nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp
Nguồn lực là hữu hạn, trong khi đó nhu cầu thường rất lớn. Do đó, việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN trong lĩnh vực HCSN đạt được hiệu quả cao nhất khi biết phát huy, tận dụng tối đa những nhân tố ảnh hưởng tích cực và hạn chế đến mức độ tối thiểu các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực. Một số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu như sau:
1.2.4.1. Quan điểm và hệ thống giải pháp chiến lược của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực HCSN
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân. Việc thực thi các giải pháp chiến lược của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực HCSN có tác động quan trọng đến quản lý kinh phí NSNN trong lĩnh vực HCSN, những giải pháp này sẽ cho phép sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả.
1.2.4.2. Quan điểm về dịch vụ công
Xét trên giác độ kinh tế học, dịch vụ công là các hoạt động cung ứng cho xã hội những hàng hố cơng cộng, đây là những hàng hoá và dịch vụ được Nhà nước cung cấp vì lợi ích của tất cả hay đa số nhân dân. Trước đây, người ta ít chú ý đến khía cạnh phục vụ của bộ máy Nhà nước mà thường nhấn mạnh tính quyền lực của Nhà nước trong việc ban hành những mệnh lệnh nhằm duy trì xã hội theo mong muốn của những người cầm quyền. Hiện nay, vai trò của Nhà nước có sự chuyển hướng dần sang phục vụ nhân dân là chính, nhân dân trở thành khách hàng của bộ máy hành chính Nhà nước. Do đó, có những khoản chi của lĩnh vực HCSN nhằm tạo ra phúc lợi xã hội phục vụ nhân dân.
1.2.4.3. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước ta hiện nay là một lực lượng khá đông đảo, đang tích cực đóng góp sức mình vào hoạt động của các cơ quan HCSN. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử của đất nước, đội ngũ cán bộ, cơng chức được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, năng lực và trình độ chun mơn nghiệp vụ khơng đồng đều. Hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ trong các cơ quan Nhà nước không chỉ phổ biến ở thời kỳ nền kinh tế bao cấp mà ngay cả trong cơ chế thị trường hiện nay, chúng ta còn thiếu những cán bộ
giỏi và chuyên gia đầu ngành. Còn nhiều cán bộ, cơng chức hình thành và phát triển từ cơ chế cũ, vì vậy, những thói quen trong cơ chế cũ đã hằn sâu trong tiềm thức không chỉ cán bộ, cơng chức nói chung mà cả trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Tâm lý xin phép và hành động theo mệnh lệnh của cán bộ công chức đã làm cho nhiều cấp hành chính bị động, lúng túng trước những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, làm hạn chế sự năng động sáng tạo của cán bộ công chức, một điều hết sức cần thiết trong cơ chế thị trường. Nếu khơng sớm khắc phục tình trạng này thì hiệu quả quản lý kinh phí NSNN trong lĩnh vực HCSN khó có thể đạt hiệu quả cao.
1.2.4.4. Chính sách tiền lương cán bộ cơng chức
Chính sách này khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người hưởng lương mà còn ảnh hưởng đến sản xuất, quan hệ tích luỹ với tiêu dùng, quan hệ giữa các tầng lớp lao động, giữa các ngành nghề, các khu vực khác nhau, đến năng suất và hiệu quả lao động của các bộ cơng chức. Chính sách tiền lương cũng liên quan trực tiếp đến việc tuyển dụng và sử dụng cán bộ cơng chức có chất lượng cao. Nếu chính sách tiền lương khơng tạo thành động lực của cán bộ công chức thì hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCSN sẽ thấp và khó có thể đáp ứng được yêu cầu và những thách thức trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
1.2.4.5. Tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước và việc phân định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước
Tuy đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tinh giản, gọn nhẹ song bộ máy này vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất. Chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của bộ máy hành chính chưa được xác định thật rõ và phù hợp, sự phân công giữa các ngành, các cấp chưa thật rành mạch. Thực chất,
cải cách hành chính Nhà nước là thay đổi phương thức hoạt động quản lý Nhà nước nhằm thích ứng với mơi trường và đem lại hiệu quả cao hơn, tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của một số cán bộ công chức. Sự tác động của cải cách hành chính đến đội ngũ cán bộ cơng chức khá tồn diện: từ nhận thức, tư duy đến hành động; từ quy trình, phương pháp đến kết quả cuối cùng; từ lợi ích cá nhân, lợi ích cơng đến lợi ích chung, lợi ích xã hội... Cải cách hành chính sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan HCSN, những tác động tích cực của cơng cuộc cải cách hành chính sẽ ảnh hưởng đáng kể đối với hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí NSNN của lĩnh vực HCSN.