Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn trong dạy học môn toán lớp 3 (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5.Tổ chức thực nghiệm

3.5.1. Chuẩn bị thực nghiệm

Trước khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành soạn các đề kiểm tra đầu vào, giáo án các bài trong nội dung dạy thực nghiệm theo các phương pháp đã chọn (Nội dung giáo án ở phần phụ lục 3), đề kiểm tra đầu ra, các cơ sở vật chất cần thiết.

3.5.2. Triển khai thực nghiệm

Sau khi chuẩn bị chu đáo về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học, giáo án chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên các đối tượng đã chọn.

3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.3.1. Nội dung kiểm tra

Nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở hai lớp khác nhau. Nhằm hạn chế tối đa các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm, ngoài những điều kiện nêu trên, chúng tôi còn chú ý đến trình độ giáo viên tương đương (trình độ đại học tiểu học); về trình độ học sinh: không chọn lớp chọn; về sĩ số học sinh: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tương đương về sĩ số, không quá đông, hoặc quá ít. Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm được tiến hành có hiệu quả, trước khi thực nghiệm khoảng 1 tháng, chúng tôi đã gặp gỡ, phổ biến chung và trao đổi một số vấn đề liên quan đến nội dung thực nghiệm với các giáo viên cả ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Đồng thời chúng tôi phát các tài liệu có liên quan đến phần thực nghiệm cho các

giáo viên của nhóm thực nghiệm, đề nghị họ nghiên cứu, tìm hiểu kĩ yêu cầu, nội dung và cách thức dạy các bài thực nghiệm.

Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:

- Cho HS làm bài kiểm tra đầu vào nội dung bài kiểm tra (phụ lục) nhằm kiểm tra khả năng kiến thức vốn có của học sinh.

- Tiến hành dạy lần lượt 2 bài trong chương trình Toán 3 đã được nêu trong nội dung thực nghiệm: Nội dung giáo án (phụ lục).

- Cho HS làm bài kiểm tra đầu ra để kiểm tra kết quả thực nghiệm. Nội dung bài kiểm tra (phụ lục).

Trong thời gian từ tháng 12/2017 tiến hành kiểm tra đầu vào của cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tháng 4/2018 kiểm tra đầu ra của cả 2 lớp.

Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi đồng thời kiểm tra cả 2 lớp, lớp thử nghiệm và lớp đối chứng với cùng một yêu cầu. Từ kết quả thu được sau bài kiểm tra, kết hợp với các biện pháp đánh giá khác, chúng tôi tiến hành so sánh và từ đó rút ra kết luận.

3.5.3.2. Kết quả thử nghiệm

a) Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Sau quá trình tiến hành TN, chúng tôi tiến hành đánh giá định tính được phân tích thông qua việc bình luận các tiết dạy, việc quan sát thái độ, cử chỉ của HS trong giờ học cũng như thông qua ý kiến nhận xét đánh giá của GV.

Chúng tôi tham khảo ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến đối với các giáo viên dự giờ họ đều có chung nhận định: học sinh tích cực, chủ động, linh hoạt trong giải toán nói chung; khai thác bài toán nói riêng, tự tin, kiên trì nghiên cứu khi gặp bài toán khó trong học tập; khả năng phát hiện kiến thức cần vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn, không ít học sinh sử dụng tốt các biện pháp khai thác và biến đổi bài toán để giải các bài toán có lời văn. Tìm ra nhiều cách giải quyết cho nhiều bài toán, nắm

vững phương pháp giải bài. HS tích cực trao đổi, thảo luận để tìm ra các biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn.

Việc làm các bài toán có lời văn giờ đã trở thành kỹ năng của học sinh trong giải toán. Tuy nhiên các kỹ năng chỉ được hình thành và phát triển thông qua quá trình rèn luyện lâu dài. Vì vậy, việc rèn luyện các kỹ năng giải toán, khai thác và biến đổi bài toán có lời văn cho học sinh phải được thực thi thường xuyên, lâu dài trong suốt quá trình dạy học.

a) Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm - Kết quả kiểm tra đầu vào

Sau khi kiểm tra đầu vào, đối với nhóm thực nghiệm được giáo viên

lồng ghép sử dụng một số biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn đã xây dựng trong quá trình dạy học trên lớp hoặc trong các tiết học buổi

chiều tương ứng với các nội dung, kiến thức học trong chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục ban hành. Đặc biệt biệt được giáo viên đào sâu, mở rộng kiến thức trong các tiết dạy học buổi hai. Còn đối với lớp đối chứng việc dạy học không sử dụng các biện pháp khai thác, biến đổi bài toán có lời văn đã xây dựng mà dạy theo hướng dẫn của chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

Trước khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra cả hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng bài kiểm tra viết. Đánh giá bài làm của học sinh thông qua các số liệu về điểm kiểm tra được tập hợp và xử lý qua sự so sánh tỉ lệ các thang điểm theo xếp loại hoàn thành bài tập. Phân loại đánh giá theo 3 mức: Hoàn thành tốt (9-10 điểm), hoàn thành (5-8 điểm), và chưa hoàn thành (điểm dưới 5). Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Bảng kết quả kiểm tra đầu vào của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm Lớp Số bài kiểm tra Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Thực nghiệm (3A1) 30 11 36,67 14 46,67 5 16,66 Đối chứng (3A2) 30 10 33,33 14 46,67 6 20

Nhìn vào bảng kết quả so sánh về chất lượng kiểm tra đánh giá đầu vào khi chưa sử dụng biện pháp khai thác, biến đổi bài toán có lời văn khai thác và biến đổi bài toán có lời văn trong giảng dạy ở trường Tiểu học Thanh Đình - thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi nhận thấy chất lượng học sinh của lớp thực nghiệm và đối chứng gần như là tương đương nhau, sự chênh lệch không quá rõ ràng. Kết quả tương đối đồng đều. Cụ thể, đối với lớp thực nghiệm: Lớp 3A1 mức độ hoàn thành đạt tới 46,67% ( trong đó hoàn thành tốt là 36,67%), lớp 3A2 mức độ hoàn thành đạt 46,67% (trong đó hoàn thành tốt là 33,33%). Ta có biểu đồ kết quả đầu vào của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng:

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn

thành

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả đầu vào của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

- Kết quả kiểm tra đầu ra

Sau khi kiểm tra đầu vào, đối với nhóm thực nghiệm được giáo viên lồng ghép sử dụng một số biện pháp khai thác, biến đổi bài toán có lời văn đã xây dựng trong quá trình học trên lớp hoặc trong các tiết học buổi chiều tương ứng với các nội dung, kiến thức học trong chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục ban hành. Đặc biệt biệt được giáo viên đào sâu, mở rộng kiến thức trong các tiết học. Còn đối với lớp đối chứng học và làm bài tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra đầu ra nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Lớp Số bài

kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Thực nghiệm (3A1) 30 20 56,67 8 36,67 2 6,66 Đối chứng (3A2) 30 11 36,67 13 43,33 6 20

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm và đối chứng 0 10 20 30 40 50 60

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn

thành

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra đầu ra ta thấy ở nhóm thực nghiệm, sau khi sử dụng hệ thống các biện pháp về khai thác và biến đổi bài toán có lời văn trong thời gian thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy mức điểm hoàn thành tốt cao hơn so với trước khi sử dụng, tăng từ 36,67% lên 56,67% (tăng 20%) và mức điểm chưa hoàn thành đã giảm đi từ 16,66% xuống còn 6,66% ( giảm 10%). Có sự chênh lệch lớn và rõ rệt trước và sau khi thực nghiệm.

Ở nhóm đối chứng không sử dụng các biện pháp về khai thác và biến đổi bài toán có lời văn điểm hoàn thành tốt chỉ tăng từ 33,33% lên 36,67% (cao hơn trước thực nghiệm 3,4%) và mức điểm chưa hoàn thành vẫn giữ nguyên 20%. Ở đây không có sự chênh lệch nhiều trước và sau khi thực nghiệm.

Nhóm thực nghiệm có sự tăng rõ rệt về chất lượng học tập so với nhóm đối chứng, cụ thể nhóm thực nghiệm mức điểm hoàn thành tốt tăng 20%, mức điểm chưa hoàn thành đã giảm 10% còn nhóm đối chứng chỉ tăng 3,34% và mức chưa hoàn thành không có biến đổi nhiều.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn trong dạy học môn toán lớp 3 (Trang 66 - 71)