Nguyên nhân khiến Việt Nam chưa thể áp dụng hoàn toàn chuẩn mực kế

Một phần của tài liệu Tác động cảu chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình theo chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam đến thông tin trên báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 78 - 80)

mực kế

tốn quốc tế về TSCĐ hữu hình 3.2.1. Pháp lý và chính trị

* Vai trị của nhà nước và hệ thống luật pháp

Việt Nam là quốc gia theo định hướng XHCN do Đảng và nhà nước lãnh đạo. Do đó, nhà nước có vai trị chủ chốt trong việc quản lý và ban hành các quy định pháp luật về kế toán. Bên cạnh đặc điểm quản lý thống nhất của nhà nước, Việt Nam còn là một nước theo hệ thống luật Dân sự nên cơng tác kế tốn mang tính thống nhất và được quy định chi tiết về cách thức, quy trình. Từ những đặc trưng trong pháp lý và chính trị đó mà Việt Nam tồn tại song song các văn bản tác động đến cơng tác kế tốn, bao gồm CMKT và chế độ kế tốn. Điều này có thể dẫn đến sự chồng chéo, không nhất quán trong cách thức tiếp cận và áp dụng các quy định kế tốn.

* Chính sách thuế

Tại Việt Nam, cơng tác kế tốn chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các chính sách thuế. Việc ghi chép kế toán và lập BCTC thường tuân thủ theo các quy định của Luật Thuế, dẫn đến khơng có sự khác biệt mấy giữa lợi nhuận kế tốn và lợi nhuận tính thuế. Nhận thức đó đã ăn sâu và tác động rất lớn vào hành vi của người làm kế toán, mặc dù Bộ Tài chính đã có những ban hành chấp nhận và hướng dẫn xử lý sự khác biệt giữa lợi nhuận tính thuế và kế tốn.

* Tổ chức nghề nghiệp

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) ra đời năm 1994 là một tổ chức chuyên nghiệp tập hợp các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế toán và

kiểm tốn tại Việt Nam. Vai trị của hội là duy trì và phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho các thành viên, đồng thời góp phần tích cực vào hoạt động quản lý kinh tế tài chính của đất nước và hội nhập với các tổ chức nghề nghiệp khác trên thế giới.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, do Bộ Tài chính mới là cơ quan soạn thảo và công bố chuẩn mực kế tốn, nên vai trị của hội chưa thực sự rõ ràng, chất lượng thành viên cũng như trình độ chun mơn cịn cần được nâng cao. Dù vậy, Hội vẫn đang từng bước phát triển, đổi mới phù hợp với thơng lệ quốc tế, góp phần quản lý hiệu quả các hoạt động hành nghề kế toán.

3.2.2. Kinh tế

* Mức độ phát triển kinh tế

Mức độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong nền kinh tế và quyết định các vấn đề kế tốn mà nó đối mặt. Ví dụ, trong một nền kinh tế có cơ cấu dịch chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế dịch vụ thì các vấn đề liên quan đến sản xuất như định giá TSCĐ hay ghi nhận chi phí khấu hao sẽ khơng cịn trọng yếu; trong khi đó việc kế tốn tài sản vơ hình và nguồn lực con người lại được quan tâm nhiều hơn. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, mức độ phát triển kinh tế chưa cao nên các nghiệp vụ kinh tế chưa phức tạp so với các nước phát triển như Anh, Mỹ. Tuy nhiên, với sự phát sinh ngày càng nhiều các giao dịch phức tạp như các nghiệp vụ liên quan đến công cụ tài chính hay sáp nhập, cổ phần hóa thì hệ thống kế tốn buộc phải có sự điều chỉnh, bổ sung để thích ứng.

* Mức độ phát triển thị trường vốn

Thị trường chứng khốn của Việt Nam cịn tương đối trẻ, nguồn tài chính của các DN chủ yếu đến từ các ngân hàng, nhà nước và một bộ phận từ vốn đầu tư nước ngồi. Do đó, sử dụng CMKT Việt Nam trong việc cung cấp thơng tin tài chính cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn chưa được đánh giá cao. Áp dụng CMKT quốc tế lại hướng đến trình bày khoản mục của BCTC theo giá trị hợp lý, tức yêu cầu thị trường hoạt động phải cung cấp được các thơng số tài chính tin cậy

cho kĩ thuật xác định GTHL. Mà hiển nhiên, thị trường vốn và thị trường tài chính của Việt Nam phát triển cịn chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng u cầu của IFRS.

3.2.3. Cơng nghệ

Khi nền kinh tế phát triển, quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên, địi hỏi cơng nghệ phần mềm kế toán phải đáp ứng được các xử lý kế toán phức tạp. Bên cạnh đó, cũng u cầu hệ thống thơng tin của DN phải cập nhập thơng tin nhanh chóng và kịp thời. Tuy nhiên, mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam chưa đủ để hỗ trợ cho quy trình kế tốn nếu áp dụng các nguyên tắc phức tạp của IAS/IFRS. Ngồi ra, để đầu tư cơng nghệ hiện đại thì các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn từ mua phần mềm cho đến đào tạo lại nhân viên kế tốn, mà điều này khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng ngay.

3.2.4. Trình độ giáo dục kế toán

Các CMKT quốc tế khá phức tạp, do đó yêu cầu phải có kiến thức sâu sắc và sự am hiểu về kế tốn để khơng hiểu nhầm và sử dụng sai. Hiện tại, trình độ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ của nhân viên kế tốn nhiều DN cịn chưa đủ đáp ứng để vận dụng ngay IAS/IFRS.

Bên cạnh đó, việc áp dụng CMKT quốc tế yêu cầu thêm các nhà quản lý và nhà đầu tư cần phải được đào tạo và có trình độ thích hợp để có thể đọc và hiểu các thơng tin trên BCTC từ đó đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.

Các cán bộ cơ quan thuế cũng cần nắm rõ về CMKT quốc tế để hiểu biết chênh lệch giữa lợi nhuận tính thuế và lợi nhuận kế tốn khi thực hiện theo IAS/IFRS, tránh gây ra tranh luận cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu Tác động cảu chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình theo chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam đến thông tin trên báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w