Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 77)

2.3.1.2 .Chỉ tiêu lãi treo và tỷ lệ lãi treo

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm

3.2.8. Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng

Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát là công việc rất quan trọng trong công tác tín dụng. Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay, Ngân hàng sẽ đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Điều này là rất cần thiết bởi vì quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng theo thời gian có thể sẽ phát sinh những vấn đề nhất định. NHCT Hoàn Kiếm cần phát hiện kịp thời để quyết định có tiếp tục giải ngân nữa không, có cần tiến hành thu hồi nợ trƣớc hạn để bảo toàn vốn không . Trong thực tế, việc giám sát vốn vay của khách hàng lại tùy thuộc vào khả năng, trình độ và từng điều kiện cụ thể của cán bộ khách hàng. Nhất là trong điều kiện hiện nay các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thƣờng có độ tin cậy không cao nếu chƣa kiểm toán, các cán bộ khách hàng phải quản lý mức dƣ nợ rất lớn và theo dõi nhiều khách hàng, bên cạnh đó trụ sở của nhiều khách hàng thƣờng xa so với trụ sở ngân hàng nên khó có thể kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn vay thƣờng xuyên. Vì vậy để tăng cƣờng hiệu quả việc giám sát vốn vay, NHCT Hoàn Kiếm nên có thêm những chƣơng trình giám sát riêng, công việc này nên giao cho Phòng quản lý rủi ro thực hiện độc lập với Phòng quan hệ khách hàng.

Ngoài ra, NHCT Hoàn Kiếm cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong việc thực hiện quy trình tín dụng để có thể kịp thời khắc phục và thanh lọc những cán bộ thực hiện công tác tín dụng năng lực kém, mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của Ngân hàng.

Một số biện pháp cụ thể nhƣ:

- Tăng cƣờng quản lý, giám sát hoạt động SXKD cũng nhƣ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tăng cƣờng kiểm soát chứng từ giải ngân, bảo đảm tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ theo quy định. Đối với những hồ sơ yêu cầu phải xuất trình bản gốc thì chỉ đƣợc phép giải ngân khi đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ gốc, tuyệt đối không giải ngân theo chứng từ Fax, photo.

- Việc kiểm tra sử dụng vốn vay cần thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình để phản ánh tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, hiện trạng tài sản của khách hàng, nguồn thu.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm và kỹ năng trong công tác kiểm soát dòng tiền, quản lý nguồn thu. Việc quản lý nguồn thu phải đƣợc cán bộ chủ động thực hiện, bám sát dòng tiền kế hoạch, kiến nghị và có giải pháp nếu dòng tiền bị giảm sút. Cần so sánh dòng tiền về với tỷ lệ cấp tín dụng để kiểm soát nguồn thu, cần đƣa nội dung này vào hợp đồng tín dụng để gắn dòng tiền với doanh số tiền vay của khách hàng.

- Đối với nhóm KHLQ : công tác kiểm tra sử dụng vốn vay càng phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đầy đủ và nghiêm túc để nhận biết các dấu hiệu luân chuyển vốn lòng vòng.

3.2.9. Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, có định hướng phát triển nguồn nhân lực

Kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Mặc dù tất cả các cán bộ tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm đều có bằng cấp đại học và trên đại học, nhiều cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong công tác tín dụng. Tuy nhiên, trong thực tế do tính chất phức tạp của nền kinh tế thị trƣờng, và của hoạt động tín dụng thì đội ngũ cán bộ nhƣ hiện nay chƣa thể đáp ứng kịp thời. Thực tế, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và cả những kiến thức tổng hợp khác một cách thƣờng xuyên. Do đó, để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng tín dụng, NHCT Hoàn Kiếm nên xem xét một số biện pháp sau:

Chuyên môn hóa cán bộ tín dụng thực hiện công tác khách hàng (gọi tắt là cán bộ ngân hàng), và công tác quản lý rủi ro (gọi tắt là cán bộ rủi ro). Mỗi ngƣời đƣợc giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Việc phân nhóm tùy theo năng lực, sở trƣờng, kinh nghiệm của từng cán bộ. Qua đó các cán bộ khách hàng, cán bộ rủi ro có thể hiểu biết khách hàng và lĩnh vực hoạt động của khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu

khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Đào tạo các kỹ năng: Ngân hàng cần đào tạo thêm cán bộ tín dụng kiến thức pháp luật và các kỹ năng nhƣ giao tiếp, điều tra, phân tích, viết, đàm phán, chăm sóc khách hàng vv… thông qua việc tổ chức thƣờng xuyên hơn các khóa học nghiệp vụ do những tổ chức cá nhân có chuyên môn sâu trong những lĩnh vực trên trực tiếp giảng dạy.

Cần tập trung và chú trọng vào những kỹ năng thẩm định phân tích tín dụng, kỹ năng quản lý khách hàng và kiểm soát sau vay, đồng thời thực hiện đầy đủ các bƣớc trong quy trình cấp tín dụng của NHCT. Tổ chức tọa đàm, rút kinh nghiệm từ những tình huống thực tế trong quá trình cấp tín dụng và nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp vì mục tiêu phát triển chung của hệ thống NHCT.

Bên cạnh đó cần có cơ chế khen thƣởng, đãi ngộ hợp lý đối với những cán bộ tham gia công tác tín dụng, song phải đảm bảo cán bộ tín dụng không vì chạy theo chỉ tiêu kế hoạch mà bỏ qua các yếu tố quản trị rủi ro.

3.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam

Kịp thời ban hành hệ thống các văn bản cụ thể hóa các văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý cấp trên có liên quan để các chi nhánh NHCT có căn cứ thực hiện chính xác, tránh trƣờng hợp một số điều luật có thể bị hiểu theo nhiều hƣớng, gây sự không đồng bộ trong hoạt động của các chi nhánh.

Nghiên cứu rà soát các quy trình nghiệp vụ, tránh trƣờng hợp quy chế, quy trình tín dụng đƣợc ban hành thiếu tính khả thi trong thực tế, hoặc thay đổi quá nhanh.

Nghiên cứu cải tiến các sản phẩm dịch vụ tín dụng hiện có theo hƣớng bảo đảm an toàn tín dụng, tạo sự thuận lợi tối đa cho khách hàng.

Trao quyền chủ động hơn nữa cho các chi nhánh trong việc tuyển chọn cán bộ nghiệp vụ, chi phí thực hiện công tác Marketing ngân hàng, khai thác khách hàng trên địa bàn.

Tăng cƣờng hỗ trợ các chi nhánh đào tạo, bồi dƣỡng các cán bộ nghiệp vụ của chi nhánh.

Rút ngắn thời gian thẩm định đối với các hồ sơ quyết định tín dụng vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh hoặc có các biện pháp tạo điều kiện cho Chi nhánh kéo dài thời gian cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng không bị gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có định hƣớng hoạt động tín dụng rõ ràng, cung cấp các báo cáo phân tích chi tiết ngành, báo cáo rủi ro ngành kinh doanh của nền kinh tế định kỳ hàng năm hoặc 6 tháng/lần hoặc theo từng khu vực cụ thể để chi nhánh có điều kiện tham khảo thông tin khi cấp tín dụng cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, vấn đề chất lƣợng tín dụng luôn là vấn đề của hệ thống ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Đồng thời, trƣớc áp lực cạnh tranh, giành giật thị trƣờng để tìm kiếm lợi nhuận thì chất lƣợng tín dụng ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thƣơng mại. Điều này đặt các NHTM trong cơ hội phát triển, song cũng tiểm ẩn đầy rủi ro khi các hạng mục tín dụng không đảm bảo chất lƣợng, không thu hồi đƣợc vốn. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng tín dụng luôn là yêu cầu cấp bách không chỉ của Vietinbank Hoàn Kiếm mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay. Với mục tiêu đƣa ra đƣợc một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Vietinbank Hoàn Kiếm, nội dung đề tài đã đạt đƣợc các nhiệm vụ sau:

Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng NHTM, vai trò của tín dụng NHTM đối với ngân hàng và nền kinh tế, đƣa ra đƣợc khái niệm chất lƣợng tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của NHTM để từ đó có nhận thức đúng đắn về việc nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Phân tích thực trạng chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh, thấy đƣợc những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Đƣa ra đƣợc mục tiêu và hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Vietinbank. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu và giải pháp đó đề tài cũng đƣa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc và các cơ quan Nhà nƣớc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu (2000) Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội

2. Phạm Thị Thu Hà(2005), Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội 3. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013, Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/10/2013 về quy định về phân loại tài sản có, mực đích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

4. Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam (2009), Quy đinh về trình tự thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng Doanh nghiệp, Hà Nội

5. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, Quyết định số 208/QĐ-NHCT35 ngày 24/02/2010 Quy định về GHTD và thẩm quyền quyết định về GHTD, Hà Nội 6. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, Quyết định số 222/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 26/2/2010 Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế, Hà Nội

7. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam (2012), Tài liệu về quy trình cấp tín dụng và xếp hạng khách hàng, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hòa Kiếm (2012, 2013, 2014) Báo cáo kết quả kinh doanh, Hà Nội.

9. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội

10. PETER ROSE (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

11. FREDRIC SMINSHKIN (1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12. NGUYỄN VĂN TIẾN (2005), Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê. Hà Nội

13. Lê Văn Tƣ (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

Website: 14. http://sbv.gov.vn 15. .http://vietinbank.vn 16. http://vneconomy.vn 17. http://gso.gov.vn 18. http://vnbaorg.info

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)