Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2018​ (Trang 61 - 68)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất, việc làm và đời sống hộ nông dân

3.4.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống hộ nông dân

3.4.2.1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống kinh tế của các hộ điều tra

Bảng 3.13. Tình trạng nhà, cơ sở vật chất phục vụ đời sống người dân

ĐVT: Cái

Chỉ tiêu điều tra

Thành phố Thanh Hóa

Trước khi thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất Tình trạng nhà (Tỷ lệ %) Cấp IV 51 21 2 tầng 44 59 Cao tầng 5 20

Tài sản của nông hộ có (bình quân mỗi hộ) Xe máy 1,05 2,12 Xe đạp 1,5 0,91 Ô tô 0 0 Tivi 1 1,04 Tủ lạnh 1 1,76 Máy vi tính 0,58 0,89 Điện thoại 3,86 4,525

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Thứ nhất là tác động đến nhà ở của người dân. Qua điều tra, phỏng vấn các nông hộ cho thấy, trước khi thu hồi đất tỷ lệ nhà nhà cấp IV chiếm chủ yếu trên 50%, bước sang giai đoạn từ năm 2013 - 2018 tỷ lệ nhà 2 tầng và nhà cao tầng ngày càng cao. Qua đó cho thấy quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất ở và đất kinh doanh dịch vụ đã làm tăng tỉ lệ nhà 2 tầng, cao tầng, đặc biệt sau khi các nông hộ nhận tiền đền bù khi bị mất đất sản xuất nông nghiệp thì tình hình xây dựng nhà cao tầng có xu hướng tăng lên.

Thứ hai là về tài sản sở hữu của nông hộ. Kết quả điều tra cho thấy, có sự thay đổi rõ rệt về tài sản sở hữu của nông hộ. Tài sản có giá trị cao và hiện đại (như: xe máy, ti vi, tủ lạnh, máy vi tính) có sự gia tăng đáng kể về số lượng. Điều này cho thấy đời sống của các nông hộ có sự tăng lên rõ rệt. Trong đó, đáng lưu ý là đã có sự đầu tư mua máy vi tính, thể hiện sự quan tâm đầu tư về trang thiết bị phục vụ nâng

cao học vấn, tri thức gia đình. Số lượng điện thoại gia tăng (đặc biệt là điện thoại di động) cho thấy xu hướng hiện đại hoá đời sống của nông hộ.

3.4.2.2. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến thu nhập của người dân

Đô thị hóa có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân, mức độ ảnh hưởng được thể hiện qua bảng 3.18. Đối với các hộ có thu nhập tăng lên do quá trình Đô thị hóa chủ yếu là do họ sau khi mất đất nông nghiệp đã chuyển sang các hoạt động dịch vụ, kinh doanh trong khi đó các hộ có thu nhập bị giảm đi do họ chủ yếu tìm việc làm thuê và trước đây cũng như hiện nay họ chỉ phụ thuộc nhiều vào nguồn thu này trong khi đó trước khi mất đất sản xuất họ còn có thêm nguồn thu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại nên sau khi mất đất một phần nguồn thu của gia đình cũng mất đi vì thế mà thu nhập của các hộ này bị giảm sau khi Đô thị hóa .

Bảng 3.14. Thay đổi thu nhập của hộ qua quá trình đô thị hóa

ĐVT: % STT Nguồn thu nhập (% trong tổng thu nhập) Nhóm hộ có thu nhập tăng nhanh Nhóm hộ có thu nhập tăng chậm Nhóm hộ có thu nhập giảm 1 Trồng trọt 3,03 0,00 7,69 2 Chăn nuôi 3,03 3,70 7,69 3 Sản xuất TTCN 3,03 5,56 0,00 4 KD-DV 39,40 42,59 7,69 5 Làm thuê 12,12 20,37 7,69 6 Lương thưởng 33,33 18,52 61,55 7 Khác 6,06 9,26 7,69

Bảng 3.15: Thu nhập của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất Mức thu nhập Triệu Mức thu nhập Triệu đồng/người/tháng Trước khi bị thu hồi đất Sau khi bị thu hồi đất Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Dưới 3 triệu 50 55,56 6 6,67 Từ 3- 4 triệu 28 31,11 38 42,22 Từ 4 - 5 triệu 10 11,11 34 37,78 Trên 5 triệu 2 2,22 12 13,33

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Nhìn vào bảng trên ta thấy mức thu nhập của người dân trên địa bàn nghiên cứu ngày càng tăng lên. Nếu như thu nhập bình quân của một nguời trên 1 tháng trước đây tỷ lệ người nông dân có thu nhập dưới 3 triệu đồng chiếm chủ yếu trên 50%, thì đến nay thu nhập của họ tăng lên đáng kể. Thu nhập bình quân từ 3 – 4 triệu đồng/ tháng chiếm chủ yếu, số hộ có thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng chiếm 37,78%. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng cũng tăng lên. Có những người nhờ sau khi được hỗ trợ vốn chuyển sang kinh doanh du lịch, dịch vụ nên có thu nhập tương đối cao, có những gia đình thu nhập bình quân 7 - 8 triệu/người/tháng.

3.4.2.3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến vấn đề lao động và việc làm

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, triển khai các dự án lớn của nền kinh tế diễn ra mang tính quy luật. đất đai được chuyển đổi ở nước ta đã góp phần phát triển mạnh nền kinh tế - xã hội và bảo đảm tiềm lực an ninh quốc phòng của đất nước. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nước ta đặt ra các vấn đề cần được giải quyết một cách đồng bộ là: đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất; chuyển đổi nghề nghiệp cho những người bị mất tư liệu sản xuất; chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; vấn đề tái định cư, sử dụng hợp lý đất đã thu hồi.

lên về tỷ lê người tham gia vào các ngành công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ và một số ngành nghề khác.

Bảng 3.16. Tình hình lao động và việc làm trên địa bàn nghiên cứu trước và sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Số lao động Tỷ lệ % Số lao động Tỷ lệ % Sản nghiệp xuất nông 177 71,3 100 40,23 Lao nghiệp động công 22 8,9 51 20,1

Tham gia kinh

doanh, dịch vụ 17 6,9 36 13,9 Hoạt động nghành nghề khác, lao động tự do 25 10,1 56 20,69 Thất nghiệp 7 2,9 5 1,9

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Trong quá trình phát triển đô thị, người dân có xu hướng bỏ dần sản xuất nông nghiệp và chuyển sang tham gia hoạt động vào các lĩnh vực phi nông nghiệp như kinh doanh tạp hóa, bán quán vỉa hè... vì vậy tỷ lệ người tham gia hoạt động nông nghiệp giảm 69,9 – 71,3% năm 2013 xuống còn 40 – 42,1 % năm 2018.

Tỷ lệ người tham gia vào các hoạt động công nghiệp trước khi bị thu hồi đất thấp chỉ 8,9 – 9,3% nhưng sau khi thu hồi đất tỷ lệ này tăng lên 20,1- 21,1%. Đó là vì hàng năm các nhà máy trên địa bàn và tại các tỉnh, thành phố khác cũng tuyển dụng các thanh thiếu niên trong độ tuổi lao động vào làm ở các nhà máy, khu công nghiệp.

3.4.2.4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến vấn đề y tế, giáo dục

Về y tế

Năm 2013, toàn Thành phố có 1 bệnh viện đa khoa, 1 viện điều dưỡng phục hồi chức năng, 1 trạm kế hoạch hóa gia đình, 7 trạm xá được nâng cấp về trang thết bị và quy mô, với 160 giường bệnh, số lượng cán bộ y tế là 125 người, số người có trình độ bác

sỹ trở lên là 25 người, số lượt người khám chữa bệnh là 33.093 lượt. Đến năm 2018 toàn Thành phố có 3 bệnh viện đa khoa, 1 viện điều dưỡng phục hồi chức năng, 1 trạm kế hoạch hóa gia đình, 10 trạm xá được nâng cấp về trang thết bị và quy mô, với 360 giường bệnh, số lượng cán bộ y tế là 325 người, số người có trình độ bác sỹ trở lên là 195 người.

Bảng 3.17. Chất lượng y tế tại thành phố Thanh Hóa sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu Tốt hơn (%) Bình thường (%) Kém hơn (%) Chất luợng Y tế Chất lượng khám chữa bệnh 71,00 29,00 0,00 Trình độ của các y bác sỹ 68,00 32,00 0,00 Trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh 82,00 18,00 0,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Như vậy, cùng với quá trình phát triển của Thành phố chất lượng ngành y tế đã và đang ngàng càng tăng lên rõ rệt, Các cấp các ngành đã thực sự quan tâm đến đời sống sức khoẻ của người dân và chính nhờ chất lượng y tế được nâng cao nên người dân đã tin tưởng và số lượt khám chữa bệnh tăng lên và giảm việc đi khám bênh ở các bệnh viện ngoài Thành phố.

Hầu hết các gia đình đều đánh giá chất lượng Y tế ngày càng cao hơn, đó là nhờ các cơ sở y tế đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc cấp cứu, khám và chẩn đoán bệnh. Đội ngũ y, Bác sỹ cũng được đào tạo với tay nghề và có kinh nghiệm hơn, nhờ vậy chất lượng khám chữa bệnh ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

Hiện nay, để nâng cao hơn nữa năng lực khám chữa bệnh cũng như đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. UBND Thành phố đã có đề án mở rộng nâng cấp bệnh viện và trạm y tế của các phường, xã về quy mô, diện tích, trang thiết bị... đề án này hiện đang được triển khai ở tất cả các phường, xã của Thành phố.

Về giáo dục

Công nghiệp phát triển cũng có nghĩa khoa học phát triển theo. Người lao động muốn được làm việc trong môi trường tốt nhất, thu nhập ổn định cần có trình độ học vấn và kiến thức khoa học – công nghệ ở mức độ nhất định. Do vậy, nhu cầu học tập, đào tạo ngành nghề của người dân thành phố Thanh Hóa ngày càng gia tăng. Quy mô về giáo dục liên tục được mở rộng, đội ngũ giáo viên liên tục được tăng cường về số lượng và chất lượng theo hướng chuẩn hóa. Số học sinh, sinh viên cũng tăng lên đáng kể. Sau khi bị thu hồi đất, người dân có tiền và nhận thấy cần dầu tư cho con học để có ngành nghề mới.

Trong những năm qua, các điều kiện về cơ sở vật chất của trường học không ngừng được đầu tư phát triển. Chất lượng và hiệu quả ngày càng rõ rệt.

Bảng 3.18. Trình độ chuyên môn, văn hoá của người dân trước và sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2018 Tổng số Bình quân / hộ Tỉ lệ % Tổng số Bình quân / hộ Tỉ lệ % Số hộ phỏng vấn 90 - - 90 - - Số người 346 3,84 - 346 3,84 -

Số học sinh, sinh viên 85 0,94 - 96 1,06 -

Số người có trình độ

dưới THPT 206 2,28 59,53 128 1,42 36,99

Số người có trình độ từ

THPT trở lên 55 0,61 40,47 182 2,02 63,01

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ) 3.4.2.5. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến môi trường

Các nhà máy, cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, các làng nghề, nghề phụ và khu làm dịch vụ cũng phát triển tạo diều kiện ổn định cuộc sống cho người dân. Do vậy vấn đề môi trường cũng được quan tâm và dành kinh phí để giải quyết các vấn đề liên quan tới rác thải sinh hoạt cũng như chất thải từ các nhà máy, các xưởng sản

xuất. Tuy nhiên, các nhà máy phát triển về quy mô thì khả năng gây ô nhiễm môi trường càng nhiều đặc biệt là các nhà máy khi một lượng chất thải khá lớn được thải ra. Nếu các doanh nghiệp không có ý thức xử lý chất thải một cách khoa học sẽ có quy nguy cơ ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương.

Bảng 3.19. Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về tình hình ô nhiễm môi trường trước và sau khi thu hồi đất

Môi trường Tỉ lệ (%)

Môi trường sản xuất

Tốt 3

Ô nhiễm đất 15

Ô nhiễm nước 35

Ô nhiễm không khí 13

Bình thường 34

Môi trường sinh hoạt

Tốt 3,5

Bình thường 33,6

Ô nhiễm nước 26,2

Ô nhiễm không khí 29,5

Tiếng ồn 35,2

Thiếu cây xanh 52,3

Rác thải 63,1

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Trong thực tế vấn đề này luôn là vấn đề nhức nhối mà cả xã hội quan tâm. Do vậy, trước mỗi dự án xây dựng khu công nghiệp, các nhà máy cần lưu ý trước tiên đến những tác động đến môi trường và hậu quả nó gây ra cho con người.

Quá trình đô thị hoá không tránh khỏi sự xuất hiện của các nhà máy, các cụm công nghiệp, sự xuất hiện của các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, hệ thống nhà hàng, khách sạn mọc lên ngày càng nhiều. Do vậy, một khối lượng lớn rác thải hàng ngày là nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm, mặt khác lượng nước thải từ các

cho nguồn nuóc bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân. Qua khảo sát cho thấy 35 – 37 % người dân cho rằng ngồn nước phục vụ cho sản xuất bị ô nhiễm, và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm là 26,2 – 28,2%. Hơn 50% người dân phàn nàn về việc thiếu cây xanh, và 57,8 – 63,1 % người dân phản ánh về ô nhiễm rác thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2018​ (Trang 61 - 68)