CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất, việc làm và đời sống hộ nông dân
3.4.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
3.4.1.1. Thông tin chung về chủ hộ
Kinh tế mỗi hộ gia đình phát triển hay không phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tổ chức, quản lý, bố trí sản xuất của chủ hộ. Chủ hộ là người đưa ra phương hướng, kế hoạch sản xuất. Mỗi chủ hộ có khả năng nhận thức khác nhau và tiếp thu khác nhau điều này phụ thuộc vào tuổi, giới tính, và đặc biệt là trình độ văn hoá của mỗi người. Một số thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng 3.8.
Qua tổng hợp từ kết quả điều tra, cho thấy chủ hộ có độ tuổi từ 40 – 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 48%, ở độ tuổi này các chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, có một hạn chế là không dễ dàng thay đổi phương thức kiếm sống do họ sợ rủi ro hoặc họ đã quen với kinh nghiệm truyền thống đã được tích luỹ từ lâu. Số chủ hộ có độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 19%. Đây là độ tuổi có khả năng nắm bắt thông tin, kỹ thuật sản xuất mới rất nhanh nhạy. Tuy nhiên, đây là độ tuổi mới bắt đầu có sự
tích luỹ kinh nghiệm cho nên cần có những chính sách nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho những đối tượng này để họ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.
Bảng 3.8. Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ
STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Tuổi của chủ hộ 90 100,00 - Từ 20 – 40 17 19,00 - Từ 40 – 60 43 48,00 - Trên 60 30 33,00 2. Giới tính của chủ hộ 90 100,00 - Nam 55 61,00 - Nữ 45 39,00
3. Trình độ văn hóa của chủ hộ 90 100,00
- Học hết tiểu học 22 24,00
- Học hết THCS 38 43,00
- Học THPT 28 31,00
- Đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH,...) 2 2,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, năm 2018)
Kết quả điều tra cho thấy, trình độ văn hoá của chủ hộ tại địa bàn nghiên cứu tương đối đồng đều, hầu hết đã học hết THCS và THPT (chiếm 74% trong tổng số chủ hộ). Trình độ văn hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để phát triển kinh tế của các hộ đồng thời kinh tế các hộ lại có vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ văn hóa của người nông dân. Những chủ hộ chỉ học hết tiểu học phần lớn là người già và người nghèo không có điều kiện học tập.
3.4.1.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra
Quá trình Đô thị hóa không chỉ ảnh hưởng đến việc làm giảm diện tích đất của từng hộ mà còn làm cho tình hình biến động đất đai ở các hộ trở nên sôi động hơn.
248.768,69 m2). Trong đó diện tích đất nông nghiệp của các hộ giảm nhiều nhất 93,71 %. Diện tích đất ở giảm không đáng kể (chỉ 6,29%).
Bảng 3.9. Giá trị bồi thường đất đai của các hộ điều tra giai đoạn 2013-2018 Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Diện tích trước khi bị thu hồi
Diện tích sau khi bị thu hồi
Tăng (+)
giảm (-) Giá trị bồi thường (1000đ) m2 % m2 % m2 % Tổng diện tích đất 403.951,61 100,00 248.768,69 100,00 -155.182,92 100,00 66.424.915,05 I/ Đất nông nghiệp 378.588,93 93,71 231.074,40 92,89 -147.484,53 95,04 12.536.185,05 1- Đất trồng cây hàng năm 204.676,61 50,66 129.887,47 52,21 -74.789,14 48,20 6.357.076,90 2- Đất lúa 149.902,73 37,11 96.693,24 38,87 -53.209,49 34,29 4.522.806,65 3- Đất trồng
cây lâu năm 19.751,24 4,89 3.399,59 1,37 16.351,65 10,54 1.389.890,25 4- Đất nuôi
trồng thủy sản
4.228,35 1,05 1.094,10 0,44 3.134,25 2,02 266.411,25
II/ Đất ở 25.392,68 6,29 17.694,29 7,11 -7.698,39 4,96 53.888.730,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
Như vậy, theo kết quả điều tra thì quá trình Đô thị hóa đã làm mất đi phần lớn phương tiện sống của các hộ dân đó là đất sản xuất nông nghiệp. Điều này đã kéo theo rất nhiều thay đổi khác trong đời sống kinh tế của các hộ dân như nghề nghiệp, thu nhập, điều kiện sinh hoạt, học tập,...
3.4.1.3. Tình hình chung về nghề nghiệp của hộ
Tác động của Đô thị hóa đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ được thể hiện qua bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tác động của đô thị hóa đến nghề nghiệp của các hộ điều tra Nghề nghiệp của hộ Năm 2013(%) Năm 2018 Nghề nghiệp của hộ Năm 2013(%) Năm 2018
(%) Tăng (+)Giảm (-) (%) 1. Nông nghiệp 81 75 -7 2. Kinh doanh TM-DV 6 10 4 3. Công chức nhà nước 7 8 1 4. Khác 10 23 13 5. Hộ Kiêm 3 6 2
Qua thực tế cho thấy, các hộ trước Đô thị hóa sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, trồng rau màu, chăn lợn,... với một cuộc sống không ổn định. Sau khi bị mất đất, nhận một khoản tiền bồi thường cộng với việc tiếp cận gần hơn với thị trường họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, ngành nghề. một số hộ chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ như: nhà trọ sinh viên, bán tạp phẩm,... Cũng có hộ chỉ chuyển đổi một phần, vừa tiếp tục sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh thêm. Cơ hội tiếp xúc với thị trường nhiều hơn nên người dân có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời người lao động cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm mới sau khi mất đất sản xuất. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận hộ nông dân do chưa tận dụng được những cơ hội về thị trường do quá trình Đô thị hóa tạo ra đã không thay đổi phương thức sản xuất mà vẫn tiếp tục nghề nghiệp trước đây do đó thu nhập của họ thay đổi không đáng kể.
Về nghề nghiệp, khi quá trình Đô thị hóa diễn ra, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp rất nhiều thậm chí một số hộ gần như không còn đất nông nghiệp để sản xuất. Do đó, chỉ cần ít lao động cũng có thể sản xuất trên diện tích đất còn lại, những lao động nhàn rỗi phải chuyển sang ngành nghề khác cộng với một khoản tiền bồi thường từ việc mất đất nên hộ nông dân thay đổi cách sống của mình. Vấn đề đặt ra là Thành phố cần có chính sách trong việc đào tạo hướng nghiệp cho những hộ này để họ có thể duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập ổn định cho gia đình trong những môi trường công việc mới.
3.4.1.4. Tình hình hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi về chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với đất nông nghiệp
Khi bị thu hồi đất người nông dân được nhà nước chi trả tiền đền bù đồng thời tuỳ vào tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi mà có hình thức hỗ trợ khác nhau.
Ở thành phố Thanh Hóa số hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là 84 hộ, số hộ được hỗ trợ ổn định đời sống 70 hộ. Như vậy UBND Thành phố đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân khi bị thu hồi đất nhằm giúp người dân ổn định đời sống và chuyển đổi sang ngành nghề khác tạo thu nhập cho gia đình.
Bảng 3.11. Hình thức hỗ trợ cho người dân khi bị thu hồi đất
Hình thức hỗ trợ Thành phố Thanh Hóa
Số hộ Tỷ lệ (%)
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 84 93,00
Hỗ trợ ổn định đời sống 70 78,00
Hỗ trợ tái định cư 19 21,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
Hình thức sử dụng tiền đền bù của người dân
Bảng 3.12. Hình thức sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra tại địa bàn điều tra
Hình thức sử dụng Thành phố Thanh Hóa
Số hộ Tỷ lệ (%)
Xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà 47 52,22
Đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất 37 41,11 Mua sắm các đồ dùng - Ti vi - Tủ lạnh - Xe máy - Điện thoại 80 20 40 77 88,89 22,22 44,44 77 Đầu tư vốn để kinh doanh ngành nghề khác 33 36,67
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
Sau khi được nhà nước chi trả tiền đền bù, người dân thường sử dụng vào các mục đích khác nhau như xây nhà, sửa lại hoặc nâng cấp nhà, mua săm các đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, một số hộ hộ đã mạnh dạn sử dụng để đầu tư mua sắm các phương tiện để hoạt động dịch vụ vận chuyển khách, tham gia kinh doanh các kiôt du lịch... Qua khảo sát ta thấy số hộ sử dụng tiền để xây dựng nhà cửa, sữa chữa nhà cửa chiếm tỷ lệ 52,22%, số hộ sử đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học để sản xuất chiếm 41,11%, đầu tư để kinh doanh, hoạt động dịch vụ chiếm 36,67%. Bên cạnh đó các hộ đề sử dụng tiền để mua sắm các đồ dùng cho nhu cầu của gia đình như, ti vi chiếm 88,89%, điện thoại 85,56%, ngoài ra còn tủ lạnh, xe máy..