CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Viện Khoa học
3.2.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách
hạn của các bộ phận trong bộ máy quản lý
3.2.3.1. Những k t quả đạt được
a) Nghiên cứu khoa học
Trong giai đoạn 2015-2017, Viện đã và đang thực hiện 38 nhiệm vụ cấp Quốc gia, 44 nhiệm vụ cấp Bộ, 41 nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức và
42 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Trong đó tỷ lệ đề tài, dự án có kết quả ứng dụng vào sản xuất, đời sống chiếm hơn 30%. Những kết quả nổi bật về nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ của Viện trong thời gian qua có thể tóm lược những nét chính dưới đây:
* Lĩnh vực tài nguyên nước và bảo vệ mơi trường:
Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng hiện nay, vấn đề hạn hán, cạn kiệt nguồn nước, xâm nhập mặn, suy thối, ơ nhiễm môi trường đang là thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, nắm bắt trước những vấn đề lớn của thế giới và Việt Nam, trong thời gian qua Viện đã chủ động trong việc đề xuất và tổ chức nghiên cứu, tính tốn đánh giá, dự báo và đề xuất các giải pháp khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước và mơi trường, đó là:
- Tính tốn chính xác trữ lượng nước, khả năng khai thác, cân bằng nước cho các lưu vực, các tiểu lưu vực làm cơ sở cho công tác quy hoạch, phát triển các ngành kinh tế có sử dụng nguồn nước;
- Tính tốn dự báo biến động nguồn nước sơng Mê Cơng ứng với các kịch bản sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn, có xem xét tới các kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Kết quả dự báo của Viện đã cung cấp thông tin về diện tích, thời gian kéo dài lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sự thiếu hụt phù sa trên đồng ruộng, diễn biến sạt lở, bồi lắng v.v.. cho Ban Kinh tế Trung ương và các địa phương để chuẩn bị các phương án ứng phó và xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;
- Kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm đề tài nước ngầm đã xây dựng được các bản đồ phân bố và định hướng khai thác các dạng nước dưới đất, đề xuất được các giải pháp công nghệ xử lý và cấp nước sạch thích ứng với điều kiện vùng núi cao, vùng khan hiếm nước: vùng karst Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Ninh Thuận- Bình Thuận; Tây Nguyên; Nam Bộ, hiện đang thiết kế kỹ thuật và triển khai xây dựng các mơ hình;
- Đề xuất các giải pháp khoa học, cơng nghệ nhằm thích ứng với BĐKH, bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, đó là:
+ Cơng nghệ đập ngầm trữ nước trên các sông suối miền núi cấp nước sinh hoạt với suất đầu tư thấp là một giải pháp hữu hiệu, tiên tiến, hợp vệ sinh cho vùng
cao, đã được Viện áp dụng tại các vùng đất thiếu nước ở Lai Châu. Viện đang tiếp tục nghiên cứu hồn thiện cơng nghệ này để nhân rộng trên phạm vi cả nước;
+ Kết quả nghiên cứu tổng thể giải pháp cơng trình đập dâng nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du Sông Hồng đã đánh giá được hiện trạng và nhu cầu nước trong vùng nghiên cứu, đề xuất phương án xây dựng cơng trình đảm bảo hiệu quả phát triển kinh tế xã hội và môi trường;
+ Công nghệ xử lý nước thải, rác thải cho nông thôn, cho các làng nghề đã được áp dụng có hiệu quả tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.
+ Cơng nghệ lọc nước biển thành nước ngọt dùng năng lượng mặt trời phục vụ quân và dân trên các đảo nhỏ, xa bờ.
+ Công nghệ dự báo lũ, hạn hán, xâm nhập mặn ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã được Viện nghiên cứu và triển khai ứng dụng cho nhiều vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, ĐBSH, v,v…
* Lĩnh vực chỉnh trị sơng, bảo vệ bờ biển, phịng chống và giảm nhẹ thiên tai: Đây là một lĩnh vực được Viện quan tâm đặc biệt. Phịng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực sông biển trực thuộc Viện với các trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là sau khi được đầu tư nâng cấp đã giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc của nhiều địa phương bằng việc cung cấp cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp chỉnh trị bảo vệ bờ sơng, bờ biển nhiều khu vực trọng điểm. Có thể điểm ra một số kết quả nghiên cứu điển hình về lĩnh vực này:
- Ứng dụng mơ hình vật lý, mơ hình tốn vào nghiên cứu quy luật diễn biến lịng dẫn, dự báo xói lở, bồi lắng bờ sơng, bờ biển và đề xuất các giải pháp chỉnh trị cho các khu vực trọng điểm trên sơng Tiền, sơng Hậu, sơng Đồng Nai-Sài Gịn, các vùng cửa song ven biển Hải Hậu - Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình, Cửa Thuận An, cửa Định An v.v góp phần bảo vệ các cơng trình phục vụ dân sinh, kinh tế, quốc phòng;
- Kết quả nghiên cứu rà soát đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang của Viện đã đề xuất được tuyến đê hợp lý và giải pháp nâng cấp hệ thống đê biển đáp ứng nhu cầu phát triển mới - biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Cơng nghệ trồng cây chắn sóng được Viện đặc biệt quan tâm nghiên cứu với mục đích tạo thành vành đai xanh bảo vệ an tồn tuyến đê biển. Kết quả nghiên cứu các loại cây chắn sóng ven biển đã được ứng dụng vào khơi phục và trồng mới hàng ngàn ha rừng ngập mặn bảo vệ cho các đoạn đê biển Hậu Lộc - Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng và hiện đang trồng cho bãi biển Cà Mau.
- Nhóm vấn đề nghiên cứu sơng Hồng tiếp cận tổng hợp từ nghiên cứu phục vụ quy hoạch chỉnh trị sông, đề xuất kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra lũ lớn và lũ cực lớn, đánh giá xu thế diễn biến, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sơng Hồng - Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó.
- Nhóm vấn đề nghiên cứu sơng Cửu Long tiếp cận tổng thể, tồn diện từ đánh giá tác động của việc khai thác ở thượng nguồn, điều kiện khí hậu cực đoan ở ĐBSCL đến vấn đề tài nguyên nước ở ĐBSCL, diễn biến xói lở, hạ thấp lịng dẫn sơng Cửu Long, đề xuất các giải pháp chuyển đổi sản xuất, xây dựng các cơng trình kiểm sốt cửa sơng, trữ nước trong hệ thống thủy lợi để chủ động nguồn nước trong mùa khô hạn.
- Cụm đề tài "Nghiên cứu giải pháp phòng chống sạt lở bờ biển đồng bằng sông Cửu Long" được triển khai thực hiện từ tháng 3/2017 đến nay đã xác định được các vấn đề khoa học công nghệ cốt lõi cần giải quyết nhằm xử lý vấn đề sạt lở bờ biển khu vực đồng bằn sông Cửu Long, sơ bộ xác định các giải pháp cơng nghệ phù hợp và các vị trí xây dựng cơng trình thử nghiệm cho từng vùng cụ thể đồng thời kết hợp với chính sách khai thác bảo vệ giải ven biển bền vững đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.
* Thủy nơng cải tạo đất và cấp thốt nước; Quản lý khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi, thủy điện:
Để chủ động cấp thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện BĐKH, cạn kiệt nguồn nước, Viện tập trung vào các vấn đề sau:
- Công nghệ tưới tiết kiệm nước cho những vùng thường xuyên khô hạn Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ (cho thanh long, nho, chà là); tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa
ở Đắc Lắc (cho cây cà phê của tập đồn Trung Ngun), tưới cho mía ở Quảng Ngãi, Bình Dương, tưới hoa và cà chua ở Sơn La, tưới cho cây dược liệu (ngưu tất, đương quy, diệp hạ châu, hồng hoa, nghệ) ở Phú Thọ;
- Nghiên cứu chế độ tưới tiết kiệm nước phục vụ hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) áp dụng tại hệ thống thuỷ lợi Cầu Sơn-Cấm Sơn (2010) cho thấy tiết kiệm 20% lượng nước tưới, tăng năng suất 5 - 11%, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trên ruộng lúa;
- Tích hợp cơng nghệ đập cao su với bơm thuỷ luân để trữ nước, cấp nước tưới cho vùng Trung du và miền Núi. Năm 2012 đã xây dựng thành cơng cơng trình thử nghiệm Cốc Khốc, Thị trấn Hùng Quốc - Trà Lĩnh - Cao Bằng, hiện nay cơng trình đang phát huy tác dụng rất tốt được địa phương và Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá cao, có ý nghĩa xã hội rất lớn đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của Tổ quốc;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi như: Xây dựng quy trình xả đẩy mặn tiết kiệm nước ngọt cho hồ Dầu Tiếng, ước tính mỗi năm tiết kiệm 9,22 tỷ đồng;
- Nghiên cứu, đề xuất hệ số cấp, thoát nước cho một số mơ hình ni trồng thủy sản, đề xuất hệ thống tiêu chí để đánh giá mức độ ô nhiễm và suy thối mơi trường, công nghệ xử lý chất thải phù hợp cho các trang trại nuôi tôm nước lợ. Đề xuất phương án quy hoạch, mơ hình cung cấp nước ngọt ứng dụng cho các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển giàu tiềm năng ở ĐBSCL (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang…).
* Cơng nghệ xây dựng và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện:
- Viện liên tục hồn thiện cơng nghệ đập trụ đỡ, đập xà lan di động, đập cao su, đề xuất ứng dụng để xây dựng các cơng trình ngăn mặn, giữ ngọt, chống úng ngập cho các thành phố lớn đã mang lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế, kỹ thuật, làm lợi cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Đập trụ đỡ xây dựng trên sông Hương - Huế, Hà Tĩnh, đập cao su xây dựng trên tràn Nam Thạch Hãn, trên thác Preen Đà Lạt, hàng trăm đập xà lan xây dựng ở ĐBSCL, v.v đã góp phần phát triển bền vững nhiều vùng kinh tế lớn của đất nước. Công nghệ đập trụ đỡ có khả năng ứng dụng
để ngăn sơng lớn khơng cần nhiều diện tích mặt bằng thi công đang là giải pháp tối ưu lựa chọn xây dựng hệ thống chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Hải Phịng.
- Nghiên cứu xác định thành phần cấp phối, công nghệ thiết kế, thi công đập bê tông đầm lăn. Kết quả nghiên cứu của Viện đã được ứng dụng cho nhiều cơng trình thực tế như: cơng trình Định Bình, Sơng Cơn, Nước Trong v.v.. góp phần đảm bảo an tồn, hạ giá thành cho các cơng trình;
- Công nghệ Jet-grouting đã được ứng dụng khá rộng rãi để xử lý nền móng và chống thấm cho nhiều cơng trình như: cống Trà Linh, đê Đầm Nại, đê quây thuỷ điện Sơn La, đập đất hồ Nà Zanh - Cao Bằng, đập Hao Hao - Thanh Hoá, đặc biệt đã xử lý chống thấm thành cơng cho cơng trình cống Tắc Giang - Hà Nam trong điều kiện dòng thấm mạnh, địa chất phức tạp;
- Công nghệ túi địa kỹ thuật, công nghệ Neoweb để xây dựng đường giao thơng nơng thơn với kinh phí xây dựng thấp đã được ứng dụng thành cơng tại Ứng Hồ - Hà Nội, Phú Thọ mở ra triển vọng ứng dụng rất lớn phục vụ chương trình nơng thơn mới.
- Đề tài nghiên cứu đề xuất loại dạng cầu giao thông nông thôn đơn giản, xuất đầu tư thấp, đảm bảo nhu cầu đi lại, không cản trở giao thơng thủy cho vùng ĐBSCL đang có triển vọng tốt;
- Các công nghệ phát hiện và xử lý ẩn họa, xử lý mối cho đê, đập đã góp phần khơng nhỏ vào việc đảm bảo an tồn cho hàng nghìn tuyến đê, đập trong phạm vi cả nước;
- Mơ hình vật lý là thế mạnh của Viện. Từ kết quả nghiên cứu bằng thí mơ hình vật lý, các nhà khoa học của Viện đã chỉ ra nhiều bất cập và kiến nghị sửa đổi nhiều bộ phận cơng trình trong các đồ án thiết kế hoặc đang thi cơng, góp phần đảm bảo an tồn, nâng cao tuổi thọ và giảm đáng kể vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, trong đó phải kể tới: tràn EA Rơk, tràn Đá Hàn, thủy điện hạ Sesan 2 - Cămpuchia, Bản Chát -Lai Châu, hồ chứa nước Tả Trạch, Ngàn Trươi, Bản Mồng…
- Nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị vớt rác tự động cho các hệ thống bơm lớn với giá thành đầu tư chỉ bằng 40 - 50% so với thiết bị cùng loại nhập ngoại, đã được lắp đặt tại 10 trạm bơm lớn ở Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Phú Thọ;
- Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo và thi công các loại bơm hút sâu, bơm trượt trên ray ứng dụng cho vùng miền núi, trung du, những nơi thường xuyên thiếu nước, với cột nước cần bơm rất cao và thay đổi lớn trong năm. Loại bơm này đã được ứng dụng hiệu quản tại nhiều nơi như: Đồng Bẩm, Kim Bơi, Lạc Thủy - Hồ Bình, Đồng Hỷ -Thái Nguyên, Na Rì - Bắc Cạn, Phú Luơng - Thái Nguyên Gia Lâm - Hà Nội, Tân Kỳ- Nghệ An, Phong Điền- Thừa Thiên Huế v.v;
- Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo các loại bơm công suất lớn, cột nước thấp phục vụ chống ngập úng như bơm HT 145, lưu lượng 36000m3/h, bơm capsule, các loại bơm xiên, bơm trục ngang 4000m3/h phục vụ nâng cấp, cải tạo trên 700 trạm bơm đã được xây dựng 50 - 60 năm trước trên hệ thống thuỷ nông Đồng bằng Bắc bộ, v,v...
- Thực hiện thành công dự án bơm thuỷ luân ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Lạng Sơn, Hồ Bình, Thái Ngun;
- Làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị phát điện nhỏ và vừa (thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học);
* Lĩnh vực kinh tế, chính sách thuỷ lợi:
- Trong lĩnh vực này các vấn đề nghiên cứu do Viện thực hiện đều hết sức cấp bách làm cơ sở khoa học cho xây dựng các chính sách đổi mới quản lý ngành đã thực hiện từ lâu, suyên suốt trong những năm qua. Ví dụ, Nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ chế đấu thầu quản lý các hệ thống thủy lợi; Đổi mới cơ chế quản lý thủy nông trong cơ chế thị trường; Nghiên cứu chính sách và giải pháp chuyển giao cơng tác quản lý các cơng trình thủy lợi cho cộng đồng người sử dụng nước; Nghiên cứu hài hòa tiêu chuẩn phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế... Các đề tài đó có kinh phí rất nhỏ nhưng sản phẩm của nó đã được sử dụng trong nhiều hội thảo khoa học cấp Bộ, và đã đặt nền móng cho việc xây dựng các chính sách cụ thể trong những năm gần đây (tái cơ cấu ngành thủy lợi, nâng cao hiệu quả khai thác CTTL hiện có....), và đến nay vẫn đang còn nguyên giá trị để thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý ngành. Các đề tài đang
thực hiện như: Nghiên cứu định giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi đề xuất chính sách phù hợp với các đối tượng sử dụng, giúp ích rất lớn cho Bộ và Tổng cục tham gia xây dựng các nghị đinh, thơng tư triển khai luật giá, phí và lệ phí đối với thủy lợi; Khảo sát, đánh giá cơng tác bảo trì, bảo đảm an tồn hồ chứa thuỷ lợi lớn và một số hệ thống thuỷ lợi liên tỉnh để giúp Tổng cục thủy lợi đề xuất kết hoạch vốn cho Bảo trì, chống xuống cấp CTTL theo quy định của Luật xây dựng...
Tham mưu giúp Bộ Nông nghiệp tham gia với các Bộ ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính trong xây dựng các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Nghị định về lựa chọn nhà thầu, Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Nghị