mạng. Bà Nguyễn Thị Phƣơng Anh, Trƣởng phòng nhân sự Công ty Evolable Asia, chia sẻ công ty đang tuyển dụng rất nhiều các vị trí lập trình trên di động với kinh nghiệm 2-3 năm trở lên với một số tiêu chí đƣa ra nhƣ: Ứng viên cần nắm vững kiến thức nền tảng về CNTT, có kỹ năng mềm tốt cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ nhất định. Nhất là ngoại ngữ, ứng viên tối thiểu phải đọc hiểu các tài liệu nƣớc ngoài để cập nhật và chủ động trong công việc. Tuy nhiên, theo bà Phƣơng Anh mặc dù yêu cầu tuyển dụng nhƣ vậy, nhƣng do sự thiếu hụt về nhân sự nên công ty chấp nhận ứng viên chỉ cần thỏa tiêu chí về nền tảng kiến thức chuyên môn tốt, sau đó sẽ đƣợc đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng mềm.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trƣờng lao động TP HCM cho biết chỉ khoảng dƣới 30% ứng viên đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp CNTT, gần nhƣ các công ty phải đào tạo lại từ 3-5 tháng. Theo ông Tuấn, để có thể làm việc lâu dài ở doanh nghiệp CNTT, ứng viên cần có tố chất nhƣ kiên trì, nắm bắt nhanh công nghệ, sáng tạo và quan trọng hơn là biết ngoại ngữ tiếng Anh: “Doanh nghiệp cần kết hợp và đặt hàng cho các trƣờng để nguồn lao động chuyên môn cao ổn
định và đạt chất lƣợng, nhằm giảm thiểu tình trạng thừa và thiếu nhƣ hiện nay”.
Qua khảo sát của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trƣờng lao động TP HCM, ngành công nghệ thông tin khát nhân sự giỏi ở mức báo động. Chỉ tính riêng TP HCM cần tới 8.000 ngƣời một năm, tập trung vào các vị trí nhƣ lập trình viên, kỹ sƣ hệ thống mạng, kỹ sƣ phần cứng, kỹ thuật viên - chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng.
Theo khảo sát về lƣơng của Robert Walters, công ty chuyên về tuyển dụng các chuyên gia toàn cầu và cung cấp nguồn lực bên ngoài, mức lƣơng cho vị trí lập trình viên thiết bị di động trên hệ điều hành Android/iOS cao cấp tại TP HCM dao động 23.000 – 26.000 USD (tƣơng đƣơng 490 triệu – 550 triệu đồng) trong năm nay, tăng khoảng 13% so với năm ngoái (theo nguồn vnexpress.net).
Hiện cả nƣớc có trên 270 trƣờng ĐH, CĐ đào tạo ngành CNTT. Trung bình mỗi năm, chỉ riêng các trƣờng trên địa bàn TP.HCM đào tạo từ 18.000 đến 20.000 sinh viên ngành CNTT (trong đó Đại học chiếm 41%, Cao đẳng: 43%, Trung cấp: 26%). Tuy nhiên, theo thống kê của Công ty chiến lƣợc CNTT cho thấy, hiện nay 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề. Đặc biệt là đối với các sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ khoảng 15% sinh viên ra trƣờng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại, cá biệt có những doanh nghiệp phải mất tới 2 năm để đào tạo lại. Đồng thời các doanh nghiệp, công ty phần mềm trong nƣớc cũng đang chật