Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2013-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2018​ (Trang 55 - 57)

Chỉ tiêu Năm 2018 (ha) Năm 2013 (ha) Diện tích thay đổi (ha) Tổng diện tích tự nhiên 14.678,41 14.678,41 3.726,80 Đất nông nghiệp 5.315,15 7.130,25 -1.815,10

Đất sản xuất nông nghiệp 4.559,33 6.409,55 -1.850,22

Đất lâm nghiệp 383,29 383,29 0

Đất nuôi trồng thủy sản 256,01 259,19 -3,18

Trong quỹ đất nông nghiệp thì các loại đất thay đổi khác nhau. Nhìn vào bảng có thể thấy giai đoạn 2013 - 2018 diện tích đất sản xuất nông nghiệp thay đổi rất lớn. Nếu như năm 2013 là 6.409,55ha thì đến năm 2018 là 4.559,33 ha. Điều đó chứng tỏ quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trung tâm tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn 2013 - 2018. Trong sự thay đổi của nhóm đất nông nghiệp, ta thấy đất nông nghiệp khác lại tăng lên 148,96 trong giai đoạn 2013 – 2018. Đất nông nghiệp khác được tăng lên gồm để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Trong các năm từ 2013 - 2018 tốc độ đô thị hóa ở TP. Thanh Hóa diễn ra tương đối nhanh, kéo theo sự gia tăng dân số, thiếu đất ở và sản xuất kinh doanh. Vì vậy diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng tương đối lớn, lên đến 1.815,10 ha, trong đó tập trung chủ yếu là đất chuyên trồng lúa khoảng 1.850,22 ha. Diện tích này chủ yếu chuyển thành đất ở và đất sản xuất kinh doanh.

3.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất, việc làm và đời sống hộ nông dân tại thành phố Thanh Hóa thành phố Thanh Hóa

3.4.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

3.4.1.1. Thông tin chung về chủ hộ

Kinh tế mỗi hộ gia đình phát triển hay không phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tổ chức, quản lý, bố trí sản xuất của chủ hộ. Chủ hộ là người đưa ra phương hướng, kế hoạch sản xuất. Mỗi chủ hộ có khả năng nhận thức khác nhau và tiếp thu khác nhau điều này phụ thuộc vào tuổi, giới tính, và đặc biệt là trình độ văn hoá của mỗi người. Một số thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng 3.8.

Qua tổng hợp từ kết quả điều tra, cho thấy chủ hộ có độ tuổi từ 40 – 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 48%, ở độ tuổi này các chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, có một hạn chế là không dễ dàng thay đổi phương thức kiếm sống do họ sợ rủi ro hoặc họ đã quen với kinh nghiệm truyền thống đã được tích luỹ từ lâu. Số chủ hộ có độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 19%. Đây là độ tuổi có khả năng nắm bắt thông tin, kỹ thuật sản xuất mới rất nhanh nhạy. Tuy nhiên, đây là độ tuổi mới bắt đầu có sự

tích luỹ kinh nghiệm cho nên cần có những chính sách nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho những đối tượng này để họ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2018​ (Trang 55 - 57)