sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt trong dài hạn.
Thứ hai, năng suất, hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCSN đạt
được ở mức cao nhất: được thể hiện qua một số mặt như: đổi mới tổ chức bộ máy, đổi mới thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính có chất lượng; giảm được công sức, tiền bạc của nhân dân; giảm tỷ lệ phạm tội hoặc các tệ nạn xã hội; các cơ chế, chính sách của Nhà nước có tác động tích cực đến mọi lĩnh vực của đất nước; tạo môi trường lành mạnh và tạo sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Kết quả này phụ thuộc rất nhiều đội ngũ cán bộ công chức, như: số lượng, chất lượng cán bộ, mức độ nhiệt tình với cơng việc, động cơ làm việc... Tuy nhiên, điều này liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ công chức; cơ chế, chính sách tiền lương, thu nhập để có thể đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình; cơ chế thưởng, phạt cơng minh, kịp thời; phân công trách nhiệm rõ ràng; trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn.
1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc và bài học vận dụng cho Việt Nam
1.3.1. Tình hình quản lý chi kinh phí ngân sách nhà nước ở một số nước nước
1.3.1.1. Tình hình quản lý chi kinh phí ngân sách nhà nước ở Hàn Quốc
+ Cuối tháng 2 năm trước, các Bộ lập dự toán NSNN gửi Bộ Kế hoạch Ngân sách, dự toán phải kế hoạch được các nhu cầu chi của năm kế hoạch.
+ Cuối tháng 3 năm trước, Bộ Kế hoạch và Ngân sách gửi hướng dẫn lập dự toán ngân sách cho các Bộ, tài liệu hướng dẫn ngân sách gồm những chỉ tiêu: dự báo nền kinh tế trong nước; dự kiến tổng số tăng chi của Chính phủ, những mục tiêu cần ưu tiên phân bổ ngân sách...
+ Cuối tháng 5 năm trước, các Bộ hoàn chỉnh dự toán ngân sách gửi cho Bộ Kế hoạch và Ngân sách. Dự toán ngân sách phải tuân thủ hướng dẫn ngân sách của Bộ Kế hoạch và Ngân sách, đây là khâu quan trọng nhất và là cơ sở để thực hiện khi dự toán ngân sách được Quốc hội phê chuẩn
+ Từ tháng 6 đến tháng 8 năm trước, Bộ Kế hoạch và Ngân sách xem xét dự toán ngân sách của các Bộ, sau đó sẽ tiến hành thảo luận với các Bộ để hồn chỉnh dự tốn. Dự tốn ngân sách của các Bộ sẽ được Bộ Kế hoạch và Ngân sách trình Chính phủ, Tổng thống xem xét thông qua trong tháng 9 và gửi sang Quốc hội.
+ Trong tháng 10 năm trước, Ủy ban Ngân sách và Kế toán của Quốc hội sẽ thảo luận, chất vấn Chính phủ, trực tiếp thảo luận với các Bộ; sau đó Ủy ban Ngân sách và Kế toán báo cáo Quốc hội trong tháng 11 để Quốc hội thảo luận, bỏ phiếu thông qua và phê chuẩn dự toán ngân sách của các Bộ vào ngày 2/12 năm trước.
- Chấp hành dự toán ngân sách của các Bộ:
+ Sau khi Quốc hội phê chuẩn dự toán ngân sách, các Bộ phân bổ dự toán năm theo từng quý gửi Bộ Kế hoạch và Ngân sách để tổng hợp gửi Chính phủ và Tổng thống phê duyệt. Trên cơ sở đó Bộ Kế hoạch và Ngân sách ban hành hướng dẫn thực hiện ngân sách của các Bộ, trong hướng dẫn có quy định chi tiết định mức, tiêu chuẩn các Bộ ngành phải tuân thủ và mỗi Bộ đều có kế hoạch ngân sách năm được chia theo 4 quý. Năm ngân sách được tính theo năm dương lịch.
+ Việc chấp hành ngân sách của các Bộ luôn tuân thủ theo dự toán năm đã được Quốc hội quyết định, kế hoạch quý đã được tổng thống phê duyệt và các định mức, tiêu chuẩn theo quy định. Việc điều chỉnh dự toán giữa các nội dung, hạng mục ngân sách vẫn được cho phép ở một chừng mực nhất định để đảm bảo tính linh hoạt; Việc điều chỉnh chỉ được cho phép trong những trường hợp đã được quy định trong quy định chung của Luật ngân sách, hoặc khi có sự phê chuẩn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Ngân sách, trong một số trường hợp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Ngân sách có thể uỷ nhiệm cho Bộ trưởng các Bộ quyết định. Việc bổ sung dự toán ngân sách ngồi dự tốn được phê duyệt, Bộ Tài chính được quyết định trong phạm vi nhất định, trường hợp vượt giới hạn phải trình Quốc hội quyết định.
+ Trường hợp Quốc hội chưa phê duyệt được dự toán ngân sách khi năm tài khoá đã bắt đầu thì trong quý 1, các Bộ được giữ nguyên mức chi kinh phí thường xuyên như năm trước.
- Cơng tác quyết tốn, kiểm tốn ngân sách các Bộ:
+ Tại mỗi Bộ có một Vụ Kiểm tốn nội bộ để kiểm toán thực hiện ngân sách năm của Bộ mình trong quá trình thực hiện và trước khi lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách năm.
+ Trong 2 tháng đầu năm sau, các Bộ phải hoàn thành báo cáo quyết toán ngân sách năm bao gồm các nội dung chi trong năm, đến cuối tháng 2 năm sau sẽ gửi báo cáo quyết toán ngân sách năm (kèm theo các thuyết minh, giải trình) cho Bộ Tài chính Kinh tế, Cục Kiểm tốn và Thanh tra.
+ Cục Kiểm tốn và Thanh tra là cơ quan thuộc Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra quyết toán của các Bộ, việc kiểm tra được thực hiện trong vòng 6 tháng, đảm bảo đến 20/8 sẽ có ý kiến chính thức về báo cáo quyết tốn của mỗi Bộ để gửi Bộ Tài chính và Kinh tế, Bộ Tài chính và Kinh tế sẽ tổng hợp quyết toán các Bộ, ngành trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn vào ngày 20/9.
1.3.1.2. Tình hình quản lý chi kinh phí ngân sách nhà nước ở Trung Quốc
- Xây dựng dự toán và phê duyệt toán ngân sách của các Bộ:
+ Vào tháng 6 năm trước, Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn lập dự toán ngân sách, tài liệu hướng dẫn ngân sách gồm những chỉ tiêu: dự báo nền kinh tế; dự kiến tổng số tăng chi của Chính phủ, những mục tiêu cần ưu tiên phân bổ ngân sách...và gửi cho các Bộ. Sau đó các Bộ lập dự tốn ngân sách theo hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và các chế độ, định mức quy định để gửi cho Bộ Tài chính.
+ Khoảng tháng 9 - 10 năm trước, sau khi Bộ Tài chính nhận được dự tốn của các Bộ, sẽ tiến hành xem xét và yêu cầu các Bộ lập lại dự toán trên cơ sở cắt giảm một số nội dung chi theo khả năng cân đối của ngân sách. Sau đó các Bộ điều chỉnh dự tốn ngân sách của Bộ mình và gửi dự tốn cho Bộ Tài chính (dự tốn lần 2) trước ngày 15/12 hàng năm. Bộ Tài chính khơng thảo luận dự toán trực tiếp với các Bộ
+ Dự toán ngân sách của các Bộ sẽ được Bộ Tài chính tổng hợp để trình Chính phủ cho ý kiến, sau đó trình Quốc hội thảo luận và phê chuẩn dự tốn. Trong vịng 1 tháng sau đó, Bộ Tài chính giao dự tốn chính thức cho các Bộ.
- Chấp hành dự toán ngân sách của các Bộ:
+ Sau khi được Bộ Tài chính giao dự tốn chính thức, các Bộ tiếp tục phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị cấp dưới, đồng thời gửi báo cáo Bộ Tài chính để lưu hồ sơ. Bộ Tài chính khơng thẩm định dự tốn phân bổ chi tiết của các Bộ.
+ Việc chấp hành ngân sách của các Bộ ln tn thủ theo dự tốn năm đã được Quốc hội quyết định và các định mức, tiêu chuẩn theo quy định. Năm ngân sách được tính theo năm dương lịch.
+ Việc điều chỉnh dự toán ngân sách được thực hiện khi xảy ra các yếu tố không dự kiến được như thay đổi chính sách, thiên tai... Các Bộ phải đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh dự tốn, Bộ Tài chính sẽ xem xét và nếu khơng đầy đủ lý do hoặc lý do khơng chính đáng sẽ khơng phê duyệt điều chỉnh dự tốn.
+ Trường hợp Quốc hội chưa phê duyệt được dự toán ngân sách, trong thời gian quý 1 hàng năm, các Bộ được tạm ứng chi thường xuyên theo số quyết tốn năm trước.
1.3.1.3. Tình hình quản lý chi kinh phí ngân sách nhà nước ở Cộng hịa Liên Bang Đức
- Xây dựng dự toán và phê duyệt dự toán ngân sách của các Bộ:
+ Cơng tác xây dựng dự tốn ngân sách của các Bộ được kéo dài hơn 1 năm: bắt đầu từ tháng 12 của năm trước nữa, Bộ Tài chính có hướng dẫn lập dự tốn ngân sách, trong đó có hướng dẫn cụ thể về cơ sở tính tốn các nội dung chi, nguyên tắc mua sắm, định mức trang bị tài sản... Tại Đức, các chế độ, định mức chi tiêu đều được quy định cụ thể cho từng đối tượng sử dụng. Các Bộ căn cứ nhiệm vụ được giao, cơ sở tính tốn các nội dung chi để xây dựng, tổng hợp dự toán ngân sách của Bộ và gửi cho Bộ Tài chính vào tháng 3 năm trước.
+ Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm trước là quá trình đàm phán dự tốn ngân sách giữa Bộ Tài chính và các Bộ: trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ đã có khoảng 90% số kinh phí đã có các nội dung bắt buộc phải chi trong năm dự tốn, như: chi nhân sự, cơng trình xây dựng dở dang..., các nội dung này không phải đàm phán, các Bộ chỉ căn cứ vào các kế hoạch để đưa vào dự tốn ngân sách hàng năm của Bộ mình. Việc đàm phán tiến hành qua nhiều vòng khác nhau từ chuyên viên đến cấp Bộ trưởng và chỉ đàm phán, thảo luận về về khoảng 10% kinh phí cịn lại.
+ Trong tháng 6 năm trước, trên cơ sở kết quả đàm phán, Bộ Tài chính tổng hợp dự tốn của các Bộ để trình Chính phủ, sau đó Chính phủ họp để để thống nhất dự toán ngân sách của từng Bộ.
+ Từ tháng 8 đến tháng 12 năm trước: dự toán ngân sách được Quốc hội thảo luận qua 3 lần:
Lần thứ nhất, Bộ Tài chính trình bày những vấn đề chính về dự tốn ngân sách của Chính phủ trước Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận; sau đó dự tốn ngân sách được chuyển qua Ủy ban Ngân sách của Quốc hội và Ủy ban Ngân sách sẽ chủ trì cùng các ủy ban khác của Quốc hội thảo luận từng vấn đề trong dự toán ngân sách.
Lần thứ hai, Ủy ban Ngân sách tổng hợp ý kiến và trình bày trước Quốc hội, Quốc hội sẽ thảo luận những vấn đề được các Ủy ban của Quốc hội đưa ra và sau đó thơng qua dự tốn ngân sách của từng Bộ.
Lần thứ ba, Quốc hội tiếp tục thảo luận những vấn đề còn chưa thống nhất, sau khi giải quyết được các vấn đề cần được sửa đổi, Quốc hội sẽ biểu quyết ngân sách của từng Bộ và tổng dự toán ngân sách bằng một đạo luật ngân sách năm.
- Chấp hành dự toán ngân sách của các Bộ:
+ Việc chấp hành dự toán ngân sách của các Bộ được thực hiện từ đầu năm sau khi được Quốc hội biểu quyết thông qua, về nguyên tắc chấp hành ngân sách phải trên cơ sở dự toán ngân sách đã được Quốc hội quyết định, các Bộ chịu trách nhiệm đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả. Năm ngân sách được tính theo năm dương lịch.
+ Nếu có sự thay đổi nội dung, mục chi trong dự toán ngân sách đã được phê duyệt: trước khi thực hiện Bộ chủ quản phải giải trình với Bộ Tài chính về việc cắt giảm các mục chi này để bổ sung cho mục chi khác nhưng không được làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ chi bị cắt giảm kinh phí và phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
+ Đối với các khoản chi ngồi dự tốn, chỉ được thực hiện với các nội dung không lường trước được như thiên tai, dịch bệnh... các Bộ phải báo cáo Bộ Tài chính và căn cứ theo quy định Bộ Tài chính có thể bổ sung dự tốn (đối với khoản chi từ 5 triệu euro trở xuống), hoặc báo cáo Quốc hội quyết định.
+ Trường hợp Quốc hội chưa phê duyệt được dự toán ngân sách khi năm tài khoá đã bắt đầu thì đối với các khoản chi tiêu thường xuyên của 1 tháng được tạm chi bằng mức 1/12 của mức chi thường xuyên năm trước; đối với các trường hợp khác thì Bộ chủ quản phải giải trình với Bộ Tài chính để xem xét cụ thể từng trường hợp.
- Cơng tác quyết tốn, kiểm tốn ngân sách các Bộ:
+ Các Bộ thực hiện quyết tốn tồn bộ các khoản chi trong năm, theo quy định sau ngày 27/12 các đơn vị không được phép chi. Trong 1 tháng đầu năm sau, các Bộ phải hoàn thành báo cáo quyết tốn ngân sách năm, sau đó gửi cho Bộ Tài chính để tổng hợp trình Quốc hội vào thời điểm 30/6 năm sau, Bộ Tài chính khơng duyệt hoặc thẩm định số chi ngân sách của các Bộ.
+ Kiểm toán Nhà nước Liên bang (Cơ quan độc lập với Chính phủ và Quốc hội) sẽ tiến hành kiểm toán quyết toán ngân sách các Bộ. Đến khoảng giữa năm sau nữa, báo cáo kiểm tốn được chuyển cho Quốc hội và kiểm tốn có trách nhiệm giải trình với Quốc hội về quyết toán ngân sách của các Bộ, sau đó Ủy bản đặc biệt của Quốc hội tiếp tục thảo luận và phải đến tháng 8 hoặc tháng 9 năm sau nữa thì Ủy ban đặc biệt mới hồn thành báo cáo quyết tốn ngân sách, khoảng tháng 10 năm sau nữa Quốc hội mới thông qua quyết toán ngân sách của các Bộ, như vậy thời gian quyết toán kéo dài khoảng 20 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc.