Thực trạng việc dạy học sinh lớp 1 trong các giờ Đạo đức có sử dụng trò chơi dân gian truyền thống

Một phần của tài liệu Sử dụng một số trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 (Trang 35 - 37)

Với câu hỏi thứ bảy, khi giáo viên được hỏi về vai trò quan trọng của chính mình khi dạy một số tiết Đạo đức có sử dụng trò chơi dân gian truyền thống 100% giáo viên đều nhận thấy có vai trò vô cùng quan trọng đó là: Kích thích nhu cầu hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội luật chơi và thực hiện trò chơi dễ dàng, thuận lợi, có tác dụng hỗ trợ giờ dạy.

Vì những nhận thức và khó khăn trên nên khi được hỏi về việc sử dụng trò chơi dân gian truyền thống trong một số tiết Đạo đức. Đã có 100% giáo viên đều trả lời là có thỉnh thoảng sử dụng trò chơi dân gian truyền thống trong dạy học Đạo đức.

Như vậy, nhận thức của giáo viên Tiểu học về vận dụng trò chơi dân gian truyền thống trong quá trình dạy học Đạo đức còn có những khó khăn và hạn chế nhất định.

1.2.2.2. Thực trạng việc dạy học sinh lớp 1 trong các giờ Đạo đức có sử dụng trò chơi dân gian truyền thống sử dụng trò chơi dân gian truyền thống

Qua 9 tiết dự giờ dạy học sinh lớp 1 học Đạo đức có sử dụng trò chơi dân gian truyền thống chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Về chuẩn bị: Đa số giáo viên đã chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho các trò

chơi dân gian truyền thống nhưng sự chuẩn bị đó còn sơ sài và chưa đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu được tham gia trò chơi của các em.

Về cách tiến hành: Giáo viên khi tổ chức trò chơi dân gian truyền thống

cho học sinh đã chú ý đến luật chơi, thời gian chơi và tiêu chí đánh giá, chọn ra người, đội thắng cuộc. Nhưng khi phổ biến luật chơi và tiêu chí đánh giá người, đội thắng cuộc vẫn chưa tổ chức học sinh vào khuôn khổ dẫn đến các

em còn lúng túng trong khi chơi và không có điều kiện để thể hiện hết khả năng của mình.

Và đặc biệt, giáo viên chưa xác định mục đích của trò chơi đó là gì nên khi chơi xong kiến thức của bài học vẫn chưa rút được ra và học sinh không khắc sâu được kiến thức.

Bảng 1: Kết quả đánh giá giờ dạy của giáo viên trường Tiểu học Xuân Viên – huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ.

Kết luận: Như vậy, qua việc điều tra, phỏng vấn và thực tế dự giờ

chúng tôi thấy rằng trong hoạt động học tập giáo viên chưa tạo được hứng thú cho trẻ tự giác đến với nội dung bài học và việc tổ chức trò chơi cho học sinh còn chưa được chú trọng, đôi khi giáo viên phổ biết luật chơi, cách chơi một

Lớp Số tiết

Đánh giá

Giáo viên dạy Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1A 3 0 0 1 33 2 67 0 0 Bùi Thị Thu Trà 1B 3 1 33 2 67 0 0 0 0 Phan Thị Mỹ 1C 3 0 0 2 67 1 33 0 0 Vi Thị Loan Tổng số 9 1 11 5 56 3 33 0 0

cách qua loa đại khái, dẫn đến việc học sinh không hiểu hoặc khó hiểu nên còn lúng túng khi chơi do vậy và hiệu quả đạt được chưa cao.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số trò chơi dân gian trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 (Trang 35 - 37)