CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Một số biện pháp biến đổi bài toán có lời văn ở lớp3
2.4.3. Tóm tắt bài toán rồi dựa vào tóm tắt để đặt bài toán mới
Có thể khi ta đọc một bài toán ta thấy lời văn khá dài dòng nhưng khi biết tóm tắt bài toán đó bằng ngôn ngữ, ký hiệu, hình vẽ toán học thì ta lại thấy rất ngắn gọn và nhanh chóng tìm ra lời giải. Đây có thể coi là hình ảnh trực quan hữu hiệu, là chỗ dựa cho tư duy của học sinh hoạt động. Chúng ta thấy: bài toán cụ thể có thể được tóm tắt dưới dạng ngôn ngữ, ký hiệu toán học mang tính trừu tượng. Ngược lại, một bài tóm tắt bất kỳ, ta lại có vô vàn cách sáng tác ra những bài toán cụ thể mới. Bằng cách này tư duy thuận - nghịch, tư duy cụ thể - trừu tượng của học sinh được phát triển.
Sau đây, là một số bài toán:
- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi dựa vào sơ đồ để đặt bài toán mới
Trong phương pháp này ta đưa các số liệu trong bài toán vào sơ đồ đoạn thẳng rồi thay đổi các số liệu và câu hỏi trong sơ đồ để có bài toán mới.
Bài toán 32. Thùng một chứa 132 lít dầu, thùng một chứa nhiều hơn thùng hai 23 lít dầu. Hỏi cả hai thùng chứa bao nhiêu lít dầu?
Tóm tắt: 132 lít
Thùng 1: 23 lít ? lít Thùng 2:
Từ sơ đồ trên ta có thể phát biểu bài toán mới (sau khi đã thay đổi đối tượng hoặc các con số) như sau:
“Trong vườn nhà Mai có 132 quả chanh, vườn nhà Mai có nhiều hơn vườn nhà Hồng 23 quả chanh. Hỏi cả hai vườn có bao nhiêu quả chanh?”
Hoặc ta có thể thay đổi vị trí dấu “?” trong tóm tắt đề có các sơ đồ mới từ đó đưa ra được các bài toán mới. Chẳng hạn:
Sơ đồ 1:
132 lít
Thùng 1: 109 lít ? lít ? lít Thùng 2:
Có bài toán 1: Thùng thứ nhất có 132 lít dầu, thùng thứ hai có 109 lít dầu. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu và thùng thứ nhất hơn thùng thứ hai bao nhiêu lít dầu?
Sơ đồ 2:
? lít
Thùng 1: 109 lít 23 lít ? lít Thùng 2:
Có bài toán 2: Thùng thứ hai có109 lít dầu, thùng thứ hai có ít dầu hơn thùng
thứ nhất 23 lít. Hỏi thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầuvà tổng số lít dầu ở hai thùng?
- Tóm tắt bài toán bằng lưu đồ rồi dựa vào lưu đồ để đặt bài toán mới
Bài toán 33. Nhà An mua 45kg thóc. Nhà Bình mua gấp 3 lần số thóc của nhà An. Hỏi nhà Bình mua tất cả bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
Tóm tắt:
Nhà An mua:
Nhà Bình mua:
? kg thóc
Dựa vào lưu đồ trên ta có thể phát biểu bài toán mới bằng cách thay đổi văn cảnh và số liệu. Ví dụ:
Vườn nhà An có 40 bông hoa hồng. Vườn nhà Bình có số hoa hồng gấp 3 lần vườn nhà An. Hỏi vườn nhà Bình có bao nhiêu bông hoa hồng?
Ngoài ra, ta có thể rút ngắn số lần thay đổi các phép toán và các số liệu để tạo ra các lưu đồ mới, các bài toán mới.
- Tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ kí hiệu rồi dựa vào đó để đặt bài toán mới:
Bài toán 34. Có 28kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Tóm tắt:
7 bao: 28kg gạo 5 bao có:...?..kg gạo
Từ cách tóm tắt trên ta có thể thay đổi để có tóm tắt mới từ đó đưa ra các bài toán mới. Chẳng hạn:
Tóm tắt :
7 bao:..?..kg gạo 5 bao có:...20kg gạo
Ta có bài toán: Có 20kg gạo đựng đều trong 5 bao. Hỏi 7 bao đó có bao nhiêu 45 kg thóc 45 kg thóc 45 kg thóc 45 kg thóc
ki-lô-gam gạo?