1.3. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về
1.3.3. Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình
Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình thì phải thỏa mãn đồng thời cả định nghĩa về TSCĐ hữu hình và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
VAS 03 quy định tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình như sau:
“Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.”4
Với IAS 16 thì “ Một khoản mục tài sản, nhà máy và thiết bị được ghi nhận là một tài sản khi và chỉ khi:
(a) có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản này; và (b) nguyên giá của tài sản có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.”5
Kết hợp định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận, cả VAS 03 và IAS 16 đều thống nhất với nhau ở 4 điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản - Nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy
- Có thời gian sử dụng lớn hơn một năm - Có hình thái vật chất cụ thể
Điểm khác biệt cơ bản của VAS 03 và IAS 16 là tiêu chuẩn giá trị ghi nhận tài sản cố định hữu hình.
IAS 16 không quy định mức giá trị tối thiểu để ghi nhận tài sản cố định. Lý giải cho sự khác biệt này là do hoàn cảnh kinh tế các nước khác nhau cũng như đồng tiền tính giá khác nhau nên không dễ để đưa ra một tiêu chuẩn ghi nhận thống nhất. VAS 03 thì lại có tiêu chuẩn giá trị ghi nhận tài sản cố định hữu hình theo quy định hiện hành. Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định, mức giá trị tối thiểu để ghi nhận tài sản cố định là 30 triệu VNĐ.
Tiêu chuẩn giá trị là một đặc điểm giúp phân biệt tài sản cố định và công cụ dụng cụ. Tài sản đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ phải được theo dõi một cách chi tiết và được phân bổ chi phí bằng cách khấu hao qua các kì. Những tài sản không thỏa mãn điều kiện ghi nhận là TSCĐ (chủ yếu do không đáp ứng tiêu chuẩn giá trị) thì sẽ được phân loại làm công cụ, dụng cụ và chi phí của nó được phân bổ vào chi phí
4 Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 6.
sản xuất kinh doanh trong kì. Do đó, việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hữu hình hay là một khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.