1.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của tổ chức khoa học công nghệ
1.3.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của tổ chức khoa học công
cơ chế tự chủ
1.3.2.1. Khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt: “Hồn thiện” có nghĩa “Tốt và đầy đủ đến mức thấy khơng cần phải làm gì thêm nữa”. Tuy nhiên, trong thực tế khơng có khái niệm “Hồn thiện” mãi mãi mà nó chỉ đúng trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với bộ máy tổ chức quản lý chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngồi ln biến động; nhân tố bên trong trước hết là phải xuất phát từ chức năng hoạt động của tổ chức để thiết kế bộ máy quản lý mà chức năng này cũng chỉ ổn định trong một thời gian nhất định; nhân tố bên ngồi ln biến động mà bộ máy quản lý phải thích nghi. Do đó có thể quan niệm về hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý như sau:
Hoàn thiện bộ máy quản lý là việc rà sốt, bố trí, sắp xếp lại các bộ phận trong bộ máy quản lý sao cho các bộ phận đó trở lên tinh gọn, được phối hợp hoạt động nhịp nhàng, ổn định, không chồng chéo, không trùng lặp nhiệm vụ nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ máy quản lý, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong một giai đoạn nhất định.
1.3.2.2. Mục tiêu và yêu cầu hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của tổ chức khoa học công nghệ công lập theo c ch tự chủ
* Mục tiêu
Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý là xây dựng bộ máy tinh gọn, hợp lý. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, minh bạch, cơ chế hoạt động đồng bộ, thống nhất được xây dựng trên cơ sở có luận cứ khoa học vững chắc, phù hợp với thực tế, đảm bảo cho bộ máy quản lý hoạt động có hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt các chức năng quản lý.
- Bộ máy quản lý tinh gọn có nghĩa là: Số lượng, chất lượng các bộ phận của cơ cấu tổ chức đủ để đảm bảo hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, không thừa, không thiếu.
- Số lượng, chất lượng của từng bộ phận chính là yếu tố cán bộ quản lý phải lựa chọn đúng người, giao đúng việc được định biên về số lượng và đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực.
- Cơ cấu hoạt động và phối hợp phải đồng bộ theo chiều ngang (ngang quyền) giữa các khâu chức năng và thống nhất theo chiều dọc (không ngang quyền) theo các cấp quản lý.
* Yêu cầu
Yêu cầu hoàn thiện bộ máy quản lý phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Bộ máy quản lý gọn, nhẹ đáp ứng được yêu cầu và phạm vi quản lý của tổ chức. - Chun mơn hố các hoạt động của Bộ máy quản lý đặc biệt là những lĩnh vực quan trọng của tổ chức.
- Sự phối hợp hài hoà, đồng bộ ăn khớp trong toàn bộ máy hướng tới mục tiêu đã xác định.
- Sự thống nhất của điều hành và mệnh lệnh của mối quan hệ trực tuyến (theo chiều dọc) của tổ chức.
- Sự tương thích giữa chức năng, nhiệm vụ với trách nhiệm, quyền hạn và sự cân bằng giữa trách nhiệm với thẩm quyền.
- Sự phân chia các bộ phận hợp lý và có khả năng liên kết cao.
- Khả năng linh hoạt, sáng tạo cao thích ứng với các điều kiện thay đổi.
1.3.2.3. Căn cứ để hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của tổ chức khoa học công nghệ công lập theo c ch tự chủ
Để hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của tổ chức KHCN công lập căn cứ vào nội dung của cơ chế tự chủ trong các nghị định của Chính phủ đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung, đơn vị KHCN nói riêng gồm:
- Tự chủ về tài chính - Tự chủ về nhiệm vụ
- Tự chủ về bộ máy tổ chức - Tự chủ về nhân sự
- Tự chủ về quản lý tài sản
Trong đó: tự chủ về bộ máy tổ chức và nhân sự cần: - Căn cứ vào mục tiêu của việc hoàn thiện
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tổ chức trong giai đoạn cần hoàn thiện - Căn cứ vào kết quả đánh giá bộ máy tổ chức quản lý hiện tại để rút ra những mặt hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và tìm giải pháp hồn thiện.
Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã phối hợp cùng các bộ, ngành và các địa phương tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSN có thu. Trên cơ sở đó đã tiếp tục hồn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN cơng lập. So với trước, giai đoạn này được sửa đổi bổ sung thêm một số vấn đề mới như sau:
Đối tượng thực hiện: mở rộng thêm đối tượng là các ĐVSN Loại III - ĐVSN khơng có nguồn thu sự nghiệp hay có nguồn thu thấp, là những đơn vị mà NSNN phải cấp tồn bộ kinh phí đế bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị.
Về kinh phí của ĐVSN được phân thành 2 phần:
Kinh phí giao tự chủ: để bảo đảm hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; Bao gồm kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên (trừ các đơn vị Loại I) và các khoản thu sự nghiệp được đê lại.
Kinh phí khơng giao tự chủ: các nguồn kinh phí do NSNN cấp để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ĐVSN:
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động.
Tự chủ về tổ chức bộ máy: được thành lập mới, sát nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc.
Tự chủ về biên chế: các đơn vị thuộc Loại I được tự quyết định biên chế; các đơn vị thuộc Loại II và Loại III: thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền; các ĐVSN được ký hợp đồng lao động.
Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính:
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên đơn vị được quyết định một số mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (trừ một số khoản chi đơn vị phải tuân theo chế độ quy định). Được quy định mức thu phí, lệ phí trong khung quy định của cấp có thẩm quyền.
Đối với đơn vị thuộc Loại III: được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Các đơn vị phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thông qua hội nghị CBVC, gửi KBNN để kiểm soát chi và gửi cơ quan chủ quản để làm căn cứ kiểm tra, giám sát.
Được huy động vốn của cán bộ viên chức của đơn vị, vay vốn ngân hàng, liên doanh liên kết để mở rộng hoạt động dịch vụ và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp. Đối với những hoạt động dịch vụ, liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy.
Căn cứ tính chất cơng việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc; được quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản theo quy định.
Về thu nhập: cuối kỳ kế toán chênh lệch thu - chi được sử dụng để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức.
Đối với Loại I: được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lau động theo quy chế chi tiêu nội của đơn vị (không khống chế mức tối đa), sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiểu 25% chênh lệch thu - chi.
Đối với Loại II: được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho NLĐ, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiểu 25% chênh lệch thu - chi.
Đối với Loại III: được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của NLĐ tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ.
Việc chỉ trả thu nhập cho từng NLĐ do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu của đơn vị (không khống chế mức tối đa).
Về trích lập các quỹ: sau khi xác định được chênh lệch thu - chi cuối kỳ, được sử dụng để chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ.
Loại I và Loại II: được trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (tối thiểu 25% chênh lệch thu - chi), Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa khơng q 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
Loại III: được chi tăng cường cơ sở vật chất, chi khen thưởng, chi phúc lợi, lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập.