Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 76 - 83)

- Đơn vị dự toán cấp I là Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ quản trị), đây là

b. Hình thức kiểm tra đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị cấp trên, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực, cịn một số hạn chế như sau:

- Công tác cán bộ:lực lượng cán bộ làm công tác quản lý và sử dụng

kinh phí cịn chưa thực sự ổn định, có nơi cịn thiếu cán bộ, có nơi cán bộ làm kiêm nhiệm dẫn đến tính chun mơn hố khơng cao, phần lớn trình độ cán bộ tại các cấp cơ sở chưa tương xứng với nhiệm vụ. Từ đó dẫn đến tình trạng

bộ máy tổ chức, biên chế chưa đáp ứng được yêu cầu địi hỏi của nhiệm vụ chun mơn, với quy mô ngân sách, số lượng, giá trị tài sản càng lớn, các yêu cầu quản lý đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, làm giảm hiệu quả của các ứng dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ quản lý...

- Định mức dự toán hiện nay của các cơ quan hành chính được tính

tốn và phân bổ theo số lượng biên chế của các đơn vị, nên có một số hạn chế: Thứ nhất, việc phân bổ ngân sách theo định mức biên chế sẽ có tác động tiêu cực đến việc thực hiện tinh giản biên chế, khuyến khích các cơ quan HCSN tăng số lượng biên chế so với nhiệm vụ được giao. Thứ hai, nếu chỉ áp dụng một định mức phân bổ ngân sách theo biên chế mà chưa quan tâm đến nhiệm vụ cụ thể của mỗi cơ quan hành chính Nhà nước sẽ dẫn đến hiện tượng có cơ quan khơng đủ nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ chun mơn.

- Quá trình thực hiện dự toán: Theo quy định tại Nghị định số

130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên tịch Bộ Tài chính-Bộ Nội vụ, các cơ quan hành chính được Nhà nước giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính được thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho một số nội dung như: bổ sung thu nhập cho cán bộ, chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích...và có thể trích một phần số tiết kiệm để lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho cán bộ. Đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan là các cơ quan được thực hiện thí điểm khốn biên chế và kinh phí hoạt động giai đoạn 2005-2007 theo các Quyết định số 107/2005/QĐ-TTg và số 109/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định: kinh phí tiết kiệm từ các khoản chi do thực hiện khoán được sử dụng cho một số nội dung như: bổ sung tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung đào tạo cán bộ, cơng chức... và được trích lập các quỹ phát triển hoạt động ngành và

quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với các cơ quan hành chính, việc thực hiện trích quỹ từ nguồn kinh phí NSNN tiết kiệm được cũng là thực hiện chuyển kinh phí từ tài khoản dự tốn sang tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, do đó việc sử dụng các quỹ được trích lập nêu trên cũng chính là sử dụng là kinh phí NSNN.

Theo quy định hiện nay, trong báo cáo quyết tốn kinh phí hàng năm của các cơ quan HCSN, yêu cầu tổng hợp báo cáo việc quản lý và sử dụng các nguồn quỹ còn rất sơ sài; Kho bạc Nhà nước là cơ quan thực hiện kiểm soát chi cũng chủ yếu chỉ kiểm sốt q trình rút dự tốn, thanh tốn và sử dụng dự tốn kinh phí của các đơn vị, việc kiểm sốt đối với các nội dung chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị cũng chưa được quy định cụ thể. Do đó vai trị kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước đối với việc quản lý và sử dụng các quỹ được trích lập từ kinh phí NSNN cịn cịn hạn chế.

- Cơ chế quyết tốn kinh phí của Nhà nước:

Thứ nhất, chế độ quy định đơn vị dự toán cấp trên kiểm tra xét duyệt

quyết toán cho đơn vị dự tốn cấp dưới, cơ quan Tài chính thẩm định quyết toán của đơn vị dự toán cấp I. Do số lượng đơn vị dự toán trực thuộc nhiều, số quyết tốn kinh phí lớn, thời gian Bộ Tài chính dành cho việc kiểm tra xét duyệt quyết toán hàng năm tại mỗi đơn vị chỉ được từ 3-5 ngày... Do đó, cơng tác xét duyệt, thẩm định quyết toán chưa thể đảm bảo đáp ứng đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu của cơng tác quản lý, nhưng đơn vị dự tốn cấp trên, cơ quan Tài chính trở thành đồng chịu trách nhiệm đối với các nội dung, mức chi của đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí, dẫn tới ý thức tự chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của thủ trưởng các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí khơng cao.

Thứ hai, theo chế độ quy định hiện hành, việc quyết tốn kinh phí NSNN mới mang tính chất tài chính đơn thuần, thường cơng tác quyết tốn kinh phí chỉ quan tâm đến việc sử dụng kinh phí thừa hay thiếu, có chấp hành

theo các chính sách, chế độ, định mức quy định hay khơng....Vì chế độ quy định của Nhà nước cũng chưa quy định các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn của các cơ quan HCSN theo định kỳ hàng năm; nên công tác quyết tốn kinh phí chưa có căn cứ để gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, với kết quả đạt được về các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, chưa có sự quan tâm đúng mức đến kết quả đã đạt được của các đơn vị tương ứng với số kinh phí được sử dụng và quyết tốn trong năm.

Thứ ba, quy định của Nhà nước về thời gian chỉnh lý quyết toán ngân

sách hàng năm: đối với các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí, sẽ có sự khác nhau giữa số liệu quyết toán tại thời điểm kết thúc năm và thời điểm kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán; một số nội dung được quyết toán trong niên độ ngân sách năm trước nhưng do công việc được kết thúc vào năm sau nên thời gian lập và phê duyệt chứng từ vào năm sau. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán, đơn vị phải đồng thời theo dõi, hạch toán theo hai khoản dự tốn kinh phí là dự tốn năm trước chuyển sang tiếp tục sử dụng cho các nội dung chi của năm trước và dự toán được giao của năm sau để sử dụng cho các nội dung chi của năm sau; một số đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương phải kết thúc thời gian chỉnh lý quyết tốn là 31/5 năm sau mới có báo cáo quyết tốn chính thức của niên độ ngân sách năm trước. Từ đó dẫn đến phức tạp trong tập hợp, lưu trữ chứng từ, hạch tốn, theo dõi nguồn kinh phí, tổng hợp số liệu và kéo dài thời gian tổng hợp báo cáo quyết tốn kinh phí hàng năm; phát sinh thêm một khối lượng công việc cho các đơn vị dự tốn, vì ngồi việc phải làm thủ tục chuyển số dư dự toán tại Kho bạc Nhà nước vào thời điểm 31/12 hàng năm còn phải làm thủ tục chuyển số dư tạm ứng tại Kho bạc Nhà nước vào thời điểm kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán.

Đối với các đơn vị dự toán cấp trên, quy định về thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách sẽ dẫn đến phức tạp trong tổng hợp số liệu quyết toán, kéo dài quá trình tổng hợp báo cáo quyết tốn và làm chậm thời gian tổng hợp

báo cáo quyết tốn hàng năm: bởi vì với các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí mặc dù có thể đã lập báo cáo quyết toán năm gửi lên đơn vị cấp trên, nhưng khi kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán sẽ tiếp tục được thực hiện điều chỉnh số liệu quyết toán và tổng hợp báo cáo quyết tốn chính thức của niên độ ngân sách năm trước để tiếp tục gửi lên đơn vị cấp trên. Cụ thể như đối với các Bộ, ngành ở Trung ương: sau thời gian chỉnh lý quyết toán là ngày 31/5 năm sau, các đơn vị dự toán trực thuộc sẽ tiếp tục được điều chỉnh số liệu, lập báo cáo quyết tốn chính thức của niên độ ngân sách năm trước, trường hợp Bộ, ngành có nhiều cấp, nhiều đơn vị dự tốn như Bộ Tài chính và các đơn vị dự toán đều thực hiện điều chỉnh số liệu quyết toán sau khi kết thúc thời gian chỉnh lý quyết tốn thì thời gian từ khi 1.637 đơn vị dự tốn cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí (trong đó có 1.413 đơn vị dự tốn tại cấp huyện) thực hiện điều chỉnh số liệu, lập báo cáo quyết tốn chính thức của niên độ ngân sách, tổng hợp qua 147 đơn vị dự toán cấp II cấp tỉnh và 5 đơn vị dự toán cấp II cấp Trung ương cho đến khi đơn vị dự tốn cấp I là Bộ Tài chính thực hiện tổng hợp báo cáo quyết toán niên độ ngân sách để gửi Cơ quan Tài chính chỉ được tiến hành trong thời gian từ từ 01/6 đến 30/9 năm sau. Như vậy thực chất tại tất cả các đơn vị dự toán các cấp, để có số liệu quyết tốn chính thức làm căn cứ tổng hợp báo cáo quyết tốn hàng năm thì phải tiến hành sau thời gian chỉnh lý quyết tốn chứ khơng phải từ ngày 01/01 của năm sau.

Đối với các Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước cũng phát sinh thêm một khối lượng cơng việc, vì ngồi việc phải làm thủ tục, phê duyệt chuyển số dư dự toán tại Kho bạc Nhà nước vào thời điểm 13/12 hàng năm sang năm sau tiếp tục sử dụng, còn phải làm thủ tục, phê duyệt cho các đơn vị dự toán được chuyển số dư tạm ứng kinh phí của Kho bạc Nhà nước sang năm sau tiếp tục sử dụng tại thời điểm kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán niên độ ngân sách.

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy: hiện nay tại Bộ Tài chính cũng như tại các đơn vị dự toán các cấp chưa có một bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách làm cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ. Số lượng cán bộ, thời gian giành cho công tác kiểm tra nội bộ cịn rất ít, nên phần lớn các kiến nghị cịn chưa mang tính tổng qt, việc xử lý trách nhiệm đối với cá nhân sai phạm còn chung chung; việc đề xuất bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách cịn ít.

Bên cạnh đó, số lượng các đơn vị dự tốn được kiểm tra nội bộ cịn rất ít, như đã phân tích ở trên. Trong giai đoạn vừa qua Bộ Tài chính với vai trị là đơn vị dự tốn cấp I mỗi năm chỉ kiểm tra nội bộ đối với khoảng 20 đơn vị dự toán cấp tỉnh trên địa bàn từ 6 - 8 tỉnh trên tổng số 1.790 đơn vị dự tốn trực thuộc, nếu chỉ tính đối với các đơn vị dự toán cấp tỉnh và với kế hoạch kiểm tra như hiện nay thì cũng phải từ 8-10 năm mới có điều kiện tiến hành kiểm tra nội bộ lần thứ 2 đối với đơn vị đó, chưa tính đến việc kiểm tra nội bộ đối với 1.413 đơn vị dự toán cấp huyện và các đơn vị dự toán cấp Trung ương trực thuộc.

Thứ hai, về tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ: thường tổ chức thành Tổ kiểm tra, hoạt động kiểm tra nội bộ theo mơ hình Tổ có ưu điểm là phát huy được đầy đủ trí tuệ của từng cán bộ, có sự kèm cặp, hướng dẫn giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, song nó cũng có hạn chế về chế độ trách nhiệm, hạn chế về phát huy tính sáng tạo, độc lập của từng cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra.

Thứ ba, về nội dung kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ: việc kiểm tra, tự kiểm

tra nội bộ phải được tiến hành cả trước, trong và sau quá trình hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí.

Như trên đã phân tích ở trên, cơng tác kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ mới được thực hiện sau khi những hoạt động tài chính, sử dụng kinh phí đã kết thúc hoặc niên độ ngân sách đã kết thúc. Mặc dù khối lượng công việc phải

kiểm tra nhiều, nhưng khi đó mọi hoạt động đã diễn ra, việc hạch toán đã được phản ánh đầy đủ trên sổ sách, chứng từ kế tốn, do đó các tồn tại dễ bị phát hiện và thuận lợi trong việc đưa ra kết luận đúng, sai, nhưng chưa có tác dụng ngăn chặn vì những tồn tại, sai phạm đã diễn ra hoặc đã hoàn thành; điều này dẫn đến hạn chế là chưa phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tồn tại trong quản lý trước chúng khi xảy ra.

Thứ tư, việc tự kiểm tra nội bộ của các đơn vị dự tốn nhìn chung cịn

ít. Ngun nhân: đây là quy định mới đối với các đơn vị dự toán, nên hàng năm các đơn vị chưa tập trung đến việc lập kế hoạch và thực hiện công tác tự kiểm tra nội bộ tại chính đơn vị. Bên cạnh đó cịn có ngun nhân tại các đơn vị dự tốn chỉ có một vài cán bộ làm cơng tác quản lý kinh phí, nên chưa có đủ số lượng cán bộ để thực hiện kiểm tra chéo giữa các bộ phận, giữa các cán bộ làm cơng tác quản lý kinh phí tại đơn vị.

Những hạn chế trên đây địi hỏi phải được khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)