Chất lượng y tế tại thành phố Thanh Hóa sau khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2018​ (Trang 65 - 69)

Chỉ tiêu Tốt hơn (%) Bình thường (%) Kém hơn (%) Chất luợng Y tế Chất lượng khám chữa bệnh 71,00 29,00 0,00 Trình độ của các y bác sỹ 68,00 32,00 0,00 Trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh 82,00 18,00 0,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Như vậy, cùng với quá trình phát triển của Thành phố chất lượng ngành y tế đã và đang ngàng càng tăng lên rõ rệt, Các cấp các ngành đã thực sự quan tâm đến đời sống sức khoẻ của người dân và chính nhờ chất lượng y tế được nâng cao nên người dân đã tin tưởng và số lượt khám chữa bệnh tăng lên và giảm việc đi khám bênh ở các bệnh viện ngoài Thành phố.

Hầu hết các gia đình đều đánh giá chất lượng Y tế ngày càng cao hơn, đó là nhờ các cơ sở y tế đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc cấp cứu, khám và chẩn đoán bệnh. Đội ngũ y, Bác sỹ cũng được đào tạo với tay nghề và có kinh nghiệm hơn, nhờ vậy chất lượng khám chữa bệnh ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

Hiện nay, để nâng cao hơn nữa năng lực khám chữa bệnh cũng như đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. UBND Thành phố đã có đề án mở rộng nâng cấp bệnh viện và trạm y tế của các phường, xã về quy mô, diện tích, trang thiết bị... đề án này hiện đang được triển khai ở tất cả các phường, xã của Thành phố.

Về giáo dục

Công nghiệp phát triển cũng có nghĩa khoa học phát triển theo. Người lao động muốn được làm việc trong môi trường tốt nhất, thu nhập ổn định cần có trình độ học vấn và kiến thức khoa học – công nghệ ở mức độ nhất định. Do vậy, nhu cầu học tập, đào tạo ngành nghề của người dân thành phố Thanh Hóa ngày càng gia tăng. Quy mô về giáo dục liên tục được mở rộng, đội ngũ giáo viên liên tục được tăng cường về số lượng và chất lượng theo hướng chuẩn hóa. Số học sinh, sinh viên cũng tăng lên đáng kể. Sau khi bị thu hồi đất, người dân có tiền và nhận thấy cần dầu tư cho con học để có ngành nghề mới.

Trong những năm qua, các điều kiện về cơ sở vật chất của trường học không ngừng được đầu tư phát triển. Chất lượng và hiệu quả ngày càng rõ rệt.

Bảng 3.18. Trình độ chuyên môn, văn hoá của người dân trước và sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2018 Tổng số Bình quân / hộ Tỉ lệ % Tổng số Bình quân / hộ Tỉ lệ % Số hộ phỏng vấn 90 - - 90 - - Số người 346 3,84 - 346 3,84 -

Số học sinh, sinh viên 85 0,94 - 96 1,06 -

Số người có trình độ

dưới THPT 206 2,28 59,53 128 1,42 36,99

Số người có trình độ từ

THPT trở lên 55 0,61 40,47 182 2,02 63,01

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ) 3.4.2.5. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến môi trường

Các nhà máy, cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, các làng nghề, nghề phụ và khu làm dịch vụ cũng phát triển tạo diều kiện ổn định cuộc sống cho người dân. Do vậy vấn đề môi trường cũng được quan tâm và dành kinh phí để giải quyết các vấn đề liên quan tới rác thải sinh hoạt cũng như chất thải từ các nhà máy, các xưởng sản

xuất. Tuy nhiên, các nhà máy phát triển về quy mô thì khả năng gây ô nhiễm môi trường càng nhiều đặc biệt là các nhà máy khi một lượng chất thải khá lớn được thải ra. Nếu các doanh nghiệp không có ý thức xử lý chất thải một cách khoa học sẽ có quy nguy cơ ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương.

Bảng 3.19. Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về tình hình ô nhiễm môi trường trước và sau khi thu hồi đất

Môi trường Tỉ lệ (%)

Môi trường sản xuất

Tốt 3

Ô nhiễm đất 15

Ô nhiễm nước 35

Ô nhiễm không khí 13

Bình thường 34

Môi trường sinh hoạt

Tốt 3,5

Bình thường 33,6

Ô nhiễm nước 26,2

Ô nhiễm không khí 29,5

Tiếng ồn 35,2

Thiếu cây xanh 52,3

Rác thải 63,1

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Trong thực tế vấn đề này luôn là vấn đề nhức nhối mà cả xã hội quan tâm. Do vậy, trước mỗi dự án xây dựng khu công nghiệp, các nhà máy cần lưu ý trước tiên đến những tác động đến môi trường và hậu quả nó gây ra cho con người.

Quá trình đô thị hoá không tránh khỏi sự xuất hiện của các nhà máy, các cụm công nghiệp, sự xuất hiện của các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, hệ thống nhà hàng, khách sạn mọc lên ngày càng nhiều. Do vậy, một khối lượng lớn rác thải hàng ngày là nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm, mặt khác lượng nước thải từ các

cho nguồn nuóc bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân. Qua khảo sát cho thấy 35 – 37 % người dân cho rằng ngồn nước phục vụ cho sản xuất bị ô nhiễm, và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm là 26,2 – 28,2%. Hơn 50% người dân phàn nàn về việc thiếu cây xanh, và 57,8 – 63,1 % người dân phản ánh về ô nhiễm rác thải.

3.4.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế – xã hội của các hộ thông qua các câu hỏi định tính các hộ thông qua các câu hỏi định tính

Qua khảo sát, cho thấy có tới 33% số hộ cho là thu nhập tăng nhanh, 54% cho rằng thu nhập tăng chậm và 13% cho rằng thu nhập của hộ giảm đi so với trước đây.

Thứ nhất, do thương mại dịch vụ trong khu vực ngày càng phát triển với nhiều loại hình phong phú đa dạng. Thành phố Thanh Hóa có lợi thế về vị trí địa lý, là trung tâm đầu mối của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trung tâm buôn bán để trao đổi hàng hoá trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.

Thứ hai, do Đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ nên việc tìm kiếm một công việc làm thêm đối với người nông dân cũng dễ dàng hơn nhiều so với trước kia. Tầng lớp lao động trẻ có xu hướng làm công nhân cho các xí nghiệp, nhà máy, các công ty liên doanh đã giải quyết một phần tình trạng dôi dư lao động.

Quá trình Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống, văn hoá, xã hội của các hộ nông dân Thành phố Thanh Hóa.

Đô thị hóa có ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực như: CSHT, dịch vụ, tiếp cận thị trường dễ dàng hơn nhiều những năm qua.

Cơ hội học tập cũng có chiều hướng tốt lên. Trường học đã được tu bổ lại và trang thiết bị giáo dục cũng như giáo viên được bổ sung đáp ứng nhu cầu học tập của con em người dân. Sự quan tâm của các hộ nông dân về tầm quan trọng của giáo dục được tăng lên, họ đều tạo điều kiện cho con em mình được học hành vì mong muốn con cái họ có một tương lai tốt đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2018​ (Trang 65 - 69)