Từ kinh nghiệm quản lý và sử dụng kinh phí NSNN của một số nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức đã nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Mặc dù có chế độ xã hội khác nhau, nhưng các nước đều có chung một quan niệm về kinh phí NSNN là nguồn lực đặc biệt được gắn chặt với quyền lực của Nhà nước. Vì thế, mục đích, nội dung quản lý và sử dụng kinh phí NSNN luôn được gắn với bản chất của Nhà nước và được quy định bằng các văn bản pháp lý có hiệu lực cao. Quyền quyết định tối cao về phân bổ, quyết tốn kinh phí NSNN đều thuộc về Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước; quy trình phân bổ, điều hành, quyết tốn kinh phí NSNN được thực hiện thơng qua một quy trình chặt chẽ và được ràng buộc bằng một hệ thống các chế độ, định mức...
Nhà nước ta là Nhà nước XHCN, sự ra đời và phát triển của Nhà nước ta gắn liền với quá trình giành độc lập và xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, Nhà nước thay mặt toàn dân đứng ra quản lý toàn bộ nguồn lực của đất nước. Để thực hiện tốt vai trị của mình, Nhà nước phải phát huy chức năng quản lý đối với mọi nguồn lực của đất nước nói chung cũng như NSNN nói riêng để buộc tất cả mọi đối tượng được phân bổ, sử dụng kinh phí NSNN phải có trách nhiệm sử dụng một cách có hiệu quả nhất để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để làm tốt điều này, Nhà nước ta cần tiếp tục sử dụng tổng hợp các hình thức, phương tiện, công cụ quản lý đa dạng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các nước đều xây dựng hệ thống các quy chế đầy đủ về tất
cả lĩnh vực, các nội dung trong quá trình quản lý và sử dụng kinh phí NSNN. Đây là một hình thức quản lý Nhà nước hữu hiệu và một biện pháp hàng quản lý đầu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh phí NSNN. Thơng qua các quy chế, Nhà nước có thể buộc các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí
phải tuân thủ ý chí của Nhà nước với tư cách người chủ sở hữu và người điều hành đất nước. Biện pháp tốt nhất là nên đưa các quy định, định mức, nội dung chi thành luật để chúng có hiệu lực pháp lý cao.
Thứ hai, các nước đều sử dụng các cơng cụ kinh tế để quản lý kinh phí
NSNN tại các cơ quan HCSN. Các công cụ kinh tế này bao gồm hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế, đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực và được điều chỉnh hợp lý trong từng giai đoạn thích hợp. Ngồi ra, cần chú trọng các địn bẩy khuyến khích như phạt và thưởng nhằm khuyến khích các cơ quan HCSN sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn kinh phí được giao.
Thứ ba, cần có phân cấp trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN một
cách hợp lý. Tại các nước phát triển, có trình độ quản lý cao đều phân định rõ phạm vi, nội dung và trách nhiệm, quyền hạn giữa các cơ quan thực hiện sự quản lý Nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng kinh phí NSNN và các cá nhân liên quan. Bởi vì quyền sở hữu và quyền sử dụng kinh phí NSNN thường là tách khỏi nhau, nhưng trong q trình quản lý và sử dụng ln có sự đan xen quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp, các cơ quan với nhau. Lâu nay ở nước ta, việc xác định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, các các nhân chưa được rõ ràng, nên việc quy trách nhiệm cho một cơ quan, một cá nhân trong việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN khơng hiệu quả, lãng phí... thường khó khăn hoặc khơng rõ ràng. Do đó, Nhà nước ta tiếp tục phân định cụ thể hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan, cá nhân thì việc quản lý, sử dụng kinh phí NSNN sẽ tránh được lãng phí, thất thốt và đảm bảo nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ tƣ, tại các nước đều rất coi trọng công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát và xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng
kinh phí NSNN. Nhà nước ở các nước đó bên cạnh việc hồn thiện pháp luật, cơ chế chính sách cịn thơng qua cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý vi phạm nghiêm khắc để bảo đảm cho việc quản lý, sử dụng kinh phí NSNN có hiệu quả, đúng theo cơ chế chính sách đã qui định. Đây là một thực tế để cho thấy Nhà nước muốn đảm bảo quản lý và sử dụng kinh phí có hiệu quả, cần cải thiện chất lượng các phương thức và công cụ kiểm tra, giám sát; đồng thời cần quy định cụ thể nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, các cá nhân thực hiện công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát.
Thứ năm, các nước đều chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý. Kinh nghiệm của các nước cho thấy nước nào có hệ thống cơ quan quản lý đồng bộ; có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng và khơng có sự chồng chéo giữa các bộ phận, các cơ quan trong quá trình quản lý thì kinh phí ở nước đó được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Nhà nước ta cũng phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý kinh phí NSNN từ trung ương đến địa phương và trong từng cơ quan, đơn vị, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi cá nhân một cách rõ ràng và khơng có sự chồng chéo; các cơ quan cũng cần được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, được bố trí các cán bộ có đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ.
CHƢƠNG 2