Trong những năm gần đây, việc áp dụng các IAS/IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó khi mà nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ theo cơ chế thị trường, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải lập BCTC tuân thủ theo các
IAS/IFRS, từ đó mới có thể phát triển bền vững và cạnh tranh cùng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện nay, đa phần các DN Việt Nam đang lập BCTC theo VAS do Bộ Tài chính ban hành. Tuy VAS được xây dựng dựa trên IAS và được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, nhưng giữa VAS và IAS vẫn tồn tại sự khác biệt. Đặc biệt, theo sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế và dần trở lên lạc hậu so với IFRS vì trong khi IFRS được cập nhật, bổ sung thường xun thì VAS lại khơng thay đổi mấy kể từ khi ra đời.
Sự khác biệt giữa VAS và IFRS ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh doanh và tác động lớn đến thông tin trên BCTC. Sự khác biệt này làm giảm khả năng so sánh BCTC giữa các doanh nghiệp, ngồi ra nó cịn gây trở ngại đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi chỉ vì các nhà đầu tư lo lắng BCTC được lập theo VAS không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin mà họ cần.
Do đó, áp dụng IFRS là một nhu cầu cấp bách đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thấy được tính cấp thiết của việc áp dụng IFRS, Bộ Tài chính đã đặt ra mục tiêu và xây dựng đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam theo ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (2019 - 2021) là giai đoạn chuẩn bị. Đây là giai đoạn mà Việt Nam chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện đề án như: công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các hướng dẫn áp dụng IFRS.. .Giai đoạn 2 (2022 - 2025) là giai đoạn thử nghiệm áp dụng với một số doanh nghiệp. Giai đoạn 3 (từ sau 2025) là giai đoạn bắt buộc áp
dụng IFRS đối với tất cả các công ty lập BCTC hợp nhất, các cơng ty niêm yết,... Như vậy, việc hồn thiện các CMKT Việt Nam theo hướng CMKT quốc tế là xu hướng tất yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng IFRS ở Việt Nam phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong q trình thực hiện.