Giải pháp về phân cấp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo cơ chế tự chủ (Trang 106 - 107)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý theo cơ chế tự chủ

4.2.4. Giải pháp về phân cấp quản lý

Các đơn vị trực thuộc Bộ nói chung và Viện KHTLVN nói riêng đã được Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp và PTNT phân cấp, uỷ quyền phù hợp với chủ trương đổi mới và giao quyền tự chủ mạnh mẽ cho tổ chức khoa học-cơng nghệ cơng lập, có thể đánh giá như sau:

- Về công tác tổ chức và cán bộ: các tổ chức KHCN được quyền chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch, điều chỉnh tổ chức bộ máy, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, tổ chức tuyển dụng viên chức, điều động, bố trí sử dụng cán bộ…góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học của các đơn vị;

- Về thực hiện nhiệm vụ KHCN: chủ động trong đề xuất nhiệm vụ, tham gia tuyển chọn đề tài, dự án; mở rộng các hoạt động quản lý nhiệm vụ thường xuyên, đặc thù được giao (bao gồm thẩm định phê duyệt thuyết minh, dự toán, nghiệm thu kết quả). Đối với các đề tài cấp Bộ, các tổ chức KHCN được phê duyệt kế hoạch và nghiệm thu khối lượng hàng năm;

- Về tài chính: được phân cấp thẩm định dự toán, ký kết hợp đồng, nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ đặc thù; phê duyệt thuyết minh, dự toán hàng năm các đề tài, dự án cấp Bộ; được tự chủ trong việc mời các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu và cử cán bộ ra nước ngoài học tập trao đổi kinh nghiệm; được uỷ quyền phê duyệt dự toán, quyết tốn đồn ra, đồn vào, hội nghị, hội thảo… Căn cứ vào qui định phân cấp, uỷ quyền của Bộ, Viện đã ban hành các quy chế, qui định, hướng dẫn hoạt động về TCCB, KHCN, Tài chính ... và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2015. Trong đó, có sự phân cấp quản lý phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chủ động triển khai thực hiện, giảm thiểu các khâu quản lý trung gian. Cụ thể như:

- Về Tổ chức, cán bộ: Viện phân cấp, uỷ quyền cho đơn vị trực thuộc về bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ cấp trưởng, cấp phó các đơn vị; chủ động ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; nâng lương cho nghiên cứu viên; nhận xét đánh giá cán bộ.

- Về KHCN: Đối với các nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia hoặc cấp Tỉnh do các đơn vị trực thuộc Viện chủ trì thực hiện, Viện phân cấp cho các đơn vị chủ động tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, tổ chức nghiệm thu cơ sở và báo cáo Viện. Đối với các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ phân cấp cho các đơn vị tổ chức thẩm định đề cương dự toán hàng năm, thành lập các tổ chuyên gia đánh giá chất lượng sản phẩm, quản lý kinh phí, đơn đốc kiểm tra cơng tác triển khai thực hiện nhiệm vụ. Viện là đầu mối hỗ trợ các đơn vị trong xây dựng kế hoạch KHCN, tiếp cận, tham gia tuyển chọn các nhiệm vụ KHCN các cấp, điều phối các cụm nhiệm vụ trọng điểm có sự tham gia của nhiều đơn vị, hỗ trợ thông tin, tuyên truyền, đăng ký bản quyền tác giả, tiến bộ kỹ thuật, công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế.

Việc phân cấp, uỷ quyền cho các đơn vị trực thuộc có những thuận lợi như: Tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ; Giảm tải khối lượng công việc quản lý cho các Ban tham mưu; Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho các bộ phận chức năng của đơn vị trực thuộc.

Bên cạnh những thuận lợi, vẫn cịn nhưng tồn tại, khó khăn như:

- Trình độ, năng lực quản lý điều hành ở một số đơn vị vẫn còn hạn chế;

- Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ của một số đơn vị trực thuộc còn chưa phân định rõ ràng, cán bộ làm cơng tác nghiệp vụ cịn hạn chế, nhất là cơng tác tham mưu cho ban lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo cơ chế tự chủ (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)