Về tổ chức bộ máy và kết quả hoạt động của đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo cơ chế tự chủ (Trang 84 - 88)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Về tổ chức bộ máy và kết quả hoạt động của đơn vị

Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo mơ hình tổ chức mới từ 2008 đến nay, Viện đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:

(1) Tổ chức bộ máy được kiện toàn, tiềm lực cán bộ và cơ sở vật chất được tăng cường

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện đã được kiện toàn, phát triển đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Chính phủ và Bộ giao đối với một Viện hàn lâm khoa học Thủy lợi, phù hợp với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Với mơ hình tổ chức được tập trung đầu mối, được Bộ phân cấp, Viện đã được quyền chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch, điều chỉnh tổ chức bộ máy, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, tổ chức tuyển dụng, sử dụng và đào tạo cán bộ. Do đó, từ sau khi thành lập đội ngũ cán bộ khoa học của Viện ngày càng lớn mạnh, năng động, kinh

nghiệm, tâm huyết với khoa học, có khả năng tiếp thu, làm chủ và phát triển khoa học công nghệ hiện đại.

Cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thí nghiệm của Viện cũng đã được đầu tư tập trung với quy mơ lớn thay vì đầu tư nhỏ lẻ cho từng đơn vị như trước đây về cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt một số thiết bị hiện đại tương đương khu vực và quốc tế.

(2) Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ đóng góp hiệu quả hơn vào sự nghiệp nơng nghiệp và phát triển nông thôn

Hoạt động KHCN của Viện luôn bám sát chiến lược phát triển của đất nước, của ngành, các chương trình trọng điểm của Bộ và nhu cầu thực tiễn nhằm cung cấp cơ sở khoa học, hồn thiện và phát triển cơng nghệ để giải quyết các vấn đề về thủy lợi, thủy điện, môi trường, cơng nghệ thơng tin và cơ chế chính sách góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung. Trong đó, chú trọng tới khâu quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước; phòng chống lũ lụt, hạn hán, giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ môi trường trong điều kiện cạn kiệt nguồn nước, tranh chấp lợi ích dùng nước giữa các lãnh thổ và biến đổi khí hậu v.v.

Kể từ khi thành lập Viện đến nay, số lượng đề tài nghiên cứ khoa học các cấp và kết quả được ứng dụng vào thực tế đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước. Hiện tại, Viện đã và đang thực hiện tổng số 474 nhiệm vụ các cấp trong đó có 71 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 93 nhiệm vụ cấp bộ, 115 nhiệm vụ cấp cơ sở, 148 nhiệm vụ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, 47 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Đã nghiệm thu kết thúc 359 nhiệm vụ đều đạt loại khá trở lên. Trong đó 40% các đề tài, dự án có kết quả ứng dụng vào sản xuất, đời sống, các đề tài còn lại tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. Mơ hình tổ chức mới đã góp phần làm cho vị thế của Viện ngày một tăng, uy tín của Viện ngày càng cao, được thể hiện qua nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng thực tế và tỷ lệ thắng thầu các đề tài, dự án cấp bộ, cấp Nhà nước mà cán bộ khoa học Viện tham gia rất cao (trên 80%). Một số kết quả nghiên cứu khoa học có đóng góp quan trọng cho ngành và đất nước như: Giám sát, dự báo hạn, xâm nhập mặn phục vụ chỉ đạo sản xuất cho DDBSCL; Dự báo mực nước, thời

gian lấy nước cho các đợt xả nước các hồ chứa lớn phục vụ lấy nước đông - xuân tại đồng bằng Bắc Bộ; Thực hiện nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị sông Hồng, sông Cửu long; Dự báo hạn hán, tính tốn cân bằng nước phục vụ bố trí mùa vụ, cơ cấu cây trồng cho 1 số lưu vực sông; Công nghệ dự báo dòng chảy theo thời gian thực phục vụ quản lý, điều hành hồ chứa; Nghiên cứu các giải pháp lưu trữ nước cho Tây nguyên; Các nghiên cứu tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho các cây trồng chủ lực v.v.

Mơ hình tổ chức mới tạo điều kiện hơn để các đơn vị chủ động trong việc tiếp cận các nguồn lực để hoàn thiện và chuyển giao sâu rộng hơn các sản phẩm khoa học cơng nghệ vào thực tế. Chính vì vậy mà các cơng nghệ thế mạnh của Viện như: cửa van tự động cống vùng triều; công nghệ ngăn sông: đập xà lan, đập trụ đỡ, đập cao su; công nghệ Jet-grouting tạo cọc xi măng đất để xử lý nền; các loại bơm như: bơm hút sâu, bơm HT 3600-5, bơm 4000 m3/h trục ngang, bơm thuỷ luân; thiết bị vớt rác tự động; thiết bị thuỷ điện nhỏ; công nghệ tưới tiết kiệm nước; công nghệ nâng bãi, giảm sóng trồng rừng ngăn mặn bảo vệ đê biển; công nghệ GIS, SCADA trong công tác quản lý thủy lợi, nông nghiệp... đã được triển khai rộng rãi ngoài thực tế, làm lợi cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng.

Những đóng góp về khoa học và cơng nghệ của Viện kể từ khi thành lập đến nay đã được ghi nhận bằng 25 giải thưởng về khoa học công nghệ trong và ngồi nước, trong đó có giải thường Hồ Chí Minh năm 2012, 13 bằng sáng chế, bản quyền tác giả, 25 tiến bộ kỹ thuật.

Hàng năm, số lượng hợp đồng tư vấn, chuyển giao của tồn Viện có xu hướng tăng đều cả về số lượng và giá trị hợp đồng. Những năm gần đây hoạt động tư vấn và chuyển giao cơng nghệ tuy có giảm do chính sách tiết kiệm chi tiêu của Chính phủ, song Viện đã có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp nên vẫn đảm bảo duy trì ổn định hoạt động, tổ chức và đời sống cán bộ với doanh thu trong bình hàng năm đạt 500 tỷ đến 530 tỷ đồng. Trước khi thành lập Viện, con số này cao nhất cũng chỉ từ 200 đến 250 tỷ đồng. Điều đó thể hiện rõ tính năng động của mơ hình tổ chức của Viện hiện nay, đặc biệt là do điều kiện các đơn vị trực thuộc đều có con dấu, tài khoản riêng và đây cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy Viện đang triển khai và đi đúng hướng với tự chủ.

Mơ hình tổ chức mới với mạng lưới tổ chức có ở cả 3 miền giúp Viện huy động tổng hợp được nguồn lực khoa học của các đơn vị trong Viện trên phạm vi toàn quốc đề đủ năng lực thực hiện những nhiệm vụ lớn của ngành, có thể kể đến: các dự án WB7, 8, 9; dự án chỉnh trị đoạn sông Hậu đoạn qua thành phố Long Xuyên; Cụm đề tài khai thác nước ngầm cấp nước sinh hoạt cho các vùng khơ hạn trên phạm vi tồn quốc; Đề tài nghiên cứu tổng thể giải pháp cơng trình đập dâng nước nhằm ứng phó với tình trạng hạ thấm mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du sông Hồng; v.v...

(3) Công tác đào tạo và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh

Với tiềm lực phát triển, hiện tại, Viện đang thực hiện đào tạo tiến sĩ với 5 chuyên ngành chính về lĩnh vực thủy lợi và môi trường; liên kết đào tạo thạc sĩ ngành quản lý công nghệ và tài nguyên với đại học Khoa học Ứng dụng Cologne, CHLB Đức. Kết quả đào tạo của Viện đã góp phần tăng cường nguồn lực KHCN khơng chỉ cho Viện mà cịn cho các Bộ, ngành và địa phương.

Mở rộng và phát triển quan hệ với các mạng lưới quốc tế đã dần gây dựng được thương hiệu cho Viện, tạo đà cho việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước tiên tiến trên thế giới trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ thủy lợi tạo ra những kết quả tích cực. Viện đã có điều kiện tiếp cận kịp thời với khoa học công nghệ thủy lợi hiện đại, đào tạo thêm nguồn cán bộ khoa học có chất lượng cao, nâng cao trình độ tiếng Anh và đặc biệt là tiếp nhận chuyển giao một số công nghệ hiện đại. Viện đang hợp tác với nhiều nước, trong đó có 2 đối tác chiến lược là Cộng hịa Liên bang Đức và Nhật Bản. Cũng thơng qua hợp tác quốc tế Viện đã vận động thành công nguồn vốn ODA (JICA-Nhật Bản) để xây dựng cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của Viện tại Hòa Lạc.

(4) Chủ động hơn về quản lý nguồn lực tài chính

Được phân cấp thẩm định dự toán, ký kết hợp đồng, nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ đặc thù; phê duyệt thuyết minh, dự toán hàng năm các đề tài, dự án cấp Bộ; được tự chủ trong việc mời các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu và cử cán bộ ra nước ngoài học tập trao đổi kinh nghiệm; được ủy

quyền phê duyệt dự tốn, quyết tốn đồn ra, đồn vào, hội nghị, hội thảo… là tạo điều kiện tốt hơn để Viện có thể tập trung nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án lớn; quản lý hiệu quả hơn chất lượng sản phẩm khoa học, kết quả chuyển giao cơng nghệ của các đơn cị trong Viện.

Tóm lại, từ những đánh giá nêu trên, có thể thấy tiềm lực con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, tài chính của Viện ngày càng được nâng lên; số lượng và chất lượng của các đề tài, dự án, hợp đồng kinh tế tăng cùng với tỉ lệ ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu vào thực tế nhiều hơn .... Điều này đã khẳng định mơ hình tổ chức mới được gắn kết với cơ chế tự chủ của Nghị định 115, Nghị định 16, Nghị đinh 54 của Chính phủ đã và đang đẩy mạnh phân cấp, tạo ra cho Viện tính độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hiệu quả của công tác quản lý điều hành, tập trung được sức mạnh tổng hợp đối với các đơn vị trực thuộc và phát huy trí tuệ sáng tạo của các nhà khoa học trong toàn Viện để thực hiện thắng lới các nhiệm vụ chính trị được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo cơ chế tự chủ (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)