- Đơn vị dự toán cấp I là Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ quản trị), đây là
b. Hình thức kiểm tra đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị cấp trên, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên
3.3.2. Các giải pháp đổi mới công tác kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ
Theo các giải pháp đã trình bày ở trên, trong đó có giải pháp các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan Tài chính khơng thực hiện kiểm tra xét duyệt, thẩm định quyết tốn kinh phí hàng năm đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Tuy nhiên điều này khơng có nghĩa là bng lỏng quản lý, các đơn vị cấp trên phải tăng cường quản lý thông qua công tác kiểm tra nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc và các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí phải thực hiện cơng tác tự kiểm tra nội bộ tại đơn vị.
3.3.2.1. Về công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị dự toán cấp trên đối với các đơn vị dự toán cấp dưới
- Mỗi Bộ, ngành phải xây dựng, ban hành các tiêu chí đánh giá cụ thể về thực hiện một số nội dung chủ yếu trong quản lý và sử dụng kinh phí, về mức độ hồn thành nhiệm vụ, kế hoạch, dự án đã được phê duyệt trong từng thời kỳ đối với các cơ quan HCSN thuộc phạm vi quản lý. Trên cơ sở các tiêu chí để thực hiện giám sát làm căn cứ đề xuất kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ.
- Kiện toàn bộ máy quản lý kinh phí NSNN tại các các Bộ, ngành theo hướng: bổ sung số lượng, chất lượng cán bộ, công chức để thành lập bộ phận
kiểm tra nội bộ tại các Vụ làm công tác kế hoạch tài chính của các Bộ, ngành, trước mắt có thể thành lập ở các Bộ, ngành quản lý và sử dụng kinh phí NSNN nhiều hoặc có nhiều cấp, nhiều đơn vị trực thuộc như Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo... Điều này cũng phù hợp với xu hướng cải cách hành chính và tinh giản biên chế của Nhà nước, vì tinh giản biên chế khơng có nghĩa là giảm cán bộ đồng đều tại tất cả các cơ quan, các bộ phận; bản chất của việc tinh giản là có thể giảm về số lượng nhưng phải tăng về chất lượng cán bộ, phải có sự sắp xếp, bố trí cán bộ giữa các bộ phận trong mỗi đơn vị, giữa các ngành, lĩnh vực đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đồng thời các đơn vị phải được bố trí đủ lực lượng cán bộ có chun mơn để đảm bảo hồn thành tốt nhiệm vụ.
- Tại bộ phận làm công tác kiểm tra nội bộ: thực hiện phân công nhiệm vụ của các cán bộ, mỗi cán bộ phải theo dõi một số đơn vị trực thuộc hoặc một số nội dung, lĩnh vực theo chuyên đề. Có trách nhiệm giám sát tất cả các đơn vị, các nội dung, lĩnh vực được phân công theo dõi, trên cơ sở đó kịp thời phát hiện những tồn tại, những dấu hiệu vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí để có đề xuất trong cơng tác lập kế hoạch kiểm tra nội bộ hoặc đề xuất kiểm tra nội bộ đột xuất.
- Tổ chức kiểm tra nội bộ: để đảm bảo gọn nhẹ, linh hoạt, công tác kiểm tra nội bộ chủ yếu do từng cán bộ thực hiện, không thành lập Tổ kiểm tra. Việc thành lập Tổ kiểm tra chỉ được thực hiện đối với các đợt kiểm tra theo chuyên đề tại một số đơn vị hoặc các cuộc kiểm tra nội bộ tại một đơn vị có quy mơ lớn hoặc có tính chất phức tạp.
- Thực hiện kiểm tra nội bộ: kiểm tra nội bộ theo kế hoạch được thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt; kiểm tra nội bộ đột xuất được thực hiện ngay khi phát hiện thấy có tồn tại, vi phạm. Trong đó tập trung chủ yếu vào việc kiểm tra trong và trước là quá trình kiểm tra những hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí đang diễn ra hoặc sắp sửa diễn ra, trên cơ sở đó để phát hiện những sai phạm, những bất hợp lý, tính khơng hiệu quả của các hoạt động tài chính đang và sắp sửa diễn ra và có kiến nghị xử lý, ngăn chặn kịp thời, đây là
điều hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên để thực hiện được việc kiểm tra trong và trước như đã phân tích nêu trên, có liên quan mật thiết đến chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ, vì để làm được việc này đòi hỏi cán bộ phải có nghiệp vụ chun mơn cao mới có thể phát hiện được các tồn tại, các bất hợp lý của các hoạt động tài chính đang hoặc sắp diễn ra; bên cạnh đó cần có bản lĩnh nghề nghiệp vì khi đó khơng chỉ liên quan tới đơn vị được kiểm tra nội bộ mà còn liên quan, đụng chạm tới nhiều cơ quan quản lý các cấp.
- Nội dung Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ: bên cạnh các kiến nghị xử lý đối với các tồn tại, vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đảm bảo phù hợp với đặc thù từng đơn vị, từng lĩnh vực, cần mạnh dạn có các kiến nghị với các cấp, các cơ quan quản lý về trách nhiệm cá nhân của các cán bộ, công chức và lãnh đạo các đơn vị, các cấp.
3.3.2.2. Về công tác tự kiểm tra nội bộ của các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí
- Kết thúc năm ngân sách, trước khi lập báo cáo quyết toán kinh phí hàng năm, các đơn vị phải thực hiện tự kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đối với toàn diện các nội dung quản lý và sử dụng kinh phí tại đơn vị, kết thúc tự kiểm tra phải lập Báo cáo kết quả tự kiểm tra nội bộ theo kế hoạch với các nội dung như đối với báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ nêu trên, Báo cáo này là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các báo cáo quyết tốn kinh phí hàng năm của đơn vị.
- Định kỳ hàng quý, các đơn vị phải tự đánh giá việc thực hiện một số nội dung chủ yếu trong quản lý và sử dụng kinh phí, về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch, dự án đã được phê duyệt tại đơn vị theo các tiêu chí đánh giá được Bộ, ngành ban hành. Trên cơ sở tự đánh giá, nếu thấy có tồn tại, các đơn vị phải tiến hành tự kiểm tra nội bộ đột xuất và Báo cáo kết quả lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.