Thực trạng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2018​ (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa,

Thanh Hóa

3.2.1. Sư tập trung dân số tại các khu vực

Theo số liệu thống kê năm 2018, dân số thường trú thành phố Thanh Hoá là 530.313 người, mật độ dân số khoảng 3.613 người/km2 (gấp hơn 10 lần so với toàn tỉnh - mật độ dân số tỉnh Thanh Hoá là 385 người/km2).

Bảng 3.2. Biến động dân số qua các năm T T T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tổng số dân Người 502.330 508.518 510.055 518.180 520.191 530.313 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,64 0,69 0,70 0,70 0,70 0,70 3 Tỷ lệ tăng dân số cơ học % 0,42 0,45 0,46 0,46 0,46 0,46 4 Mật độ dân số Người/ km2 2.542 2.976 3.162 3.541 3.712 3.815 5 Tổng số lao động Người 329.026 333.079 334.086 339.408 340.725 347.355

- Lao đông NN Người 292.833 296.441 297.337 302.073 303.245 309.146

- Lao động phi NN Người 36.193 36.639 36.749 37.335 37.480 38.209

( Nguồn: UBND thành phố Thanh Hoá)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học ổn định qua các năm 2015 – 2018. Về chất lượng dân số

Thành phố Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, thể hiện ở con số 57% dân số trong độ tuổi lao động. Trình độ dân trí của thành phố Thanh Hoá tương đối cao, hầu hết dân trong thành phố được phổ cập PTCS (cấp II). Đặc biệt dân số có trình độ học vấn từ tốt nghiệp PTTH (cấp III) trở lên của thành phố Thanh Hoá nói riêng hay của tỉnh Thanh Hóa nói chung đều cao hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước.

Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố thực hiện thành công quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội đến năm 2020.

3.2.2. Sự phát triển kinh tế xã hội

+ Thực trạng phát triển kinh tế

Trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế của thành phố Thanh Hoá đã có mức tăng trưởng đáng kể. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP) giai đoạn 2013 – 2018 tăng bình quân 15,3%/năm, GDP thành phố chiếm 13,76% GDP của tỉnh Thanh Hoá.

Đặc biệt công nghiệp, xây dựng có tốc độ tăng cao đạt bình quân 6%/năm. Giá trị sản xuất gấp 2,7 lần so với năm 2013, chiếm tỷ lệ 18,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng toàn tỉnh.

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Thanh Hóa

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 2018

1. Tổng GDP (giá CĐ 94) Tỷ đồng 2.274,00 2.671,00 3.147,00 3.780,00 4.233,60 4.784,00 ◊ Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 106,00 109,00 112,00 127,00 142,24 160,73 ◊ Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 1.028,00 1.217,00 1.449,00 1.618,00 1.812,20 2.047,70 ◊ Dịch vụ Tỷ đồng 1.140,00 1.345,00 1.586,00 2.035,00 2.279,20 2.575,50

2. Tổng GDP (giá HH) Tỷ đồng 4.570,00 5.947,00 7.560,00 9.625,00 10.780,00 12.181,00 ◊ Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 206,00 264,00 282,00 300,00 336,00 379,68 ◊ Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 2.055,00 2.665,00 3.492,00 4.574,00 5.122,90 5.788,90 ◊ Dịch vụ Tỷ đồng 2.309,00 3.018,00 3.786,00 4.751,00 5.321,10 6.012,90

3. Cơ cấu kinh tế

◊ Nông, lâm, thủy sản % 4,50 4,40 3,70 3,10 2,90 2,50

◊ Công nghiệp và xây dựng % 44,90 44,80 46,10 47,50 47,90 48,50

◊ Dịch vụ % 50,60 50,80 50,20 49,40 49,20 49,00

4.Tổng GTHH xuất khẩu Triệu USD 43,00 53,30 95,00 120,00 134,40 151,87

(Nguồn: UBND thành phố Thanh Hoá)

+ Sự biến động cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Thanh Hoá được thể hiện tương đối rõ và cơ bản đúng hướng, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 44,9% năm 2013 lên 48,5% năm 2018; tỷ trọng khu vực dịch vụ không ổn định và có chiều hướng giảm, tuy nhiên năm 2018 vẫn chiếm 49%. Tỷ trọng nông nghiệp, thuỷ sản trong GDP giảm từ 4,5% năm 2013 xuống còn 2,5% năm 2018.

Giai đoạn 2013 - 2018, tỷ trọng khu vực dịch vụ thương mại trong nền kinh tế giảm do tăng trưởng của khu vực này chưa theo kịp với sự gia tăng của các ngành khác, đặc biệt là ngành công nghiệp. Năm 2018, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 48,5% trong GDP, dịch vụ chiếm 49% và nông nghiệp chiếm 2,5%. Trong thời gian tới thành phố cần khai thác tốt các lợi thế cho phát triển với cơ cấu kinh tế hợp lý, góp phần đảm bảo sự phát triển nhanh, ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.2.3. Tình hình đô thị hóa ở Thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2018

Đô thị hóa ở TP Thanh Hóa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế song hành với sự gia tăng dân số. Trong giai đoạn 2013 – 2018, tốc độ đô thị hóa ở TP Thanh Hóa phát triển khá cao. Diện tích đất đô thị (khu dân cư, đất xây dựng) mở rộng thêm 5,30%, đồng thời giảm diện tích của các loại hình đất khác (đất nông

nghiệp, đất chưa sử dụng) còn lại là 47,13 %, tương đương với 4.947,47 ha. Xu hướng mở rộng phát triển đô thị (xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị, các khu dân cư) theo hướng Đông và Đông bắc là chủ yếu.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, ngoài việc mở rộng diện tích đất đô thị ra khu vực ngoại thành, ở khu vực nội thành cũng được đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống đô thị nên kiến trúc đô thị đã có nhiều thay đổi mang dáng dấp của một đô thị hiện đại. Các công trình xây dựng cơ bản của Nhà nước, của các doanh nghiệp tư nhân và của nhân dân được thiết kế xây dựng theo kiến trúc mới, hợp mỹ quan hơn. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển nhanh như: giao thông, điện lực, cấp thoát nước, thương mại, bưu chính - viễn thông, dịch vụ, du lịch, khách sạn… Đối với đất ở, hiện nay thành phố có một số khu tập thể cũ, trong những năm qua những khu nhà này đã và đang được đầu tư nên đã cải thiện một phần về mặt hạ tầng. Duy trì hình thức nhà vườn, nhà liền kề, nâng cao hệ số sử dụng đất bằng cách nâng tầng đối với các công trình. Thành phố cũng đã xây dựng một số khu đô thị mới hiện đại tập trung. Xây dựng nhà chung cư nhiều tầng tại hai điểm cửa ngõ của thành phố nhằm tăng mật độ cư trú. Đối với các khu nhà ở của nhân dân có độ cao trung bình 1,6 tầng, các nhà mặt đường có độ cao từ 2 - 7 tầng.

TP Thanh Hóa có 20 phường và 17 xã, khu dân cư tập trung, điều đó tạo điều kiện cho sự phát huy và gìn giữ phong tục tập quán, vừa thuận lợi cho việc sinh hoạt và phát triển sản xuất của nhân dân ở các phường, xã khác nhau. Quá trình đô thị hóa ở TP Thanh Hóa là quá trình thay đổi cơ cấu sử dụng đất đai theo hướng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, mở rộng diện tích đất chuyên dùng hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trung tâm tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ tại các xã, thị trấn hiện có.

Trong những năm qua, thành phố đã chuyển hơn 2.000 ha đất cho triển khai các dự án xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, sản xuất kinh doanh - dịch vụ. Đến nay trên địa bàn thành phố hiện có 13 khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hàng trăm cơ sở sản xuất kinh doanh đã và đang hoạt động, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Các dự án đã và đang được xây dựng trên địa bàn nghiên cứu như sau:

Bảng 3.4: Tổng hợp các dự án triển khai trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013-2018

Số TT Tên dự án Địa điểm xây dựng Quy mô đầu tư/ Nội dung dự án Tổng mức đầu tư (triệu USD) Thời gian khởi công - hoàn thành

1 Xây dựng Khu đô thị đông nam

thành phố Thanh Hóa TP. Thanh Hóa 1.500ha 3.900 2013-2020

2 Dự án xây dựng Khu đô thị mới trung tâm Thành phố Thanh Hóa

Xã Đông Hương, Đông

Hải, TP. Thanh Hóa 500ha 300 2013-2017

3 Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng TP. Thanh Hóa 560 ha 110 2013-2018

4 Đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN

Tây Nam TP. Thanh Hóa TP. Thanh Hóa 200 ha 10 2013-2020

5 Nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn KCN Nam TP. Thanh Hóa Vật liệu bán dẫn (IC phục vụ bộ đổi điện

thông 6minh từ năng lượng mặt trời). 8 2013-2020

6 Nhà máy sản xuất sợi cáp quang KCN Nam TP. Thanh Hóa

Sợi cáp quang sản xuất bằng công nghệ lai hóa (hybrid) sử dụng khí gas có độ

tinh khiết ít nhất 99,98%.

10 2013-2020

7 Khu liên hợp xử lý và tái chế chất

thải KCN Nam TP. Thanh Hóa

Xử lý rác thải công nghiệp và sinh hoạt;

Thanh Hóa do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa làm đầu mối.

Đến hết năm 2018 đã có 2 dự án hoàn thành, đó là: Dự án xây dựng Khu đô thị mới trung tâm Thành phố Thanh Hóa tại Xã Đông Hương, Đông Hải, TP. Thanh Hóa với quy mô 500ha và tổng số tiền đầu tư là 300 triệu USD; Khu liên hợp xử lý và tái chế chất thải tại KCN Nam TP. Thanh Hóa với quy mô Xử lý rác thải công nghiệp và sinh hoạt; công suất 300 tấn/ngày trở lên; mức đầu tư là 30 triệu USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2018​ (Trang 46 - 51)