Công tác hướng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức theo quy định của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 56 - 58)

- Đơn vị dự toán cấp I là Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ quản trị), đây là

1 Các cơ quan Trung ương (không phải ngành dọc)

2.2.3. Công tác hướng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức theo quy định của Nhà nước

chuẩn định mức theo quy định của Nhà nước

Đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác quản lý và sử dụng kinh phí tại các cơ quan HCSN, các cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ, định mức sử dụng kinh phí, tài sản, trang thiết bị... để áp dụng thống nhất đối với các cơ quan HCSN và các cán bộ, công chức Nhà nước trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên mỗi Bộ, ngành đều có những đặc thù về hoạt động chuyên môn, về tổ chức bộ máy... do đó các Bộ, ngành phải tiếp tục có sự hướng dẫn, cụ thể hóa để áp dụng đối với các cơ quan HCSN thuộc phạm vi quản lý.

Đối với Bộ Tài chính, trên cơ sở các chế độ, định mức quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính đã có các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và đặc thù hoạt động để làm căn cứ tổ chức triển khai hoạt động và áp dụng thống nhất đối với tất cả các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính. Nhìn chung, các chế độ, tiêu chuẩn định mức theo quy định của Nhà nước được Bộ Tài chính hướng dẫn, cụ thể hóa theo các nội dung như sau:

2.2.3.1. Các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa về chế độ chi cho cá nhân,

bao gồm: các văn bản hướng dẫn về tiền lương, tiền công như: lương ngạch bậc, lương tập sự, lượng hợp đồng dài hạn, tiền công hợp đồng theo vụ việc... Các loại phụ cấp mang tính chất được trả theo thời gian thực tế đảm nhiệm công vụ như: phụ cấp chức vụ, khu vực, thu hút, đắt đỏ, phụ cấp trách nhiệm, độc hại, nguy hiểm, làm đêm thêm giờ... Các khoản chi học bổng cho sinh viên của các trường đào tạo thuộc Bộ Tài chính; các khoản sinh hoạt phí của

cán bộ, công chức đi công tác, học tập... phát sinh thường xuyên trong hoạt động của các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính. Các khoản chi khen thưởng, phúc lợi như: chi tiền thuốc chữa bệnh thông thường, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ... và các khoản chi thanh toán khác cho cá nhân.

2.2.3.2. Các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa về chế độ chi nghiệp vụ, bao gồm: các khoản chi hành chính như chi hội nghị, cơng tác phí, tiền điện nước, vệ sinh cơ quan, bưu phí, điện thoại, đồn ra, đồn vào... các khoản chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ như: nhiên liệu xăng xe ô tô, văn phòng phẩm, cơng cụ, dụng cụ, th máy móc thiết bị và các khoản chi phục vụ nghiệp vụ chuyên môn của các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính như kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật...

2.2.3.3. Các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa về chế độ chi mua sắm, sửa

chữa tài sản, bao gồm: các chế độ, mức chi trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các cán bộ, cơng chức có tiêu chuẩn; về định mức diện tích làm việc, diện tích đặc thù; về trang thiết bị như bàn, ghế, máy tính... đối với mỗi chức danh cán bộ, công chức, viên chức....

(Chi tiết một số văn bản hướng dẫn theo phụ lục kèm theo).

Qua cơng tác hướng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính đã tạo lập được một hệ thống các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí đối với các cơ quan HCSN trực thuộc. Các nội dung, định mức của Nhà nước được Bộ Tài chính hướng dẫn, cụ thể hóa là cơ sở để các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính xây dựng dự tốn và tổ chức thực hiện dự toán hàng năm; làm cơ sở để các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính bố trí nguồn kinh phí, thực hiện thẩm tra, xét duyệt và tổng hợp quyết toán, tạo điều kiện để thực hiện tiết kiệm, có hiệu quả trong quản lý và sử dụng kinh phí; tạo lập một số nội dung, chỉ tiêu thống

nhất, đảm bảo phù hợp trong lĩnh vực tài chính giữa các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính và phù hợp giữa Bộ Tài chính với các Bộ, ngành khác.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, cịn có một số hạn chế: một số chính sách, chế độ, định mức quy định của Nhà nước chưa điều chỉnh được toàn bộ các lĩnh vực, các nội dung phát sinh trong thực tiễn, chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước chưa quy định đầy đủ, bao trùm được toàn bộ các nội dung chi; một số định mức quy định có tính khả thi thấp, chưa phù hợp với thực tiễn... điều này đã ảnh hưởng đến cơng tác hướng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách của Bộ Tài chính và ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai thực hiện của các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)