CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Một số biện pháp biến đổi bài toán có lời văn ở lớp3
2.4.4. Phát biểu bài toán khái quát
Để nâng cao năng lực suy nghĩ , khả năng khái quát hóa cho học sinh thì sau khi giải xong một bài toán ta có thể cho các em sáng tác bài toán mới dựa trên một số bài toán cụ thể, trường hợp cụ thể dùng phép suy luận quy nạp không hoàn toàn để nhận xét và phát biểu bài toán khái quát hóa. Chính vì thế mới bài toán theo kiểu này gần giống như một “phát minh nhỏ”. Muốn thực hiện được biện pháp này cần đòi hỏi học sinh phải có năng lực toán học nhất định.
Bài toán 35.Có ba người bước vào phòng hop. Họ đều bắt tay lẫn nhau 1 lần. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay?
Ta thấy ngay: 3 người thì có 3 cái bắt tay.
Song nếu có 4 người thì có mấy cái bắt tay? Rõ ràng không phải chỉ có 4 cái bắt tay. Vì có thêm 3 cái bắt tay của người thứ tư với ba người đã cho. Do đó, với 4 người thì có 3 + 3 = 6 (cái bắt tay).
Bây giờ có thêm một người thứ năm thì lại có thêm 4 cái bắt tay nữa. Do đó, với 5 người thì có 6 + 4 = 10 (cái bắt tay).
Tương tự có thêm người thứ sáu thì có: 10 + 5 = 15 (cái bắt tay). Từ đây ta có nhận xét gì về mối quan hệ giữa số người họp và số cái bắt tay. Muốn vậy ta xét thêm trường hợp “có 2 người thì có 1 cái bắt tay” rồi thống kê các trường hợp vừa xét:
Số người Số cái bắt tay
2 1 = 2 - 1
3 3 = 1 + 2 = 1 + (3 - 1)
4 6 = 1 + 2 + 3 = 1 + 2 + (4 - 1)
5 10 = 1 + 2 + 3 + 4 = 1 + 2 + 3 + (5 - 1)
Vậy có n người bước vào phòng họp. Họ đều bắt tay lẫn nhau 1 lần. Số
cái bắt tay? Dựa trên phân tích các trường hợp cụ thể trong bảng hướng dẫn học sinh nêu bài toán:
Có n người bước vào phòng họp. Họ đều bắt tay lẫn nhau 1 lần. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay?
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Đây là chương trọng tâm của đề tài : Xây dựng một số biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn ở lớp 3, nhằm rèn luyện và phát triển các kỹ năng giải toán cho học sinh. Bao gồm các nội dung sau:
- Mục đích và ý nghĩa khai thác bài biến đổi bài toán có lời văn ở tiểu học
- Những yêu cầu khi khai thác và biến đổi bài toán có lời văn
- Một số biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn ở lớp 3, trong đó:
Các biện pháp khai thác bài toán có lời văn ở lớp 3: bao gồm các biện
pháp sau:
Giải lại bằng dãy tính gộp, tìm nhiều cách giải cho một bài toán, nhận xét và rút kinh nghiệm sau khi giải mỗi bài toán có lời văn. Để các biện pháp mang lại hiệu quả trong mỗi biện pháp chúng tôi đưa ra kỹ thuật tác động.
Các biện pháp biến đổi bài toán có lời văn ở lớp 3 :
Phát biểu bài toán khái quát hóa, tóm tắt bài toán rồi dựa vào tóm tắt để đặt bài toán mới, đặt bài toán mới tương tự với bài toán đã cho, đặt các bài toán mới ngược lại với bài toán đã cho.
Đồng thời để thực hiện biện pháp này chúng tôi xây dựng và tổng hợp các bài toán làm ví dụ minh họa.