Hiện nay phương pháp trò chơi đã và đang được áp dụng ở hầu khắp các lớp bậc Tiểu học, đặc biệt là ở các khối lớp 1, 2, 3. Thông qua tổng hợp ý kiến trả lời của giáo viên chúng tôi thấy giáo viên có một số khó khăn sau:
Ở câu hỏi thứ nhất, nhận thức của giáo viên về vấn đề áp dụng đổi mới trong dạy học môn đạo đức ở lớp 1. Đặc biệt là vấn đề dạy học sử dụng trò chơi dân gian truyền thống. Có 75% giáo viên đã nhận thấy tác dụng của trò chơi dân gian truyền thống khi sử dụng lồng ghép trong bài dạy là nhằm thu hút học sinh trong giờ học, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy những vốn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và giúp giáo viên khai thác bài dạy một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả. Đồng thời, những giáo viên này cũng đưa ra thời
điểm để sử trò chơi dân gian truyền thống là đưa vào phần cuối của bài nhằm củng cố, nhằm hệ thống và khắc sâu kiến thức hơn cho học sinh. Số còn lại là 25% cho rằng có thể sử dụng trò chơi dân gian truyền thống không chỉ vào thời điểm cuối giờ mà có thể sử dụng trong phần dạy bài mới hoặc phần kiểm tra bài cũ.
Ở câu hỏi thứ hai, 100% giáo viên được điều tra cho rằng cần thiết phải sử dụng trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian truyền thống trong các tiết học đạo đức ở lớp 1.
Với câu hỏi điều tra thứ ba, mục tiêu của việc dạy học đạo đức ở Tiểu học có sử dụng trò chơi dân gian truyền thống. Có 55% giáo viên đã nêu lên mục tiêu của việc sử dụng trò chơi dân gian trong dạy học đạo đức ở Tiểu học là kích thích nhu cầu hứng thú học tập cho học sinh; hỗ trợ củng cố bài dạy hoặc mở đầu bài dạy một cách phong phú, hấp dẫn. Còn 45% giáo viên đã nêu lên mục tiêu của việc sử dụng trò chơi dân gian là tạo không khí học tập thoải mái, vui vẻ; tăng cường khả năng hoạt động của học sinh trong tiết học.
Khi được hỏi khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải trong khi vận dụng trò chơi dân gian truyền thống để tổ chức các tiết dạy và học trong môn đạo đức lớp 1, ở câu hỏi thứ tư. Có 25% giáo viên gặp khó khăn về phương tiện, 45% giáo viên gặp khó khăn về hình thức tổ chức, 30% giáo viên gặp khó khăn về phương pháp tổ chức.
Ở câu hỏi thứ năm, 100% giáo viên đều lựa chọn câu trả lời: Các trò chơi dân gian truyền thống được sử dụng trong môn Đạo đức ở lớp 1 giáo dục cho học sinh các phẩm chất đạo đức và kĩ năng cơ bản như giáo dục tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tương thân tương ái, tự giác, kỉ luật, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu lao động.
Ở câu hỏi thứ sáu, 100% giáo viên cũng đã lựa chọn phương án trả lời là phối hợp các hình thức tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm và học cá nhân