Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2018​ (Trang 70)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sử dụng đất nông nghiệp

sống của người dân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa

Đô thị hóa là một quá trình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra phổ biến ở nước ta trong đó có thành phố Thanh Hóa. Đô thị hóa từng bước đưa con người tiếp cận

cuộc sống văn minh, đồng thời cũng đặt ra không ít vấn đề tiêu cực, khó khăn, ảnh hưởng xấu cần phải giải quyết.

3.5.1. Tác động tích cực

Một là, Đô thị hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo huớng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp.

Hai là, Đô thị hóa giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đô thị được mở rộng, mật độ dân cư tăng nhanh nên nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản tăng mạnh. Lượng tiêu thụ những sản phẩm này ngày càng nhiều.

Ba là, Đô thị hóa góp phần tăng khả năng tích tụ ruộng đất.

Đô thị hóa mở ra những cơ hội việc làm mới cho người lao động. Họ không nhất thiết phải bám trụ lấy mảnh đất của mình mới có thể sinh sống được. Những hộ mà có lao động chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, không đủ lao động hoặc không đủ vốn đầu tư thì sẽ cho mượn, cho thuê đất. Vì vậy, những hộ mong muốn có được nhiều đất để sản xuất đã có thêm đất, thuận tiện chăm sóc cả một vườn cây theo hướng: “một công đôi ba việc”. Thu nhập của hộ đó từ sản xuất nông nghiệp nhờ vậy cũng được tăng lên.

Bốn là, Đô thị hóa mang lại CSHT phát triển tương đối toàn diện: đường giao thông thuận tiện, mạng lưới điện an toàn và ổn định, hệ thống thuỷ lợi được kiên cố hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Năm là, Đô thị hóa làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu của người nông dân. Trình độ dân trí của người dân mỗi ngày được nâng cao do họ thường xuyên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, với khoa học kỹ thuật hiện đại. Do đó, người nông dân ngày càng thể hiện được tính năng động, chủ động, sáng tạo của mình. Họ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng những giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Họ ham học hỏi, tìm tòi những quy trình kỹ thuật chăm sóc tiên tiến; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón ngày càng hợp lý và có hiệu quả. Năng suất sản xuất nông nghiệp cũng nhờ vậy mà ngày càng tăng cao.

3.5.2. Tác động tiêu cực

Ngoài những tác động tích cực như trên thì Đô thị hóa còn có những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp của hộ.

Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm quy mô sản xuất nhỏ lại. Tới đây diện tích đất nông nghiệp của Thành phố Thanh Hóa sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, quy mô sản xuất nông nghiệp của hộ sẽ bị giảm đi và nguồn cung sản phẩm nông nghiệp cho thị trường sẽ bị thay đổi.

Hai là, Đô thị hóa gây lãng phí tài nguyên đất. Thực tế diện tích đất canh tác mà hộ nông dân coi như không sử dụng được còn lớn hơn so với diện tích đất nông nghiệp mà hộ được bồi thường (những khu đất hẹp cạnh khu đất bị thu hồi không thể sử dụng), chất thải công nghiệp và sinh hoạt làm cho tính chất đất bị thay đổi kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông nghiệp do quá trình Đô thị hóa . Gây sức ép về việc làm đối với các lĩnh vực khác và có thể là nguyên nhân nảy sinh các tệ nạn xã hội nếu không có công việc ổn định.

Bốn là, Đô thị hóa làm giảm sự mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp của hộ nông dân. Nhiều hộ nông dân không dám đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là cho trồng cây ăn quả. Nguyên nhân là do các cấp Chính quyền thường không có quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết lâu dài cho địa phương. Người nông dân muốn có một sự đảm bảo an toàn cho những gì họ đầu tư về công sức và tiền của. Những người đầu tư nhiều vốn cho sản xuất nông nghiệp luôn có tâm trạng thấp thỏm, không biết khi nào Nhà nước thu hồi đất.

Năm là, Đô thị hóa nhanh đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của người dân do việc quản lý không đồng bộ và không thể theo kịp.

Tóm lại, Đô thị hóa là một xu hướng tốt nhưng những mặt tích cực của nó chỉ thực sự phát huy một cách hiệu quả khi chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dựa trên sự bố trí và quy hoạch tổng thể phù hợp, hạn chế được những tác động tiêu cực của Đô thị hóa .

3.5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa quản lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa

3.5.3.1. Những giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế mất đất nông nghiệp và đảm bảo đời sống hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá tại thành phố Thanh Hóa

Đô thị hóa tác động rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của hộ nông dân. Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế ở các hộ nông dân, để nâng cao đời sống

của hộ nông dân trong điều kiện Đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề.

Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất phải bám sát với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và của từng phường nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất là khả thi nhất.

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất phải thống nhất với quy hoạch phát triển đô thị, tránh trường hợp không thống nhất gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất phải dành quỹ đất cho việc tái định cư sau này ở những nơi thuận lợi, có điều kiện để kinh doanh, sản xuất.

- UBND tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố, từ đó kịp thời phát hiện các sai phạm như sử dụng đất không đúng theo quy hoạch đã được duyệt để có biện pháp xử lý kịp thời.

3.5.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ người nông dân khi bị thu hồi đất

Người nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu vì vậy sau khi thu hồi đất cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân.

Khi thu hồi đất Thành phố cần đảm bảo lợi ích chính đáng cho người dân như tiền đền bù, hỗ trợ phải phù hợp với giá trị thực tế mảnh đất mà người dân đang sử dụng.

Đối với UBND Tỉnh Thanh Hóa cần điều chỉnh các chính sách về giá trị đền bù đất đai, tài sản cũng như hình thức tái dịnh cư cho nhân dân linh hoạt, hợp lý nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhân dân.

UBND Thành phố cần có các hình thức tái định cư linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, và khi giao đất cho các hộ tái định cư thì ưu tiên ở nơi có vị trí sinh lợi để người dân có điều kiện kinh doanh, phát triển ngành nghề mới

Việc hỗ trợ chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp khác thông qua đào tạo, hướng nghiệp, truyền nghề cần ưu tiên tiếp nhận vào các doanh nghiệp, nhà máy, khu du lịch trên địa bàn Thị xã.

UBND Thành phố cần ban hành một số chính sách khuyến khích các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tại chỗ, nhằm đào tạo nghề tại chỗ, nhằm đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở địa phương.

3.5.3.3. Nhóm giải pháp giải quyết vấn đề môi trường

Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp thân thiện với môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đúng quy trình, đảm bảo chất lượng.

Hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sử dụng trong sân gôn, tránh gây ô nhiễm môi trường ở khu vực xung quanh.

Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình không chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, như xả rác bừa bãi, ...

Xây dựng hệ thống thu gom nước thải từ các nhà hàng, khách sạn... để xử lý triệt để sau đó mới thải ra biển, tránh gây ô nhiễm.

Di dời bãi rác của Thành phố ra xa khỏi khu dân cư, vì vào mùa mưa nước chảy từ bãi rác gây ô nhiễm môi trường sống và sản xuất của các hộ dân gần đó.

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhân dân trên địa bàn trong việc tham gia bảo về môi trường và giao trách nhiệm cho các hộ kinh doanh, tổ chức trong việc giữ gìn vệ sinh xung quanh nơi kinh doanh, sản xuất.

3.5.3.4. Các giải pháp về quản lý hành chính

Ban hành các văn bản quy định về việc lập, quản lý, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Không cấp phép đầu tư, giao cấp đất đối với những dự án, công trình không đăng ký trong kỳ kế hoạch (ngoại trừ các công trình mang tính cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng).

Nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch bằng các biện pháp hành chính. Quy định cụ thể về chế độ thông tin, công bố quy hoạch phù hợp với tính chất của từng loại quy hoạch, đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch kế hoạch để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch.

Nghiên cứu xây dựng các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, các hiệp hội cung ứng giống cây trồng, hiệp hội sản xuất chuyên canh cây ăn quả, sản xuất rau an toàn...Qua đó tạo điều kiện cho người dân đầu tư phát triển, đồng thời cũng góp phần nâng cao tính khả thi của quy hoạch.

Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, hiệu quả cho các thủ tục: chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất, giao

cấp đất, thẩm định các dự án sử dụng đất…đối với các dự án đã được cấp phép xây dựng trên địa bàn đã quá thời hạn nhưng chưa triển khai thì đề nghị UBND Thành phố lập Báo cáo trình UBND Tỉnh thu hồi các dự án không khả thi và giao cho các tổ chức khác triển khai dự án, tránh gây lãng phí quỹ đất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tốc độ phát triển càng cao thì tốc độ đô thị hoá cũng càng cao, khi đó diện tích đất nông nghiệp bị mất càng nhiều. Diện tích đất nông nghiệp bị mất tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ Đô thị hóa. Đô thị hóa ở Thành phố Thanh Hóa đã và đang tác động rất lớn đến diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn và đời sống của các hộ dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

* Đánh giá điều kiện tự nhiên, KT – XH đến sự phát triển và đô thị hóa của thành phố Thanh Hóa

- Thuận lợi, lợi thế

- Thành phố có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Thanh Hoá và cả nước.

- Quỹ đất của thành phố khá dồi dào, nhất là đất nông, lâm nghiệp và thủy sản, đó là nguồn tài nguyên quan trọng cho mở rộng các hoạt động kinh tế, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục, y tế bổ sung cho các công trình hiện có phục vụ nhu cầu nhân dân trong địa bàn.

- Khó khăn, hạn chế

- Địa hình bị chia cắt, lượng mưa tập trung chủ yếu theo mùa là điều kiện hình thành những dòng lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa và thiếu nước để phục vụ sản xuất sinh hoạt vào mùa khô.

- Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố do tác động của tự nhiên, của con người đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, nhất là sự thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố.

* Thực trạng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Theo số liệu thống kê năm 2018, dân số thường trú thành phố Thanh Hoá là 530.313 người, mật độ dân số khoảng 3.613 người/km2

- Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP) giai đoạn 2013 – 2018 tăng bình quân 15,3%/năm, GDP thành phố chiếm 13,76% GDP của tỉnh Thanh Hoá.

Trong giai đoạn 2013 – 2018, tốc độ đô thị hóa ở TP Thanh Hóa phát triển khá cao. Diện tích đất đô thị (khu dân cư, đất xây dựng) mở rộng thêm 5,30%, đồng thời giảm diện tích của các loại hình đất khác (đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng) còn lại là 47,13 %, tương đương với 4.947,47 ha. Xu hướng mở rộng phát triển đô thị (xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị, các khu dân cư) theo hướng Đông và Đông bắc là chủ yếu.

- Đến hết năm 2018 đã có 2 dự án hoàn thành, đó là: Dự án xây dựng Khu đô thị mới trung tâm Thành phố Thanh Hóa tại Xã Đông Hương, Đông Hải, TP. Thanh Hóa với quy mô 500ha và tổng số tiền đầu tư là 300 triệu USD; Khu liên hợp xử lý và tái chế chất thải tại KCN Nam TP. Thanh Hóa với quy mô Xử lý rác thải công nghiệp và sinh hoạt; công suất 300 tấn/ngày trở lên; mức đầu tư là 30 triệu USD.

* Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2018

Trong các năm từ 2013 - 2018 tốc độ đô thị hóa ở TP. Thanh Hóa diễn ra tương đối nhanh, kéo theo sự gia tăng dân số, thiếu đất ở và sản xuất kinh doanh. Vì vậy diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng tương đối lớn, lên đến 1.815,10 ha, trong đó tập trung chủ yếu là đất chuyên trồng lúa khoảng 1.850,22 ha. Diện tích này chủ yếu chuyển thành đất ở và đất sản xuất kinh doanh.

* Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất, việc làm và đời sống hộ nông dân tại thành phố Thanh Hóa

- Trong quá trình Đô thị hóa, tình hình nghề nghiệp của các hộ điều tra đã có sự thay đổi đáng kể. Số hộ gia đình sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp chiếm tới 74,0% trong tổng số ngành nghề năm 2013, đến năm 2018 thì số hộ sản xuất nông nghiệp đã giảm 6,0%, còn 68,0% đồng thời số hộ gia đình tham gia vào sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ và một số các ngành nghề khác tăng lên.

- Thu nhập của các hộ gia đình trong vòng 5 năm 2013 - 2018 đã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là số hộ có thu nhập tăng chiếm tới 87,0% (trong đó: tỷ lệ hộ có thu nhập tăng nhanh là 33,0% và tăng chậm là 54,0%).

- Về vấn đề y tế, giáo dục: chất lượng y tế, giáo dục được nâng cao do được đầu tư trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, bác sỹ cũng được đào tạo với tay nghề cao và có kinh nghiệm hơn.

+ Về môi trường: 35-37% người dân cho rằng nguồn nước phục vụ cho sản xuất bị ô nhiễm, nước sinh hoạt bị ô nhiễm là 26,2-28,2%; 57,8-63,2% người dân phản ánh về ô nhiễm rác thải.

* Một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa

-Xây dựng quy hoạch sử dụng đất phải bám sát với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và của từng phường nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2018​ (Trang 70)