Đối với dạng bài quan sát tranh và kể chuyện theo tranh nhận xét về hành vi của các nhân vật

Một phần của tài liệu Sử dụng một số trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 (Trang 61 - 63)

xét về hành vi của các nhân vật

Trò chơi: Vườn cảm xúc

- Mục đích: Giúp học sinh phân biệt và bày tỏ thái độ đồng tình (phê phán) đối với những việc làm, hành vi tốt (chưa tốt). Rèn cho học sinh đức tính nhanh nhẹn, tự giác, tích cực.

- Chuẩn bị:

+ Một số tranh ảnh về việc mà học sinh nên làm và không nên làm, mặt sau có gắn các nam châm như:

+ Các biểu tượng cảm xúc phẫn nộ (không nên), vui (nên), trái tim (rất nên, rất yêu thích), mặt sau có gắn các nam châm chẳng hạn như:

- Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 5 người chơi. Giáo viên chia bảng làm 2 phần, gắn mỗi bên bảng một số tranh ảnh thể hiện việc nên làm và việc không nên làm đồng thời giới thiệu trò chơi: Bạn Hải Anh có rất nhiều việc phải làm nhưng bạn ý không biết việc làm nào sẽ là tốt (nên làm), việc làm nào là xấu (không nên làm), Hải Anh muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không? Hai đội xếp thành 2 hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên gắn tranh - ảnh vào các biểu tượng cảm xúc. Bạn thứ nhất gắn xong quay về để bạn tiếp theo lên tìm, cứ như vậy cho đến khi hết thời gian 5 phút. Các bạn dưới lớp là trọng tài đánh giá đội nào gắn được nhiều tranh ảnh,…mà đúng, đẹp thì đội đó sẽ là đội thắng cuộc, đội thua cuộc sẽ phải hát cho đội thắng cuộc nghe.

Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên nêu lại một số câu hỏi để

khắc sâu kiến thức.

Trò chơi: Xem tranh đoán hành động

- Mục đích:

Giúp học sinh biết xử lý tình huống, biết đặt vị trí của mình vào tình huống để đưa ra cách giải quyết. Rèn cho học sinh đức tính nhanh nhẹn, tự giác, tích cực.

- Chuẩn bị:

+ Một số bức tranh (có thể là tranh trong sách giáo khoa đạo đức lớp 1 được phóng to và in ra, tranh do giáo viên sưu tầm), mặt sau có gắn nam châm chẳng hạn như:

Tranh 1 Tranh 2

+ Một số hành động, câu nói (ít nhất là 10 câu) có liên quan đến nội dung bức tranh, có gắn nam châm ở mặt sau chẳng hạn:

- Cách chơi:

Giáo viên chia lớp thành 2 đội mỗi đội 5 học sinh, đồng thời chia bảng ra làm hai phần bằng nhau, trên bảng của mỗi đội có gắn một bức tranh. Hai đội xếp thành hai hàng, khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên gắn hành động, câu nói xuống bên dưới (hoặc xung quanh bức tranh). Bạn đầu tiên tìm và gắn xong thì quay về cho bạn tiếp theo lên tìm và gắn cứ như vậy cho đến khi hết thời gian 5 phút. Các bạn dưới lớp là trọng tài đánh giá đội nào gắn được nhiều câu nói, hành động,…mà đúng, đẹp thì đội đó sẽ là đội thắng cuộc và được gắn một bông hoa thi đua vào thành tích nhóm còn đội thua cuộc sẽ bị trừ một bông hoa thi đua ở thành tích nhóm.

Trò chơi: Kể chuyện theo tranh (Thi kể chuyện)

- Mục đích:

Một phần của tài liệu Sử dụng một số trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)