Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn trong dạy học môn toán lớp 3 (Trang 71 - 98)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Kết luận chung về thực nghiệm

lời văn nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh là có thể thực hiện được.

- Nếu có phương pháp thích hợp thì việc khai thác và biến đổi bài toán có lời văn có tác dụng rất tốt cho việc gây hứng thú cho học sinh học tập, kích thích tính tự giác tích cực của học sinh, rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng học toán cho học sinh tiểu học.

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong ba giai đoạn : thứ nhất là công tác chuẩn bị, thứ hai là tiến trình thực nghiệm, cuối cùng là kết quả kiểm tra thực nghiệm, với việc sử dụng các bài tập về chủ đề khai thác biến đổi bài toán có lời văn, theo hướng nâng cao chất lượng học tập cho học sinh vào các tiết dạy.

- Kết quả thực nghiệm các biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn cho thấy bước đầu chất lượng học tập về chủ đề bài toán có lời văn của học sinh lớp 3 có chuyển biến rõ rệt (số học sinh hoàn thành bài tập sau thực nghiệm tăng lên), tuy nhiên chúng tôi chỉ thực nghiệm được ở một số biện pháp do điều kiện về thời gian mà chưa thử được hết các biện pháp trong phần này. Do vậy chưa thể có một kết quả tốt nhất về kết quả dạy học trong quá trình thực nghiệm, nên chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung cho hoàn thiện để góp phần nâng cao được chất lượng dạy toán cho học sinh lớp 3.

TIỂU KẾT KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3, chúng tôi trình bày quá trình thực nghiệm sư phạm: Kiểm tra đầu vào, kiểm tra đầu ra thu thập các số liệu, trình bày các số liệu dưới dạng bảng tần số, so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm. Đồng thời phân tích và xử lý một số số liệu. Từ đó rút ra một số kết luận ban đầu về hiệu quả của một số biện khai thác và biến đổi bài toán có lời văn. Đối với các nhóm thực nghiệm qua kiểm tra đầu ra cho thấy mức độ hoàn thành tốt tăng lên (36,67% lên 56,67%) chưa hoàn thành giảm đáng kể (từ 16,66% xuống còn 6,66%). Thông qua đó bước đầu khẳng định tính thiết thực và khả thi của các biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua qúa trình thực hiện đề tài chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: 1.1. Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực trạng về các biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn.

1.2. Đề tài đã xác định được một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn.

1.3. Đề xuất một số biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn. 1.4. Đề tài đề xuất một số ví dụ minh họa cho việc khai thác và biến đổi bài toán có lời văn ở lớp 3.

1.5. Việc khai thác và biến đổi bài toán có lời văn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và không ít khó khăn đòi hỏi giáo viên cũng như học sinh phải kiên trì rèn luyện và phương pháp dạy học tích hợp thì hiệu quả mới đem lại kết quả tốt.

2. Kiến nghị

Qua việc nghiên cứu và triển khai thực nghiệm sư phạm các biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn chúng tôixin nêu một số kiến nghị:

- Cần lồng ghép việc dạy học các kiến thức, kỹ năng toán học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn toán ở tiểu học với việc khai thác và biến đổi các bài toán có lời văn trong các giờ lên lớp, các giờ học buổi chiều nhằm nâng cao năng lực giải toán cho học sinh.

- Việc rèn luyện cho học sinh khai thác và biến đổi bài toán có lời văn cần được tiến hành thường xuyên liên tục. Giáo viên cần có kế hoạch xây dựng kế hoạch bài học trong đó lồng ghép các bài toán có lời văn. Sử dụng các biện pháp khai thác bài toán một cách thích hợp trong việc giải các bài toán đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Áng (2013), Toán bồi dưỡng học sinh lớp3, Nxb Giáo dục.

[2]. Nguyễn Áng – Nguyễn Hùng (2008), 100 bài toán về chu vi và diện tích, Nxb Giáo dục.

[3].Trần Xuân Bách (2008), Giúp em nâng cao tư duy toán học, Nxb

Văn hóa thông tin.

[4]. Huỳnh Bảo Châu - Tô Hoài Phong - Huỳnh Minh Chiến - Trần Huỳnh Thống (2015 ), Tuyển chọn 400 bài tập toán 3, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[5]. Phạm Minh Hạc (1998), Giáo trình Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội [6]. Đỗ Đình Hoan chủ biên (2012) - Sách giáo viên, sách bài tập toán tiểu

học ,Nxb Giáo dục.

[7]. Đỗ Đình Hoan ( Chủ biên ) - Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu - Trần Diên Hiển - Đào Thái Lai - Phạm Thanh Tâm - Vũ Dương Thụy (2004), Toán 3, Nxb Giáo dục.

[8]. Hà Sĩ Hồ - Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan (1996), Phương pháp dạy học

toán tiểu học, Nxb Giáo dục.

[9]. Trần Diên Hiển (2012), Thực hành giải toán tiểu học, Nxb Đại học sư

phạm.

[10]. Trần Diên Hiển (2007), Giáo trình rèn kỹ năng giải toán tiểu học, Nxb Đại học sư phạm.

[11]. Trần Diên Hiển (2008), Thực hành giải toán tiểu học (Tập 2), Nxb Đại Học Sư Phạm.

[12]. Nguyễn Bá Kim (2003), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Đức Tấn (2002), Toán phát triển trí thông minh lớp 3, Nxb

Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

[14]. Nguyễn Kim Thoa, Nguyễn Hoài Anh (2007), Chuyên đề bồi dưỡng học

[15]. Trần Huỳnh Thống - Bảo Châu - Lê Phú Hưng (2014), Tuyển tập các bài toán hay và khó 3, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[16]. Vũ Dương Thụy - Nguyễn Danh Ninh (2010), Toán nâng cao 3, Nxb

Giáo dục.

[17]. Phạm Đình Thực (2003), Phương pháp dạy học toán ở bậc Tiểu học,

Nxb Giáo dục.

[18]. Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Kế Hào - Phan Thị Hạnh Mai (2003),

Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục.

[19]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình Tiểu học mới – NXB

Giáo dục.

[20]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ VIỆC

KHAI THÁC VÀ BIẾN ĐỔI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 3 Thuộc đề tài: Một số biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn

trong dạy học môn Toán lớp 3 1. Thông tin chung:

- Họ và tên người cung cấp thông tin: - Trường tiểu học: Tiểu học Thanh Đình - Họ và tên người điều tra: Lê Thị Hoàng Hà

2. Nội dung điều tra:

Xin thầy (cô) cho biết những việc mình đã làm hoặc quan điểm của cá nhân bằng cách tích () vào ô trống:

1) Tác dụng của việc khai thác và biến đổi bài toán có lời văn ở lớp 3

Đúng Sai

1) Củng cố kiến thức cơ bản 2) Rèn kĩ năng toán học

3) Liên hệ với thực tiễn đời sống, sản xuất toán học 5) Rèn luyện tác phong làm việc khoa học

2 ) Vai trò của việc khai thác và biến đổi bài toán có lời văn ở lớp 3

Đúng Sai

1) Cụ thể hóa lí thuyết

2) Là phần ứng dụng của lý thuyết

3) Là nguồn kiến thức cho HS tìm tòi, nghiên cứu 4) Chỉ là phần phụ, không có cũng được

3) Thầy (cô) đã sử dụng việc khai thác và biến đổi bài toán có lời văn trong các kiểu bài lên lớp nào ?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

1 ) Giờ lý thuyết

2) Giờ ôn tập, luyện tập 3) Giờ thực hành

4) Kiểm tra, đánh giá

4) Thầy (cô) đã sử dụng việc khai thác và biến đổi bài toán có lời văn để thực hiện các mục đích dạy học nào?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng 1) Để hình thành kiến thức mới 2) Để củng cố kiến thức 3) Để rèn kĩ năng 4) Để hệ thống hóa kiến thức 5) Để phát triển tư duy logic

6) Để phát triển khả năng lập luận, suy luận

5) Theo thầy (cô) hệ thống bài tập về bài toán có lời văn trong sách giáo khoa toán tiểu học có tác dụng rèn luyện và phát triển kỹ năng giải toán cho học sinh tiểu ở mức nào sau đây?

Thấp Trung bình Khá

Tốt Rất tốt

6) Theo thầy (cô), sự cần thiết của việc khai thác và biến đổi bài toán có lời văn là:

Rất cần thiết Cần thiết

PHỤ LỤC 2 ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU VÀO LỚP 3

Bài 1. Nhà Hoa bẻ được 250 bắp ngô; nhà Huệ bẻ được ít hơn nhà Hoa là 25 bắp ngô. Hỏi nhà Huệ bẻ được bao nhiêu bắp ngô?

Bài 2. Có 3 xe ô tô chở đều như nhau và chở được 3213kg gạo. Hỏi 5 xe ô tô như thế thì chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Bài 3. Mẹ đem 100 000 đồng đi chợ; mẹ mua cho Mai một đôi giày hết 36 500 đồng và mua một áo phông hết 26 500 đồng. Số tiền còn lại mẹ dùng để mua thức ăn. Hỏi mẹ đã dùng bao nhiêu tiền để mua thức ăn? (Hãy giải bài toán bằng 2 cách).

Bài 4. Nhìn sơ đồ nêu bài toán rồi giải: 60 cây Tất cả có

ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU RA LỚP 3

Bài 1. Một cửa hàng bán gạo, buổi sáng bán được 1406 kg gạo, buổi chiều bán kém buổi sáng 795 kg gạo. Hỏi cả hai buổi , cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Bài 2. Có các xe chở hàng bằng nhau, 7 xe chở được 63 bao đường. Hỏi 45 bao đường thì chở trong bao nhiêu xe?

Bài 3. Trong sân có tất cả 36 con vừa gà, vừa vịt, vừa ngan. Có 7 con gà và 12 con vịt. Hỏi có bao nhiêu con ngan? (Hãy giải bài toán trên bằng 3 cách).

Bài 4. Dựa theo tóm tắt hãy điền vào chỗ chấm và nêu bài toán: gấp một số lên nhiều lần rồi giải

Tóm tắt: Nhà An mua: Nhà Bình mua: ? ... 45... 45... 45... 45...

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU VÀO LỚP 3

Hướng dẫn giải bài tập Thang điểm

Bài 1 (2,5đ):

Tóm tắt:

Nhà Hoa bẻ: 250 bắp ngô

Nhà Huệ bẻ ít hơn nhà Hoa: 25 bắp ngô Hỏi nhà Huệ bẻ được...?. bắp ngô

Bài giải:

Nhà Huệ bẻ được số bắp ngô là: 250 + 25 = 265 (bắp) Đáp số: 265 bắp ngô Bài 2 (2,5đ): Tóm tắt: 3 xe chở: 3213kg gạo 5 xe chở:..?..kg gạo Bài giải:

1 xe ô tô chở được số kg gạo là: 3213 : 3 = 1071 (kg)

5 xe ô tô chở được số kg gạo là: 1071 x 5 = 5355 (kg)

Đáp số: 5355 kg gạo

Bài 3 (3đ):

Cách 1:

Bài giải:

Số tiền mẹ còn thừa sau khi mua giày là: 100000 - 36500 = 63500 (đồng) Số tiền mẹ còn lại dùng để mua thức ăn là:

63500 - 26500 = 37000 (đồng) 0,5đ 2đ 0,5đ Mỗi phép tính đúng được 1đ 0,75đ 0,75đ

Đáp số: 37000 đồng.

Cách 2

Bài giải:

Mẹ đã mua giày và áo phông hết số tiền là: 36500 + 26500 = 63000 (đồng) Số tiền mẹ còn lại dùng để mua thức ăn là:

100000 - 63000 = 37000 (đồng) Đáp số: 37000 đồng.

Bài 4 (2đ):

Tóm tắt:

Nhân dịp đầu xuân, xã Thanh Đình đã trồng được tất cả 60 cây dọc đường làng. Trong đó có 1

3 số cây là cây bàng. Hỏi xã Thanh Đình đã trồng trong dịp đầu xuân bao nhiêu cây bàng?

Bài giải:

Số cây bàng xã Thanh Đình đã trồng được trong dịp đầu xuân là: 60 : 3 = 20 (cây bàng) Đáp số: 20 cây bàng. 0,75đ 0,75đ HS có thể nêu bài tóm tắt khác. Nêu đúng được 1đ 1đ

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU RA

Hướng dẫn giải bài tập Thang điểm

Bài 1 (2,5đ):

Tóm tắt:

Buổi sáng bán được: 1406 kg gạo

Buổi chiều bán kém buổi sáng: 795 kg gạo Cả hai buổi..?.. kg gạo

Bài giải:

Buổi chiều bán được số ki-lô-gam gạo là: 1406 - 795 = 611 (kg)

Cả hai buổi bán được số ki-lô-gam gạo là: 1406 + 611 = 2017 (kg) Đáp số: 2017 kg gạo Bài 2 (2,5đ): Tóm tắt: 7 xe chở: 63 bao đường 45 bao đường..?..xe Bài giải:

1 xe chở được số bao đường là: 63 : 7 = 9 (bao) 45 bao đường cần số xe để chở là: 45 : 9 = 5 (xe) Đáp số: 5 xe Bài 3 (3đ): Cách 1: Bài giải: Số gà và vịt là: 7 + 12 = 19 (con) Số ngan là: 36 - 19 = 17 (con) 0,5đ Mỗi phép tính đúng 1đ 0,5đ Mỗi phép tính đúng được 1đ 0,5đ 0,5đ

Đáp số: 17 con. Cách 2: Bài giải: Số ngan và vịt là: 36 - 7 = 29 (con) Số ngan là: 29 - 12 = 17 (con) Đáp số: 17 con. Cách 3: Bài giải: Số ngan và gà là: 36 - 12 = 24 (con) Số ngan là: 24 - 7 = 17 (con) Đáp số: 17 con. Bài 4 (2đ): Tóm tắt: Nhà An mua: Nhà Bình mua: ? ? kg thóc Nhà An mua 45kg thóc. Nhà Bình mua gấp 3 lần 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Điền đúng chỗ chấm 0,5đ

Nêu được bài toán 0,5đ 45 kg thóc 45 kg thóc 45 kg thóc 45 kg thóc

số thóc của nhà An. Hỏi nhà Bình mua tất cả bao nhiêu ki-lô-gam thóc?

Bài giải:

Nhà Bình mua số ki-lô-gam thóc là: 45 x 3 = 135 (kg)

Đáp số: 135 kg thóc

PHỤ LỤC 3 : GIÁO ÁN TOÁN 3

Tiết 122: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ

I. Mục tiêu. 1. Kiến thức

Giúp HS:

- Bước đầu làm quen với bài toán liên quan đến rút về đơn vị - Biết các bước giải Bài toán liên quan đến rút về đơn vị

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, trình bày bài toán

3. Thái độ

- Yêu thích môn Toán, tính cẩn thận khi làm bài

II. Thiết bị dạy học 1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa. - Bảng phụ

- 16 hình tam giác vuông cạnh 15cm.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa

- 8 hình tam giác vuông cạnh 10cm

III. Hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ

2. Kiểm tra

- Mời 2 HS lên lần lượt trả lời đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Cả lớp hát

+ Đồng hồ A chỉ 3 giờ 10 phút + Đồng hồ B chỉ 6 giờ 45 phút hoặc đọc là 7 giờ kém 15 phút.

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận.

3. Bài mới

3.1. Giới thiệu bài mới. 3.2. Bài mới.

Bài toán 1.

- GV đưa ra bài toán 1: Có 35l mật ong

chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?

- Y/c học sinh đọc để bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Gọi 1 HS tóm tắt bài toán lên bảng

- Gv hỏi:

? Muốn tính số lít mật ong có trong mỗi can ta phải làm phép tính gì?

?Vì sao ta làm phép tính chia?

- Gọi Hs nhận xét

- GV nhận xét: Như vậy muốn tính được số lít mật ong có trong 1 can, chúng ta phải thực hiện phép tính chia. Việc đi tìm số lít mật ong có trong 1 can được gọi là bước rút về đơn vị. Dạng toán cô muốn giới thiệu với cả lớp ngày hôm

- 1 học sinh đọc đề bài

- 2 học sinh trả lời: có 35l mật ong chia đều 7 can

- Mỗi can có bao nhiêu lít mật ong - 7 can: 35l

1 can..?.l

- Ta thực hiện phép chia

- Vì có tất cả 35l mật ona được chia đều vào 7 can.

- Nhận xét. - Lắng nghe

- 3 HS đọc tên bài học.

- Trả lời: Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can ta phải lấy 35 chia cho 7.

nay đó là: “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.

- Y/c HS đọc nối tiếp tên bài.

- Hỏi lại: Muốn tính số ít mật ong trong mỗi can ta phải làm như thế nào?

- Gọi 1 HS lên bảng làm. Hs dưới lớp làm vào vở nháp.

- Trong bài toán trên, để tìm được số lít mật ong trong một can chúng ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là rút về đơn vị. Tức là, tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau. Để hiểu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khai thác và biến đổi bài toán có lời văn trong dạy học môn toán lớp 3 (Trang 71 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)