- Đơn vị dự toán cấp I là Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ quản trị), đây là
b. Hình thức kiểm tra đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị cấp trên, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên
3.3.1. Các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước
3.3.1.1. Đổi mới, điều chỉnh cơ cấu chi kinh phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp
Thực hiện đổi mới, điều chỉnh cơ cấu chi kinh phí NSNN trong lĩnh vực HCSN để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước dành cho mỗi cơ quan HCSN.
Nguyên tắc cơ bản như sau: Nhà nước từng bước trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các cơ quan hành chính trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ, cơng chức có thể yên tâm
cống hiến, toàn tâm, toàn ý với nhiệm vụ được giao. Đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập: phải giảm dần kinh phí NSNN; đồng thời thơng qua cơ chế, chính sách để tạo điều kiện, khuyến khích những nhân tố tích cực của thị trường trong tạo lập nguồn lực tài chính và điều chỉnh, giảm thiểu những khiếm khuyết của thị trường trong các lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục... trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành này theo định hướng của Nhà nước.
Qua phân tích các hạn chế về quan hệ, tính đồng bộ giữa dự tốn chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển tại chương 2, để hạn chế và khắc phục được điều này, trong phân bổ kinh phí NSNN cho lĩnh vực HCSN, Nhà nước cần thực hiện điều chỉnh cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo một số biện pháp:
- Việc bố trí dự tốn kinh phí NSNN cho đầu tư phát triển và cho chi thường xuyên của các cơ quan HCSN nên thay đổi theo hướng tập trung vào một quy trình xây dựng dự toán NSNN thống nhất đối với các cơ quan HCSN. Nhà nước nên cân đối, bố trí tổng dự tốn kinh phí NSNN hàng năm cho mỗi cơ quan HCSN, bao gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trên cơ sở đó mỗi cơ quan HCSN sẽ được chủ động phân phối, xác định cơ cấu chi giữa dự toán chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên phù hợp với điều kiện, nhiệm vụ của mỗi đơn vị.
- Cùng với việc tập trung vào một quy trình xây dựng dự tốn nêu trên, nên thay đổi nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong cơng tác xây dựng dự tốn kinh phí cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong lĩnh vực HCSN theo hướng tập trung vào một đầu mối là Cơ quan Tài chính, qua đó sẽ đơn giản về thủ tục, tiết kiệm về thời gian xây dựng dự tốn kinh phí NSNN; đồng thời việc bố trí, tính tốn và xác định ảnh hưởng của kinh phí
NSNN trong lĩnh vực HCSN cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên sẽ có hiệu quả cao hơn.
- Trong quá trình cân đối, phân bổ kinh phí NSNN chi thường xuyên cho mỗi cơ quan HCSN cần lưu ý tới việc đưa các trang thiết bị, cơng trình xây dựng đi vào hoạt động. Q trình tính tốn, phân bổ dự tốn kinh phí NSNN cho mỗi cơ quan HCSN, bên cạnh việc xác định nhu cầu kinh phí cho chi thường xuyên như: thanh tốn cá nhân, nhiệm vụ chun mơn... theo chế độ quy định cần tính tốn đầy đủ các nhân tố làm tăng nhu cầu chi thường xun như: các trang thiết bị, cơng trình xây dựng hồn thành sẽ đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch.
3.3.1.2. Đổi mới phương pháp xây dựng định mức phân bổ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực hành chính - sự nghiệp
Mỗi tiêu thức phân bổ kinh phí NSNN đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, vì vậy việc lựa chọn tiêu thức phân bổ là rất quan trọng để phát huy các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm, đảm bảo tiết kiệm kinh phí và giúp cho các cơ quan hồn thành nhiệm vụ chun mơn. Định mức phân bổ NSNN trong lĩnh vực hành chính phải đáp ứng được một số yêu cầu sau:
- Phải phù hợp với khả năng của NSNN, việc phân bổ, sử dụng định mức không được vượt quá khả năng NSNN dành cho ngành, lĩnh vực.
- Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của NSNN dành cho lĩnh vực HCSN; từ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan hành chính, định mức phân bổ NSNN đối với từng lĩnh vực hành chính, từng loại hình cơ quan hành chính cũng cần có sự khác nhau để đảm bảo phù hợp với quy mô, nhiệm vụ quản lý Nhà nước, đảm bảo mỗi cơ quan hành chính đều có mức kinh phí NSNN tối thiểu, cần thiết trong thực hiện nhiệm vụ chuyên mơn.
Do đó định mức phân bổ NSNN đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, ngồi căn cứ theo biên chế cần phải có thêm các căn cứ khác như: chức
năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao, quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi cơ quan; hệ thống các công sở, trang thiết bị được trang bị...
3.3.1.3. Đổi mới quy trình lập, phân bổ, quyết tốn kinh phí ngân sách nhà nước đối với các cơ quan hành chính - sự nghiệp
+ Việc lập dự tốn kinh phí ngân sách nhà nƣớc
Như đã phân tích tại chương 2, công tác lập dự tốn kinh phí NSNN của các cơ quan HCSN nói chung chưa được coi trọng đúng mức, chất lượng dự tốn chưa cao, có nhiều nguyên nhân làm hạn chế chất lượng dự tốn, trong đó một nguyên nhân cơ bản là thời gian lập dự tốn của các đơn vị cịn hạn hẹp, đặc biệt là đối với các Bộ, ngành có cơ cấu tổ chức và các cấp dự toán từ Trung ương đến cấp huyện như Bộ Tài chính.
Để giải quyết hạn chế này, qua kinh nghiệm của một số nước và thực tế cơng tác lập dự tốn của các cơ quan HCSN hiện nay, nên sửa đổi quy định về lập dự tốn kinh phí NSNN theo hướng kéo dài thời gian lập dự toán của các của các cơ quan HCSN: Cơ quan Tài chính hướng dẫn lập dự tốn, thơng báo số kiểm tra dự toán cho các Bộ, ngành ngay từ đầu năm trước; trong 6 tháng đầu năm trước là thời gian để các đơn vị lập dự toán và các Bộ, ngành với vai trị là đơn vị dự tốn cấp I thực hiện cơng tác thẩm định, tổng hợp dự tốn năm sau của toàn bộ các cơ quan HCSN trực thuộc; đến đầu tháng 7 năm trước các các Bộ, ngành sẽ gửi dự toán của Bộ, ngành cho Cơ quan Tài chính theo quy định.
Để nâng cao chất lượng, đảm bảo tính khả thi của dự tốn, các cơ quan HCSN lập dự tốn kinh phí phải gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch từ 3 - 5 năm về sử dụng kinh phí đã được phê duyệt và coi đây là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình lập dự toán và hồ sơ dự toán của các cơ quan HCSN. Khi đó đơn vị dự tốn cấp trên, Cơ quan Tài chính thẩm định, bố trí dự tốn kinh phí
hàng năm cho các cơ quan HCSN trên cơ sở Kế hoạch sử dụng kinh phí được phê duyệt.
+ Việc phân bổ và giao dự tốn kinh phí ngân sách nhà nƣớc
Đối với các cơ quan HCSN có nhiều cấp, bao gồm từ cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Nếu thực hiện phân bổ và giao dự toán theo tuần tự qua các cấp trung gian sẽ dẫn tới các hạn chế như đã phân tích tại chương 2.
Do đó khơng nên quy định trong một số trường hợp đơn vị dự toán cấp I phân bổ, giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp II và uỷ quyền cho đơn vị này tiếp tục phân bổ, giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN. Nên quy định bắt buộc đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự tốn kinh phí NSNN cho các đơn vị dự tốn cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí thuộc phạm vi quản lý.
+ Việc quyết tốn kinh phí ngân sách nhà nƣớc
Thực hiện theo chế độ quy định hiện hành là đơn vị dự toán cấp trên phê duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới, cơ quan Tài chính thẩm định quyết toán của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN sẽ dẫn tới các hạn chế như đã phân tích tại chương 2. Để khắc phục hạn chế các hạn chế này, cần thay đổi quy định về xét duyệt, thẩm định quyết tốn kinh phí NSNN của các cơ quan HCSN hiện nay theo hướng: các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN phải chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại đơn vị, quy định này hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành về trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị đối với các nội dung, nhiệm vụ của đơn vị và phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, nâng cao tính tự chủ và tăng cường chế độ trách nhiệm với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Trong quá trình tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm, các đơn vị dự toán cấp trên và Cơ quan Tài chính chỉ thực hiện đối chiếu dự tốn, tổng hợp quyết tốn kinh phí NSNN của các cơ quan HCSN thuộc phạm vi quản lý.
Cần bổ sung nội dung báo cáo quyết toán hàng năm của các cơ quan HCSN: ngồi việc phản ánh kết quả sử dụng kinh phí NSNN trong năm, phải có Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kết quả thực hiện các kế hoạch, đề án được phê duyệt gắn liền với kết quả sử dụng kinh phí của đơn vị.
+ Sửa đổi quy định về thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách đối với quyết tốn chi kinh phí hàng năm các cơ quan HCSN
Quá trình quản lý và sử dụng kinh phí của các cơ quan HCSN là một quá trình liên tục, đến thời điểm 31/12 hàng năm nếu một nội dung, nhiệm vụ chưa hoàn thành sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm sau và đồng thời chuyển khoản kinh phí bố trí cho nội dung, nhiệm vụ đó sang năm sau để tiếp tục sử dụng. Do đó quy định về thời gian chỉnh lý quyết tốn ngân sách đối với quyết tốn chi kinh phí hàng năm của các cơ quan HCSN đã dẫn đến một số hạn chế như đã phân tích tại chương 2.
Để khắc phục các hạn chế này, đề nghị không nên quy định thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách đối với quyết toán chi kinh phí hàng năm của các cơ quan HCSN. Các cơ quan HCSN thực hiện tổng hợp quyết tốn chi kinh phí hàng năm đối với tồn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong thời gian từ 01/01 đến 31/12 hàng năm, đối với các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh sau ngày 31/12 sẽ hạch toán và tổng hợp trong quyết toán của năm sau.
Quy định như vậy sẽ phù hợp với nguyên tắc phản ánh các nội dung phát sinh theo đúng theo thời gian, cũng phù hợp với quy định về phân bổ và giao dự toán hiện nay đối với các cơ quan HCSN là phải xác định được các nội dung, nhiệm vụ chi tiêu trước 31/12 năm trước để làm căn cứ phân bổ và giao dự toán của năm sau để các đơn vị có đủ thời gian thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch phải triển khai và hoàn thành trong năm. Quy định này cũng
giúp làm giảm khối lượng công việc của các đơn vị dự toán, Cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình làm thủ tục, phê duyệt việc chuyển số dư dự toán, số dư tạm ứng kinh phí tại Kho bạc Nhà nước sang năm sau tiếp tục sử dụng, vì khi đó sẽ khơng phải làm thủ tục chuyển số dư tạm ứng kinh phí của Kho bạc Nhà nước tại thời điểm kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán niên độ ngân sách theo như quy định hiện nay.
+ Sửa đổi quy định về trích lập quỹ của cơ quan hành chính
Quy định hiện hành cho phép các cơ quan hành chính Nhà nước được trích lập các quỹ từ nguồn tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính sẽ dẫn đến hạn chế vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý các cấp như đã phân tích ở chương 2. Đề nghị sửa đổi quy định này theo hướng khơng cho phép các cơ quan hành chính Nhà nước được trích lập các quỹ từ các nguồn kinh phí kể cả từ nguồn tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính.
Quy định như vậy sẽ phản ánh đúng bản chất của việc sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính; đảm bảo cho các đơn vị được chủ động sử dụng nguồn tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính cho các nội dung, nhiệm vụ theo quy định; nhưng vẫn đảm bảo được vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước.
+ Xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính
Từ trước đến nay, việc đánh giá hiệu quả hoạt động các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như hiệu quả của việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan hành chính Nhà nước vẫn còn hạn chế do chúng ta chưa xây dựng được một cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước. Trong khi đó, đối với khu vực doanh nghiệp, việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, gắn hiệu quả sản xuất kinh doanh với hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành một hoạt động thường xuyên, đây cũng là một
trong những yếu tố tạo ra sự năng động của khu vực doanh nghiệp so với khu vực quản lý Nhà nước.
Tại mỗi cơ quan hành chính, cơng tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN ln đi đôi, gắn liền với hiệu quả hoạt động của đơn vị. Cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước chính là thước đo hiệu quả hoạt động của đơn vị và cũng là thước đo hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại đơn vị. Qua cơ chế đánh giá sẽ cho phép xác định đúng đắn những mặt tích cực, các tồn tại của việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại mỗi cơ quan, đơn vị, cũng như những mặt tích cực, các tồn tại trong hoạt động của mỗi cơ quan hành chính nói riêng và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước nói chung, qua cơ chế đánh giá sẽ là cơ sở để bổ sung, hoàn thiện, hoặc xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp hơn.