Đôi nét về đặc điểm của học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 trường Tiểu học Xuân Viên nói riêng

Một phần của tài liệu Sử dụng một số trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 (Trang 40 - 42)

lớp 1 trường Tiểu học Xuân Viên nói riêng

Học sinh Tiểu học thuộc giai đoạn độ tuổi từ 6 – 11 tuổi. Lứa tuổi này diễn ra những thay đổi cơ bản trong tất cả các cơ quan và các tổ chức cơ thể (toàn bộ những đường cong của cột xương sống, ở cổ, ngực, thắt lưng được hình thành). Tuy nhiên sự cốt hóa ở bộ xương chưa kết thúc do đó mà bộ xương của các em mềm dẻo linh hoạt tạo khả năng to lớn cho giáo dục thể chất đúng đắn và học tập nhiều dạng thể thao, nhưng cũng rất dễ gây ra những hậu quả tiêu cực nếu tác động sai hướng. Vì vậy trong công tác giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tư thế ngồi học, kích thước của bàn ghế là những điều kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển thể chất lành mạnh của trẻ. Ở học sinh Tiểu học , sự phát triển cơ bắp và dây chằng được tăng cường nhanh chóng và thể tích tăng lên, sức mạnh chung của cơ bắp tăng nhanh. Cơ tim của các em phát triển mạnh, sức chịu đựng của trẻ được tăng cường và là điều kiện quan trọng nâng cao năng lực làm việc của não bộ. Mối quan hệ giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế của hoạt động sinh lý thần kinh đang có sự thay đổi đáng kể theo hướng cân bằng hơn: quá trình ức chế rõ rệt hơn so với lứa tuổi mẫu giáo tuy nhiên khuynh hướng hưng phấn còn rất mạnh, điều đó giải thích tại sao các em học sinh Tiểu học lại rất hiếu động. Năng lực nhận thức của học sinh Tiểu học còn rất hạn chế về mọi mặt nhất là thực tiễn tích lũy kinh nghiệm sống. Các em hay tò mò, thích khám phá, giàu trí tưởng tượng, bên cạnh đó học sinh Tiểu học cũng thiếu tính kiên trì, tính bền bỉ, dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản, khả năng kiềm chế còn hạn chế. Lứa tuổi học sinh Tiểu học, các em rất giàu cảm xúc, cả tin, dễ chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh.

Hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập, tuy nhiên hoạt động vui chơi vẫn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, tâm lý của các em nhất là đối với bậc đầu Tiểu học.

Về hoạt động nhận thức, nhận thức cảm tính là chủ yếu trong đó tư duy trực quan chiếm ưu thế. Khả năng tập trung chú ý trong một khoảng thời gian dài còn hạn chế, ghi nhớ máy móc phát triển mạnh hơn ghi nhớ logic.

Mọi biểu hiện về tâm lý ở các em trong giai đoạn này chưa ổn định, chưa bền vững, dễ bị dao động theo sự tác động của môi trường sống xung quanh. Vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cần phải tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực nhằm hình thành và phát triển nhân cách trẻ đúng hướng.

Học sinh Tiểu học đang dần thiết lập, tạo dựng mối quan hệ mới giữa các em học sinh với nhau trong quá trình học tập, trong hoạt động cùng nhau, các em thừa nhận uy tín của giáo viên một cách mặc nhiên. Đối với học sinh Tiểu học thì giáo viên là một trọng tài chung về đạo đức. Các em học sinh lĩnh hội các quy tắc và chuẩn mực đạo đức về hành vi trong ứng xử, giao tiếp, trong học tập và giao lưu,… Nói khác đi, các em đang học làm người từ những bài học trên lớp, trong học tập và lao động, trong các mối quan hệ xã hội đa dạng và phong phú mà các em là thành viên,…. Giai đoạn lứa tuổi này, vốn kinh nghiệm của các em có sự phát triển do hoạt động học tập mang lại, vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn tăng lên đồng nghĩa với việc tiếp thu, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức dựa trên sự phân tích, trải nghiệm của cá nhân.

Học sinh Tiểu học lĩnh hội những chuẩn mực và quy tắc hành vi thay đổi cơ bản những đặc điểm cảm xúc giống như những quá trình tâm lý khác, tùy theo từng điều kiện của hoạt động học tập mà tính chất xúc cảm ở các em cũng dần được thay đổi. Hoạt động này liên quan với những yêu cầu chặt chẽ đối với những hành động phối hợp, kỉ luật tự giác, chú ý và trí nhớ có chủ định, tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến cảm xúc của các em. Học sinh Tiểu học rất tự hào khi được giao nhiệm vụ, các em có xu hướng tỏ rõ thái độ và trách nhiệm trong thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức ở trường học. Đây là những cơ sở tâm lý để hình thành ở các em nhận thức,

hành vi đạo đức dựa trên một hệ thống những xúc cảm và tình cảm đạo đức tích cực được hình thành ở các em thông qua quá trình tham gia vào hoạt động tập thể (học tập, lao động, vui chơi, hoạt động xã hội,…) mà các em là thành viên.

Bên cạnh những đặc điểm chung nói trên, học sinh trường Tiểu học Xuân Viên cũng có một số đặc điểm riêng nổi bật cụ thể là:

Đa số các em học sinh đều là con em lao động trong địa bàn xã và các vùng lân cận nên ngoài việc học các em ít nhiều còn phải phụ giúp gia đình những công việc lặt vặt như quét nhà, nhặt rau, chơi trông em giúp mẹ,…do đó các em ít chú tâm vào việc học của mình. Mặt khác, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và các thiết bị ngày càng hiện đại, ở những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, bố mẹ “bận bịu” ít có điều kiện quan tâm, chơi cùng các con nên việc cho con chơi với “Smartphone” là giải pháp hữu hiệu để con tự chơi và bố mẹ có thời gian làm việc của mình. Lâu dần trẻ trở nên phụ thuộc và mải mê với các game giải trí và thiếu chúng trẻ không chịu chơi, nũng nịu,…Vậy là việc làm của bố mẹ đã vô tình và gián tiếp làm ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ, khiến trẻ “mê mẩn” và “mụ mị” với những trò chơi hiện đại, sống thu mình, lười giao tiếp với bạn bè,…

2.3. Thiết kế và hướng dẫn tổ chức dạy học một số trò chơi dân gian truyền thống trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 ở một số

Một phần của tài liệu Sử dụng một số trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 (Trang 40 - 42)