Đối với dạng bài chơi trò chơi – liên hệ, tự liên hệ

Một phần của tài liệu Sử dụng một số trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 (Trang 42 - 61)

Trò chơi: Đứng ngồi theo lệnh

- Mục đích:

Nhằm giáo dục tính tự giác, ý thức kỉ luật, nhanh nhẹn khẩn trương, đồng thời giáo dục tinh thần trách nhiệm, củng cố kĩ năng tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.

- Chuẩn bị:

Tập hợp học sinh thành 2 - 4 hàng dọc, em nọ cách em kia 0,8m- 1,0m hoặc 2 – 4 hàng ngang hay 1 – 2 vòng tròn đồng tâm quay mặt vào trong, em nọ cách em kia tối thiểu 0,2m. Cũng có thể cho học sinh đứng mặt quay theo chiều vòng tròn, em nọ cách em kia 0,8m.

- Cách chơi:

Khi người điều khiển hô “ngồi” hoặc thổi một tiếng còi đanh, gọn, thì tất cả các em phải nhanh chóng ngồi xuống. Khi hô “đứng” hoặc thổi hai tiếng còi thì phải nhanh chóng đứng lên. Ai thực hiện sai động tác phải chạy hoặc nhảy lò cò một vòng xung quanh các bạn, hay phải hát một bài hay đọc một đoạn thơ,…

- Cách dạy:

Sau khi ổn định, giáo viên gọi tên trò chơi sau đó vừa giải thích vừa hướng dẫn cho các em chơi theo nhịp độ chậm, vừa dùng một tay làm kí hiệu ngồi xuống hoặc đứng lên.

Khi học sinh đã nắm vững cách chơi, giáo viên hô nhịp độ chậm sau đó hô nhịp tăng dần rồi hô lặp lại “ngồi!”, “ngồi!” hoặc “đứng!”, “đứng!” để tạo sự hấp dẫn và sự tập trung chú ý của học sinh. Chính khi hô như vậy sẽ xuất hiện những em do không tập trung chú ý nên phản ứng sai.

+ Hướng dẫn cho cán sự lớp cách điều khiển.

+ Hướng dẫn cho các em tự chơi ngoài giờ học theo nhóm ngẫu nhiên.

Trò chơi: Xếp hàng thứ tự

- Mục đích:

Nhằm giáo dục tính tự giác, ý thức kỉ luật, nhanh nhẹn khẩn trương, đồng thời giáo dục tinh thần trách nhiệm, củng cố kĩ năng tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.

Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc (mỗi tổ một hàng) tổ trưởng đứng trên cùng. Giáo viên cho các em dóng hàng, điểm số và nhắc các em ghi nhớ số thứ tự chỗ đứng của mình.

Cho học sinh tập và học thuộc những câu sau: “Xếp hàng thứ tự,

Mỗi chỗ một người Cho nhanh, cho đẹp Nào! Một! Hai! Ba” - Cách chơi:

Khi các em đang chơi tự do trên sân, giáo viên có thể thổi một, hai hồi còi dài (có thể kèm theo tiếng vỗ tay) hoặc kết hợp thổi còi và hô to “các em chú ý!”. Cũng có thể hô to: “học sinh!”, các em trả lời: “yên lặng” trong 1 – 2 lần, sau đó giáo viên nói: “bây giờ các em chơi trò chơi xếp hàng thứ tự”, tất cả đồng thanh đọc 4 câu đã học, sau đó nhìn theo cô đứng ở chỗ nào thì nhanh chóng về tập hợp theo tổ quy định trước mặt cô”. Sau đó giáo viên có thể hỏi thêm xem các em đã nghe rõ chưa, rồi ra lệnh cho các em đọc 4 câu, khi các em đọc từ “ba!” thì nhanh chóng về tập hợp đứng số thứ tự của mình theo tổ trước mặt cô, tổ nào tập hợp nhanh hàng ngũ ngay ngắn, thẳng đẹp, không xô đẩy nhau hàng đó thắng cuộc. Tiếp theo giáo viên cho học sinh giải tán chơi tự do rồi lại tập hợp lại.

- Cách dạy:

Đầu buổi tập giáo viên cho học sinh tập luyện cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số: 2 – 3 lần (cứ tập hợp, dóng hàng, điểm số sau đó giáo viên cho giải tán rồi lại tập hợp) đến lần 3 – 4 giáo viên cho chơi trò chơi.

Sau một số buổi tập, khi các em đã nắm vững cách chơi, giáo viên mới cho các em tập đọc và học thuộc bốn câu trên rồi cho chơi kết hợp đọc và tập hợp.

Đến cuối năm lớp 1 và đầu năm lớp 2, giáo viên có thể nêu thêm một số yêu cầu cho các tổ trưởng phải tập hợp tổ mình, dóng hàng, điểm số rồi

báo cáo cho giáo viên. Khi giáo viên nhận được báo cáo thì mới chính thức công nhận tổ đó đã tập hợp xong.

Trò chơi: Kéo co

- Mục đích:

Nhằm giáo dục tinh thần đoàn kết, tính tập thể, giáo dục kĩ năng hợp tác, tinh thần trách nhiệm. Đồng thời, rèn luyện sức mạnh tay – ngực, rèn luyện sức khỏe.

- Chuẩn bị:

Một dây chão bằng đay có đường kính 3 – 4cm hoặc dây nilon có đường kính 1, 5 – 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể dùng cây trúc, hóp đá có đường kính 4 – 6cm dài 3 – 4cm. Ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ hay khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi đội. nếu bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa.

Kẻ 2 vạch giới hạn song song với nhau, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài khoảng 1 – 2m. Tùy theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số người chơi mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam – nữ tương đương nhau.

Cho các em tập hợp ở hai phần của dây và hai tay nắm lấy dây. Hai tay của hai em đứng đầu tiên của hai đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu chỗ tay cầm và một tay đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình.

- Cách chơi:

Giáo viên hô “chuẩn bị…bắt đầu” hoặc “chuẩn bị…” sau đó thổi một còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đôi bạn bị kéo ra khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới hạn của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không phân được thắng thua, thì sau 2 – 3 phút giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay bằng hai đội khác.

Chú ý: Đối với học sinh tiểu học không nên cho các em kéo co theo kiểu

không dùng dây (hoặc sào) mà là nắm lấy tay nhau ở hai em đầu tiên, những em còn lại ôm lấy bụng bạn. Qua thực tế tổ chức kiểu này chúng tôi thấy tay của hai em đầu tiên không chịu được sức kéo của các bạn gây đau tay và tuột tay, học sinh bị ngã ngửa ra phía sau rất nguy hiểm.

- Cách dạy:

Tập hợp học sinh thành 4 hàng dọc sau đó cho các em quay thành 4 hàng ngang mặt hướng về chỗ kẻ sân chơi. Giáo viên gọi tên trò chơi, chọn 6 – 8 em khỏe ra chia làm hai đội và giáo viên hướng dẫn cho các em cách cầm dây, cách đứng, sau đó giải thích cho các em cách chơi rồi cho 2 đội chơi thử. Tiếp theo giáo viên cho 2 đội chơi lần thứ 2 và giải thích cho học sinh rõ khi nào là bị thua.

Cho từng tổ, hoặc hai tổ ra chơi. Có thể cho riêng các em nam thi với nhau, hoặc hỗn hợp mỗi đội cả nam lẫn nữ nhưng tỉ lệ phải bằng nhau.

Tổ chức thi vô địch giữa các tổ

Hướng dẫn cho các em tự chơi, tự tập ngoài giờ.

Trò chơi: Cõng bạn đi học

- Mục đích:

Nhằm giáo dục tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè khi bạn bè gặp khó khăn, hoạn nạn, yêu thương đùm bọc những người xung quanh. Đồng thời giúp rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kĩ năng đi có mang vác trong vật.

- Chuẩn bị:

Kẻ hai vạch song song cách nhau 5 – 6m. Một vạch quy ước là “nhà”, vạch kia quy ước là “trường học”.

Giáo viên cho học sinh tập hợp thành 2 – 4 hàng ngang hoặc 6 – 8 hàng dọc tạo thành từng cặp nam với nam, nữ với nữ, mỗi lần xuất phát 6 – 8 cặp. Từng cặp đứng vào vạch xuất phát quy ước là “nhà” hoặc “trường”.

- Cách chơi:

Giáo viên phát lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, nhưng không thi đua xem ai cõng được nhanh, mà sau khi có lệnh của giáo viên từng đôi một, một em cõng bạn đi học từ nhà đến trường, sau đó đổi vị trí em kia lại cõng bạn từ trường về nhà. Trò chơi được tiến hành một cách nhẹ nhàng, không ghanh đua, không vội vàng để tránh xảy ra tai nạn.

- Cách dạy:

Giáo viên gọi tên trò chơi và phát vấn học sinh tình huống một bạn bị đau chân thì em sẽ làm gì để giúp bạn đi học. Hiện nay có nhiều phương tiện để giúp các bạn đau chân đi học, nhưng giáo viên định hướng cho các em là có một cách trong số đó là cõng bạn. Như vậy, trò chơi giả làm cõng người đi học và cõng bạn từ trường về nhà.

+ Giáo viên hướng dẫn bằng cách cho một đôi ra làm mẫu cách cõng bạn

+ Tổ chức cho các em đứng theo từng cặp tương ứng (giới tính, trọng lượng,…).

+ Cho các em chơi thử, sau đó cho chơi chính thức có phân thắng thua.

Trò chơi: Kiệu bạn

- Mục đích:

Nhằm giáo dục tình bạn, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, giúp rèn luyện kĩ năng mang vác, phát triển sức mạnh tay,

- Chuẩn bị:

Kẻ hai vạch xuất phát và đích cách nhau 8 – 15cm

Tập hợp học sinh thành 3 hoặc 6 hàng ngang tạo thành từng nhóm 3 em nam với nam, nữ với nữ phía sau vạch xuất phát.

- Cách chơi:

Từng nhóm 3 người tiến vào sát vạch xuất phát, hai người làm nhiệm vụ kiệu, cách thức tiến hành kiệu như sau:

- Chuẩn bị:

Hai người làm nhiệm vụ kiệu đứng sát vạch xuất phát vai cách nhau 0,2 – 0,3m, hai tay nắm lấy cổ tay nhau theo kiểu úp lòng bàn tay lên cổ tay. Người được kiệu đứng ở phía trước tay của hai người kiệu, mặt cũng hướng về trước cùng chiều với hai người kia

Động tác: Hai người làm kiệu hơi co hai chân hạ thấp trọng tâm để chỗ

4 tay nắm với nhau xuống dưới mông của người được kiệu (hơi lùi sâu vào phía đùi một chút).

Người được kiệu quàng hai tay bá lấy cổ hai bạn đồng thời kiễng chân lên ngồi vào chỗ nắm tay nhau của hai người. Sau đó hai người làm kiệu đứng thẳng người lên và kiệu bạn đi đến đích.

Sau khi đến đích người được kiệu thay cho một trong hai người kia làm người kiệu để đi từ đích về vạch xuất phát. Tiếp theo lại kiệu từ vạch xuất phát về đích và thay vị trí người làm kiệu thứ hai thành người được kiệu. Trò chơi được tiếp tục thêm ba lần nữa để mỗi người được kiệu hai lần thì dừng lại

- Cách dạy:

+ Giáo viên gọi tên trò chơi.

+ Chọn 3 em ra để giáo viên hướng dẫn các em cách nắm tay nhau để làm kiệu và cách kiệu.

+ Cho cả lớp tập luyện cách làm kiệu và ngồi lên kiệu, giáo viên đi kiểm tra (chưa cho các em đi). Khi thấy các em thực hiện đúng động tác mới cho đi chậm một đoạn, rồi cho đi hết cự ly quy định. Cuối cùng có thể cho chơi tiếp sức kiệu bạn.

Lưu ý: Thường xuyên nhắc các em học sinh đảm bảo an toàn

Trò chơi: Đoán xem ai - Mục đích:

Nhằm giáo dục tính tự giác, tinh thần đoàn kết, tính tập thể rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, tập trung sự chú ý.

- Chuẩn bị:

Tập hợp học sinh thành 1 vòng tròn hoặc 4 hàng ngang quay mặt vào nhau, hàng nọ cách hàng kia 5 – 8m.

Chọn 1 em vào giữa sân và dùng khăn bịt mắt em lại. - Cách chơi:

Tất cả học sinh đồng thanh vỗ tay và đọc 1 số câu sau: Bạn hãy lắng nghe

Từ tiếng động nhẹ Đến cách vỗ vai Rồi đoán xem ai Là người trêu bạn

Sau 5 câu trên cả lớp trật tự và yên lặng, giáo viên chỉ định 1 em đi nhẹ nhàng đến nói nhỏ hay bắt tay hoặc vỗ nhẹ vào vai bạn bị bịt mắt sau đó đi nhanh về đứng vào vị trí cũ như bình thường không có gì xảy ra. Sau đó giáo viên đến cởi khăn bịt mặt cho em đứng ở trong sân để em này trên cơ sở nghe giọng nói, tiếng hay cách vỗ vai và nét mặt của các bạn để đoán xem ai là người đã vào bắt tay mình. Lúc này các em đứng trong hàng phải đứng yên lặng, chân tay không được động đậy, nếu bạn trước đó bị bịt mắt đoán đúng ai thì người đó phải vào trong sân đóng vai người bị bịt mắt và trò chơi bắt đầu lại từ đầu. Nếu đoán sai 3 lần thì bạn đó phải trở lại đóng vai người bị bịt mắt và trò chơi lại tiếp tục. Sau 2 đến 3 lần mà người bị bịt mắt vẫn không đón trúng thì giáo viên cho học sinh khác vào thay.

Giáo viên ổn định đội hình định tổ chức cho học sinh chơi. + Gọi tên trò chơi.

+ Chọn 1 học sinh vào giữ sân dùng khăn bịt mắt lại sau đó nói to “Bây giờ cô (thầy) sẽ chỉ định 1 bạn vào bắt tay em, em chú ý để sau đây đoán cho đúng.” Giáo viên chỉ định 1 em vào bắt tay khi em này về đến vị trí cũ thì giáo viên mở khăn bịt mắt cho em đứng ở giữa sân để em đó đi đoán xem ai. Sau 1 số buổi chơi như trên, giáo viên dạy truyền khẩu cho học sinh mấy câu như đã nêu ở trên và cho học sinh đọc kết hợp với chơi.

Trò chơi: Lò cò tiếp sức

- Mục đích:

Giáo dục tinh thần đoàn kết, tính tập thể, đồng thời giáo dục cho học sinh kĩ năng hợp tác làm việc có hiệu quả. Bên cạnh đó, nhằm rèn luyện sức khỏe, phát triển sức mạnh chân, khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo.

- Chuẩn bị:

Kẻ một vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 4 – 5 m kẻ một vạch giới hạn hoặc cắm 2 – 4 lá cờ hay đặt 2 – 4 vật làm chuẩn trong 2 – 4 vòng tròn nhỏ có đường kính 0,5m.

Tập hợp học sinh thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng với cờ (vật chuẩn). Số lượng học sinh trong 2 – 4 hàng phải bằng nhau và tương đương nhau về giới tính.

- Cách chơi:

Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, những em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng bật nhảy lò cò bằng một chân về phía trước vòng qua cờ rồi lại nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và đưa tay chạm sang người số 2. Em số 2 lại nhảy lò cò như em số 1 và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào lò cò xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

Các trường hợp phạm quy: + Xuất phát trước lệnh.

+ Người trước chưa về đến nơi, chưa chạm tay người sau đã rời khỏi vạch xuất phát.

+ Không bật vòng qua cờ (vật chuẩn). + Không lò cò mà chạy.

- Cách dạy:

Ổn định lớp theo đội hình quy định.

Giáo viên gọi tên trò chơi. Làm mẫu và giải thích thế nào là động tác nhảy lò cò.

Cho học sinh nhảy lò cò tại chỗ.

Cho từng tổ nhảy lò cò về phía trước sau đó đứng lại quay đằng sau rồi nhảy lò cò về chỗ cũ (khoảng cách nhảy khoảng 3 – 5m).

Giáo viên giải thích cách chơi. Chú ý giới thiệu chi tiết động tác chạm tay của người nhảy trước với người chuẩn bị nhảy vì đây là chỗ hay phạm quy.

Cho cả lớp chơi thử một hai lần. Giáo viên giải thích hoặc chỉ dẫn chỗ sai của một số học sinh để cả lớp nắm vững luật.

Cho các em chơi chính thức có phân thắng thua.

Chú ý: Giáo viên gợi ý đồng thời cho phép các em tự bố trí người nhảy

trước người nhảy sau trong hội của mình cho kết quả, ví dụ người thứ nhất là bạn khỏe và nhanh sau đó đến các bạn khác rồi một số bạn khỏe và nhanh nhảy cuối v.v…

Trò chơi: Qua rãnh nước

- Mục đích:

Nhằm giáo dục tinh thần tự giác, trách nhiệm, đồng thời trang bị cho học sinh các kĩ năng xử lý tình huống khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, rèn luyện kĩ năng đi kết hợp với nhảy, phát triển sức mạnh chân, sự phối hợp khéo léo, nhanh nhẹn, củng cố kĩ năng tập hợp hàng dọc, điểm số.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 (Trang 42 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)