1.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của tổ chức khoa học công nghệ
1.3.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa
lập theo cơ chế tự chủ
1.3.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học công nghệ công lập nghệ công lập
1.3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tổ chức khoa học công nghệ công lập * Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp KHCN là tổ chức có chức năng chủ yếu là NCKH, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ KHCN, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức KHCN công lập gồm: các tổ chức NCKH; tổ chức NCKH và phát triển cơng nghệ; tổ chức dịch vụ KHCN, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
* Đặc điểm của đ n vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập
Là một ĐVSN có thu của Nhà nước, tổ chức khoa học công nghệ công lập phải thực hiện đồng thời hai chức năng: thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ và SXKD.
Về thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ:
- Căn cứ vào định hướng ưu tiên phát triển KHCN của Nhà nước, nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
của mình, các tổ chức KHCN tự xác định nhiệm vụ KHCN và biện pháp tổ chức thực hiện.
- Căn cứ vào danh mục các nhiệm vụ KHCN, các Bộ, ngành và địa phương công bố hàng năm, các tổ chức KHCN tự quyết định việc tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ KHCN của Nhà nước và biện pháp tổ chức thực hiện.
- Các tổ chức KHCN tự quyết định biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN do các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu.
- Các tổ chức KHCN được quyền:
+ Ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ KHCN, dịch vụ KHCN với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức KHCN.
+ Trực tiếp quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngồi cơng tác.
+ Quyết định việc đầu tư phát triển từ vốn vay, vốn huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của tổ chức KHCN
Về hoạt động SXKD:
Về hoạt động SXKD, các tổ chức KHCN được thực hiện các quyền sau đây: - Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức KHCN và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Liên doanh, liên kết sản xuất với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà nước
- Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực hoạt động chun mơn của tổ chức KHCN theo quy định của pháp luật.
- Tham gia đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức KHCN.
- Quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
1.3.1.2. C ch tự chủ của tổ chức khoa học công nghệ công lập - Quan niệm về c ch tự chủ
* Thuật ngữ "Cơ chế" theo từ điển Le Petet Larousse của Pháp xuất bản năm 1999 được giải nghĩa là: "Cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau"]. Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn năm 2000 giải nghĩa: "Cơ chế là cách thức mà theo đó một q trình được thực hiện". Như vậy dù tiếp cận khác nhau và giải nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu:
- Cơ chế tĩnh bao giờ cũng là một tập hợp các yếu tố có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau. Một cơ chế đồng bộ khi tất cả các yếu tố đảm bảo sự quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được hoàn thiện.
- Cơ chế động là cách thức vận hành mà theo đó một q trình được thực hiện. Với cách tiếp cận trên, cơ chế có thể được hình thành và vận động một cách tự động và khách quan để một quá trình được thực hiện. Mặt khác, con người có thể nhận thức được tính tất yếu khách quan mà hình thành cơ chế và có cách thức tác động để một quá trình được thực hiện.
Như vậy, "Cơ chế" là cách thức hoạt động của một sự vật, hiện tượng, một hệ thống trong quá trình tồn tại và phát triển.
* Thuật ngữ "Tự chủ" theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2010 giải nghĩa: "Tự chủ là việc tự điều hành, quản lý mọi công việc của cá nhân hoặc tổ chức, không bị cá nhân, tổ chức khác chi phối".
Như vậy, theo hàm ý "Cơ chế" là những quy định của con người cho cá nhân hoặc tổ chức thì phải dựa trên nhận thức được các yếu tố khách quan chi phối thì "cơ chế" là chủ quan trên cơ sở phù hợp với yếu tố khách quan để một q trình được thực hiện có kết quả mong muốn.
Từ các quan niệm trên cơ chế tự chủ được hiểu là: "Cách thức tự điều hành, tự quản lý mọi công việc của một tổ chức không bị tổ chức khác chi phối của một tập hợp yếu tố phụ thuộc vào nhau mà theo đó một q trình thực hiện".
- C ch tự chủ của các đ n vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập
* Với quan niệm "Cơ chế tự chủ của các ĐVSN khoa học công nghệ công lập" được hiểu là:
Thứ nhất, tổ chức KHCN công lập với tư cách là một ĐVSN do Nhà nước thành lập để thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao trong lĩnh vực chuyên mơn, kinh phí hoạt động chủ yếu do Nhà nước cấp, bộ máy quản lý và nhân sự do Nhà nước sắp xếp quy định.
Thứ hai, thực hiện cơ chế tự chủ thì các yếu tố cấu thành bao gồm: nhiệm vụ, tài chính, bộ máy quản lý, nhân sự của tổ chức KHCN phải theo cơ chế tự chủ đảm bảo sự đồng bộ giữa các yếu tố trên để tự điều hành, quản lý mọi công việc của tổ chức KHCN.
Thứ ba, để ĐVSN tự chủ hồn tồn là một q trình bao gồm: tự chủ từng phần, từng giai đoạn, thực chất đó là q trình đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước nhằm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ĐVSN cơng lập. Q trình đã và đang diễn ra từ năm 1995. Đến nay đang là thời điểm đòi hỏi phải thúc đẩy nhanh hơn có tính cấp thiết hơn.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhà nước đặt ra mục tiêu ưu tiên mọi nguồn lực xã hội cho phát triển KHCN và đổi mới cơ chế hoạt động của hệ thống KHCN quốc gia. Theo đó, một số loại hình tổ chức KHCN buộc phải chuyển sang hoạt động theo hình thức tự trang trải kinh phí hoặc doanh nghiệp KHCN.
Chính sách chuyển đổi tổ chức KHCN sang mơ hình doanh nghiệp là kết quả của một quá trình dài cải cách cơ chế hoạt động nói chung và chính sách tài chính nói riêng của các đơn vị khoa học công nghệ công lập với mục tiêu là trao quyền tự chủ thật sự cho cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức công việc, sử dụng lao động, tăng cường huy động và quản lý thống nhất các nguồn thu. Đồng thời, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tạo điều kiện cho các ĐVSN đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động và nâng cao thu nhập của cán bộ, viên chức.
Nhà nước cho phép các tổ chức KHCN được lựa chọn chuyển đổi theo 1 trong 3 loại hình tổ chức:
- Thứ nhất là tổ chức KHCN nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chính sách phục vụ quản lý nhà nước, được ngân sách tiếp tục đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên nhưng sử dụng theo phương thức khoán tương ứng với nhiệm vụ được giao. Loại hình tổ chức này về cơ bản vẫn được nhà nước “bao cấp” như trước đây nhưng với mức độ tự chủ cao hơn.
- Thứ hai là tổ chức KHCN tự trang trải kinh phí hoạt động (gọi tắt là tổ chức chuyển đổi), được hiểu là đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên (quỹ lương và chi hoạt động bộ máy), sau khi chuyển đổi vẫn là một tổ chức KHCN hoạt động theo Luật KHCN, được nhà nước tiếp tục hỗ trợ kinh phí thơng qua nhiệm vụ và đầu tư phát triển, đồng thời nếu có hoạt động SXKD thì được hưởng những quyền lợi khác như doanh nghiệp mới thành lập.
- Thứ ba là doanh nghiệp KHCN, được hiểu là doanh nghiệp đa sở hữu mới khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực KHCN theo Luật Doanh nghiệp, SXKD các sản phẩm mới dựa trên kết quả NCKH, bí quyết cơng nghệ, kết quả ươm tạo công nghệ, được hưởng chính sách ưu đãi cao của nhà nước trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển.