Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 27 - 28)

1.2. Chất lƣợng tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá

1.2.3.3 Các nhân tố khác

- Môi trƣờng kinh tế:

Điều kiện kinh tế của vùng mà Ngân hàng hoạt động có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng tín dụng. Đặc biệt, sự thay đổi chính sách của chính phủ có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng.

Hoạt động của ngân hàng và khách hàng đều chịu tác động của môi trƣờng kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định sẽ giúp cho hoạt động của khách hàng ít bị biến động, do vậy mà việc dự báo về tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng cũng thuận lợi hơn. Ngƣợc lại, chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định thì ngân hàng rất khó có thể phân tích, dự báo chính xác hoạt động kinh doanh, tài chính của khách hàng trong tƣơng lai cũng nhƣ khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc những rủi ro khách hàng phải đối mặt, do vậy mà ngân hàng không thể đánh giá đúng khả năng trả năng trả nợ của khách hàng trong tƣơng lai, khi đó chất lƣợng tín dụng của ngân hàng không đạt yêu cầu.

Chính sách của chính phủ ảnh hƣởng tới hoạt động của các doanh nghiệp, qua đó tác động đến hoạt động của ngân hàng trên các phƣơng diện sau:

nghiệp. Khi chính phủ có những thay đổi về chính sách thuế, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị tác động và có thể ảnh hƣởng đến nguồn thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ ngân hàng.

Chính sách xuất- nhập khẩu vật tƣ thiết bị: khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu vật tƣ thiết bị sẽ ảnh hƣởng tức thời và trực tiếp đến chi phí và doanh thu của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm giảm doanh thu, từ đó gây khó khăn cho việc trả nợ ngân hàng và vì vậy rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên

Chính sách chung về các yếu tố đầu vào: chính sách này cũng gây tác động trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp, có thể đẩy doanh nghiệp vào khó khăn và dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng.

- Môi trƣờng chính trị - xã hội:

Những mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo hay những cuộc xung đọt xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động, chiến tranh luôn đe doạ sự không ổn định trong nội bộ đất nƣớc. Ở nƣớc ta tuy những sự kiện trên là rất hiếm nhƣng không phải là không có.

Nƣớc ta với 54 dân tộc có những phong tục, truyền thống khác nhau, trình độ văn hoá và khoảng cách giàu nghèo cũng khác nhau nên các Ngân hàng luôn phải chú ý đến từng đối tƣợng, từng vùng hoạt động để nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng cũng nhƣ để góp phần vào hiệu quả kinh tế chung của đất nƣớc.

- Môi trƣờng pháp lý:

Môi trƣờng pháp lý đƣợc thể hiện ở các văn bản pháp luật, dƣới luật quy định về hoạt động của ngân hàng, nó ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng tín dụng. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, môi trƣờng này vẫn chƣa thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng: nhiều văn bản chƣa đầy đủ, đôi khi lại chồng chéo, có nhiều bất cập... ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.

- Các nguyên nhân bất khả kháng:

Các nguyên nhân này tác động tới ngƣời vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng nhƣ: thiên tai, chiến tranh… làm cho ngƣời vay lẫn ngƣời cho vay không thể kiểm soát đƣợc hoạt động kinh doanh, làm giảm chất lƣợng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)