đúng giờ ạ
3.5.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính thông qua quan sát, thăm dò ý kiến giáo viên dạy thử nghiệm và ý kiến học sinh. Chúng tôi đã thu được kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh của hai lớp đối chứng và thực nghiệm như sau:
Bảng 3: Mức độ hứng thú của học sinh Lớp SL Mức độ Rất thích Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % SL % TN 1A 25 20 80 5 20 0 0 0 0 ĐC 1B 26 9 34,6 11 42,3 6 23,1 0 0
Học sinh có hứng thú rất thích và thích ở lớp thực nghiệm là 100%, với mức độ rất thích là 80%. Trong khi đó, tỉ lệ % số học sinh rất thích ở lớp đối chứng chỉ là 34,6%.
Lớp thực nghiệm không có học sinh nào ở mức độ hứng thú bình thường hoặc không thích nhưng ở lớp đối chứng, tỉ lệ này vẫn chiếm 23,1%.
Ngoài ra, kết quả đánh giá định tính còn được đánh giá tổng hợp qua một số tiêu chí ở bảng sau:
Bảng 4: Kết quả đánh giá định tính của hai lớp đối chứng và thực nghiệm.
Tiêu chí đánh giá Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
SL % SL %
Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu xây
dựng bài 18 69,23 21 84,0
Học sinh tích cực, chủ động trong giờ học 19 73,01 20 80,0 Học sinh giải quyết các yêu cầu nhận thức
Học sinh tập chung, chú ý vào bài học 20 76,9 22 88,0 Học sinh thường xuyên trao đổi, làm việc
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập
15 57,69 21 84,0
Học sinh tự tin, tích cực bày tỏ ý kiến của
mình 18 69,23 19 76,0
Thông qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã nhận thấy sự khác biệt trong hứng thú học tập của học sinh được thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập. Học sinh tại lớp đối chứng còn rất nhiều em chưa tích cực, chưa tập chung trong quá trình học tập. Hầu hết các em chưa hứng thú với bài học, rất rụt rè, nhút nhát, ít giơ tay phát biểu khiến vì vậy mà lớp học rất trầm. Ngược lại, học sinh tại lớp thực nghiệm khi học các tiết học có tổ chức trò chơi dân gian phần lớn đều hào hứng, phấn khích khi tham gia trò chơi. Hầu hết các em đều hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, chú ý vào bài học mà không bị phân tán bởi các yếu tố ngoài bài học. Không có học sinh học bài trong trạng thái mệt mỏi, uể oải hay buồn ngủ. Học sinh tích cực, chủ động và tự giác hơn trong học tập. Các em luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất phần chơi của mình và đội mình. Các yêu cầu nhận thức được các em chủ động tìm tòi, giải quyết một cách sáng tạo. Trong quá trình tham gia trò chơi, các em còn tích cực bàn bạc, trao đổi, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt phần chơi của đội mình. Khi trò chơi kết thúc, các em rất mong muốn được tham gia vào những trò chơi tiếp theo và muốn học nhiều giờ học như vậy. Qua đây ta thấy được rằng, việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy và học môn Toán giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình nhận thức.
3.5.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
Sau khi thực hiện xong các tiết học được lựa chọn, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả học sinh ở 2 mặt: tri thức và kỹ năng thông qua một bài kiểm tra.
Bài kiểm tra được đánh giá theo mức độ (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành).
Bảng 5: Kết quả đánh giá kiến thức cơ bản.
Lớp SL
Mức độ
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL % SL % SL %
TN 1A 25 9 36 14 56 2 8
ĐC 1B 26 5 19,23 18 69,23 3 11,54
Tỷ lệ % học sinh đạt mức độ hoàn thành tốt của lớp thực nghiệm là 36% tăng 16, 77% so với lớp đối chứng. Tỷ lệ % học sinh ở mức độ chưa hoàn thành ở lớp thực nghiệm là 8%, giảm 3, 54% so với lớp đối chứng. Kết quả trên cho thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đem lại hiệu quả rõ rệt giúp học sinh có hứng thú, lôi cuốn học sinh vào bài học. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức, tích cực, chủ động nhận thức, góp phần nâng cao kết quả học tập môn Đạo đức.
Bảng 6: Kết quả đánh giá kỹ năng.
Lớp SL Mức độ Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % TN 1A 25 11 44,00 14 56 0 0 ĐC 1B 26 6 23,08 17 65,38 3 11,54
Tỷ lệ % học sinh đạt mức độ tốt ở lớp thực nghiệm là 44% tang 20,92% so với lớp đối chứng.
Tỷ lệ học sinh mức độ cần cố gắng ở lớp thực nghiệm là 0% thấp hơn lớp đối chứng 11,54%.
Kết quả trên cho thấy: Việc tổ hoạt động trò chơi trong quá trình dạy học môn Đạo đức giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng tốt hơn các giờ học thông thường.
Ngoài ra, để thêm thông tin về quá trình thực nghiệm, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu mức độ hứng thú học tập của học sinh, đồng thời thực hiện đánh giá qua quan sát, dự giờ. Kết quả cụ thể như sau
Bảng 7: Mức độ hứng thú của học sinh. Lớp SL Mức độ Rất thích Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % SL % TN 1A 25 17 68,0 8 32,0 0 0 0 0 ĐC 1B 26 9 34,61 11 42,3 6 23,09 0 0
Học sinh có hứng thú rất thích và thích ở lớp thực nghiệm là 100%, với mức độ rất thích là 68%. Trong khi đó, tỉ lệ % số học sinh rất thích ở lớp đối chứng chỉ là 34,61%.
Lớp thực nghiệm không có học sinh nào ở mức độ hứng thú bình thường hoặc không thích nhưng ở lớp đối chứng, tỉ lệ này vẫn chiếm 23,09%.
Kết quả đánh giá qua dự giờ:
Trong quá trình dự giờ, chúng tôi đã quan sát và nhận thấy sự hứng thú học tập được thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập của sinh. Các em rất hào hứng, tích cực tham gia hoạt động học tập bằng một không khí lớp học sôi nổi, vui tươi. Và khi trò chuyện với các em, thì chúng tôi thấy rằng đa số các em đều mong muốn có những giờ học như vậy. Như vậy, việc tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong dạy và học môn Đạo đức giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình nhận thứ.
Kết luận chương 3
Sau khi tiến hành nghiên cứu và thiết kế trò chơi dân gian chúng tôi đã chỉ ra cách sử dụng và ứng dụng chúng vào các bài học với nội dung cụ thể đồng thời tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm lại hiệu quả và độ phù hợp của trò chơi được thiết kế.
Phần thực nghiệm đã chỉ rõ được tính khả thi, phù hợp và hiệu quả của trò chơi dân gian truyền thống được thiết kế thong qua các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra. Trò chơi dân gian truyền thống đã góp phần giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức bài học, hình thành các kĩ năng và bồi dưỡng cho em em thái độ tình cảm và từ đó có hành vi đạo đức đúng đắn.
Trò chơi dân gian truyền thống có tính ứng dụng cao, không chỉ phát huy được vai trò trong môn đạo đức mà còn có thể sử dụng cho nhiều môn học khác bởi tính linh hoạt của nó.