b. Những hạn chế trong vấn đề sử dụng vốn ODA trong phát triển giao thông vận tải ở Việt Nam.
3.3.3. Nhóm các giải pháp về phía các Ban Quản lý dự án
Theo các quy định hiện hành thì Ban Quản lý dự án đƣợc Bộ chủ quản lập bằng quyết định của cơ quan này, theo đó sẽ quản lý trực tiếp các chƣơng trình, dự án theo sự phân công cụ thể của bộ chủ quản. Nhƣng các Bộ chủ quản nhìn chung mới nặng về khâu đề xuất, chuẩn bị dự án ODA. Giao quá nhiều quyền cho các Ban Quản lý dự án nhƣng lại coi nhẹ công tác kiểm tra, thanh tra, bng lỏng quản lý dẫn đến tình trạng nhiều ban quản lý dự án mắc sai phạm nghiêm trọng nhƣ đối với các dự án của PMU18 (xem hộp 2.2 chƣơng 2)
Để khắc phục tình trạng này, cần phải có một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm và năng lực của Ban Quản
lý dự án. Trong hầu hết các lĩnh vực, yếu tố con ngƣời ln đóng vai trị quan trọng. Thực tế thu hút và sử dụng vốn ODA thời gian qua cho thấy rằng các Ban Quản lý dự án vẫn chƣa phát huy hết vai trị của mình. Trong thời gian tới cần có những biện pháp cần thiết để nâng cao chất lƣợng, cũng nhƣ hiệu quả của Ban Quản lý dự án. Cụ thể:
Tăng thêm quyền chủ động cho các Ban Quản lý dự án trong quá trình triển khai, thực hiện các dự án ODA. Hiện nay, các Ban Quản lý dự án vẫn chƣa có tồn quyền quyết định đối với những thay đổi của dự án mà phải chờ sự phê duyệt, chỉ đạo của cấp trên. Đặc biệt, các dự án xây dựng hạ tầng giao thông thƣờng phát sinh thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thi công.
Việc Ban Quản lý dự án phải chờ sự đồng ý phê duyệt của cấp trên sẽ kéo theo toàn bộ dự án phải dừng lại. Điều này sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Vì vậy, trong thời gian tới, việc tăng quyền chủ động cho các Ban Quản lý dự án là hết sức cần thiết.
Nâng cao chất lƣợng của Ban Quản lý dự án trên cơ sở khuyến khích, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ làm việc tại Ban Quản lý dự án.
Hai là, tập trung quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn
ODA.
Các dự án đầu tƣ xây dựng các cơng trình hạ tầng, giao thơng hay xảy ra những thất thốt lãng phí lớn. Với các dự án ODA, điều này sẽ làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ đối với khả năng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Bộ Giao thông vận tải. Để tăng cƣờng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, chúng ta không thể xem nhẹ cơng tác quản lý và kiểm sốt việc sử dụng vốn ODA của các dự án. Trƣớc mắt, mọi dự án đều phải đƣa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu chọn lựa công ty tƣ vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong cùng một Bộ, ngành chủ quản.
Trong quá trình thực hiện dự án, mọi cơng trình đều phải đƣợc nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên, và mọi sai phạm phải bị chế tài nghiêm minh theo pháp luật.
Các Ban Quản lý dự án cần phải coi trọng cơng tác báo cáo tình hình thực hiện, cũng nhƣ phải tích cực, chủ động hơn trong việc báo cáo và gửi báo cáo theo đúng thời gian quy định. Trong báo cáo, các Ban Quản lý dự án cần tránh tình trạng báo cáo sơ sài, gây khó khăn cho việc tổng hợp số liệu, hoặc báo cáo lại quá nặng nề về số liệu mà ít phần kiến nghị, giải pháp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 địi hỏi một nhu cầu lớn về vốn đầu tƣ trong đó có ODA. Việc tăng cƣờng thu hút và sử dụng vốn ODA đối vối các dự án giao thông vận tải do Bộ chủ quản quản lý mang một ý nghĩa quyết định cho khả năng thực hiện chiến lƣợc và mục tiêu của ngành.
Những biện pháp tăng cƣờng thu hút và sử dụng ODA trong giao thông vận tải đã nêu cho thấy một cái nhìn tổng quát về những việc cần làm để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn quý báu này nhất là trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Lĩnh vực kết cấu hạ tầng, trong đó có giao thơng vận tải đóng một vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Thực tế đã chứng minh tính khách quan vai trị của giao thơng vận tải là mạch máu của nền kinh tế. Giao thông vận tải đi trƣớc tạo tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển, cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian qua, lƣợng vốn ODA của các nhà tài trợ dành cho ngành giao thơng vận tải rất lớn. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải thời gian qua mang đậm dấu ấn của nguồn vốn ODA.
Hệ thống giao thông đƣợc nâng cấp, cải tạo đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, cũng nhƣ góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phƣơng nơi dự án đi qua.
Trong tƣơng lai, ngành giao thông vận tải sẽ cần một lƣợng vốn rất lớn để có thể đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong đó có một nguồn vốn rất quan trọng là nguồn vốn ODA. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giao thông vận tải là vấn đề quan trọng mang tính chiến lƣợc vì đặc thù của nguồn vốn ODA rất phù hợp nên chúng ta phải hết sức tranh thủ nguồn vốn này để tạo nên một sức bật trong kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển. Việc tăng năng lực thu hút nguồn vốn ODA phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử dụng các dự án trƣớc, kể cả tạo lòng tin cho các nhà tài trợ lẫn tính khả thi trong việc trả nợ.
Đề tài “Hỗ trợ phát triển chính thức đối với giao thông vận tải Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu các nội dung: cơ sở lý luận về nguồn vốn ODA, vai trị của ngành giao thơng vận tải đối với sự phát triển kinh tế của nƣớc ta, cũng nhƣ vai trò của nguồn vốn ODA trong quá trình phát triển của
ngành; xem xét và đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong phát triển ngành giao thông vận tải thời gian qua, những kết quả đạt đƣợc và tìm ra những tồn tại, nguyên nhân trong công tác thu hút và sử dụng vốn ODA; định hƣớng và đề ra những giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của ngành giao thông vận tải trong tƣơng lai để phục vụ cho mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của nƣớc ta.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và mong muốn giải quyết một cách triệt để các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, song do năng lực của bản thân có hạn, giao thông vận tải là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nên những kết quả nghiên cứu của luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết nhất định. Chẳng hạn nhƣ tác giả mong muốn thơng qua việc tìm hiểu kinh nghiệm của các nƣớc về thu hút và sử dụng ODA trong ngành giao thơng vận tải nói riêng để từ đó có thể nghiên cứu riêng rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành giao thông vận tải của Việt Nam. Tuy nhiên tác giả khơng tìm đƣợc tài liệu tham khảo.
Tác giả hy vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của ngành giao thông vận tải. Đồng thời, tác giả rất mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các độc giả quan tâm để có thể lĩnh hội và hiểu biết sâu sắc hơn lĩnh vực mà mình nghiên cứu.