PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Sử dụng một số trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 (Trang 80 - 82)

đúng giờ ạ

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu sử dụng trò chơi dân gian trong điều kiện xã hội hiện đại có ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Đối với các em học sinh thì trò chơi dân gian không chỉ đơn giản là một hình thức vui chơi giải trí mà nó còn là một hình thức rèn luyện phẩm chất nhân cách. Trò chơi dân gian còn là một hình thức văn hóa giữa quá khứ - hiện tại và tương lai, đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ trò chơi dân gian và phương thức giữ gìn và phát huy loại hình trò chơi này một cách hiệu quả trong điều kiện xã hội ngày nay,

2. Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học cần thực hiện linh hoạt đáp ứng yêu cầu đổi mới về hình thức, đồng thời phát huy tính tích cực hoạt động của chủ thể tham gia. Nghiên cứu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học đã khẳng định cần khai thác được những ưu thế trong công tác giáo dục học sinh trường Tiểu học.

3. Đề tài xây dựng được hệ thống các biện pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định tính hiệu quả của hệ thống các biện pháp luận án xây dựng. Những phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy sự chuyển biến đáng kể ở học sinh lớp trên các mặt nhận thức, thái độ và hành vi sau chương trình thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định cơ sở thực tiễn của việc áp dụng hệ thống biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nhà trường.

1. Đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo. Các trường sư phạm cần đưa trò chơi dân gian vào chương trình đào tạo như một nội dung rèn kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên.

Với tư cách là nhà giáo dục, giáo viên giữ vai trò là người tổ chức sử dụng trò chơi dân gian để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học. Có các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên, nâng cao nhận thức kĩ năng dử dụng trò chơi dân gian nhằm nhiệm vụ giáo dục học sinh.

2. Đối với cơ quan quản lý giáo dục cần thiết cải thiện cơ sở vật chất của nhà trường, cung cấp những phương tiện và điều kiện cần thiết phục vụ quá trình sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục Đạo đức cho học sinh. Các cơ sở giáo dục cần sư tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian ở địa phương, tổ chức biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn tổ chức sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Cần xây dựng được thiết chế quản lý về sử dụng trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, quy định cụ thể về thời gian, khối lượng kiến thức, nội dung giáo dục. Ban hành những quy định cụ thể về công tác đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá cụ thể. Phòng Giáo dục cần linh hoạt trong tổ chức hướng dẫn các đơn vị tổ chức sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Có hình thức quản lý hữu hiệu đối với các đơn vị trường học thông qua tổ chức triển khai văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.

3. Trường Tiểu học cần thiết kế và xây dựng nội dung sử dụng trò chơi dân gian theo nội dung văn bản chỉ đạo hướng dẫn, chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cần chú ý công tác bồi dưỡng giáo viên thường xuyên, chú trọng tính hiệu quả trong công tác sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua thiết kế và sử dụng thang đo cụ thể để lượng giá thông tin.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)