NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Tình hình sử dụng đất SX NN chịu tác động của đô thị hóa của thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu tại khu vực thành phố Thanh Hóa, gồm các phường xã có đất SXNN.
- Phạm vi thời gian: 05 năm (từ năm 2013 đến năm 2018).
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: trên địa bàn thành phố thanh Hóa.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019
2.3. Nội dung nghiên cứu
* Nội dung 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa.
- Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - xã hội
- Hiện trạng sử dụng đất
* Nội dung 2: Đánh giá thực trạng đô thị hóa trên địa bàn thành phố thanh Hóa giai đoạn 2013-2018.
- Sự tập trung dân số tại các khu vực - Sự phát triển kinh tế xã hội
- Tình hình đô thị hóa
* Nội dung 3: Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa tớí việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thanh Hóa
- Tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2013 – 2018 - Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2018
* Nội dung 4: Ảnh hưởng của đô thị hóa tới sản xuất, việc làm và đời sống của nông dân
- Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
- Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống hộ nông dân
- Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống kinh tế - xã hội thông qua các câu hỏi định tính
* Nội dung 5: Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân và đề xuất một số giải pháp tối ưu hóa ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất đai và môi trường của thành phố thanh Hóa.
- Tác động tích cực - Tác động tiêu cực - Đề xuất giải pháp
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài gồm: Tư liệu tại các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu khoa học như các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính, UBND thành phố và UBND các xã, phường. Tiến hành điều tra bổ sung ngoài thực địa để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá các số liệu.
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp Chọn điểm nghiên cứu: Chọn điểm nghiên cứu:
Gồm 1 phường và 2 xã cụ thể: Phường Đông Thọ là phường trung tâm thành phố phát triển về kinh tế xã hội có nhiều đất sản xuất nông nghiệp, xã Quảng Hưng nằm sát thành phố và xã Quảng Phú nằm xa trung tâm và điều kiện kinh tế kém phát triển.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ và người dân: + Xây dựng bộ câu hỏi điều tra.
+ Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án thu hồi đất, quy hoạch, tình trạng sử dụng đất qua các giai đoạn ...
+ Phỏng vấn trực tiếp 90 hộ dân đã bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích và người dân chưa bị thu hồi đất nông nghiệp tại 1 phường và 2 xã gồm (phường Đông Thọ, xã Quảng Hưng và xã Quảng Phú) mỗi phường, xã điều tra 30 phiếu.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng ý kiến của các chuyên gia để xây dựng phương án khoa học trên cơ sở những kinh nghiệm quý giá về thực tiễn của quản lý, sử dụng đất
bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vận dụng một cách chọn lọc vào các nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích so sánh để biết được sự biến động sử dụng đất qua các năm để rút ra kết luận.
Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel và thành lập được các bảng biểu số liệu