THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRÊN

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

2.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRÊN

2.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠITRÊN THẾ GIỚI TRÊN THẾ GIỚI

2.1.1. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới

2.1.1.1. Số lượng vụ kiện phòng vệ thương mại theo loại hình

Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới, theo quy định chung của WTO các nước đang áp dụng ba biện pháp phòng vệ bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại. Tổng hợp số liệu từ WTO cho thấy, biện pháp chống bán phá giá đang là biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, chiếm từ 77% - 90% các vụ kiện phòng vệ thương mại được khởi xướng trên toàn cầu.

Cụ thể, từ bảng số liệu thống kê các vụ kiện phòng vệ thương mại trên thế giới trong giai đoạn từ 2007-2016 ta thấy: Trên tổng số vụ kiện phòng vệ thương mại thì vụ kiện chống bán phá giá chiếm đến 2198 vụ, sau đó là các vụ về chống trợ cấp với 255 vụ và cuối cùng là biện pháp tự vệ. Biện pháp chống bán phá giá luôn được sử dụng nhiều hơn so với các biện pháp còn lại về số lượng và có xu hướng tăng dần. Trong khi đó, các biện pháp tự vệ lại có xu hướng giảm dần. Đặc biệt đỉnh điểm trong năm 2016, nếu trên thế giới có tổng cộng 300 vụ kiện chống bán phá giá thì số vụ kiện liên quan đến biện pháp tự vệ chỉ là 5 vụ, chống trợ cấp chỉ có 34 vụ. Số vụ chống bán phá giá tính riêng trong năm 2016 đã nhiều hơn 60 lần vụ kiện tự vệ. Thực trạng này không chỉ kéo dài trong năm 2016 mà trong suốt giai đoạn 2007-2016, các vụ kiện chống bán phá giá đã luôn áp đảo về số lượng. (Bảng 2.1)

Đây là hệ quả tất yếu khi thế giới mở cửa và không tránh khỏi các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh trong giá cả hàng hóa ngoại thương. Chưa kể vào đó, so với các biện pháp còn lại, biện pháp tự vệ có những hạn chế của nó khi chỉ là biện pháp ứng phó tạm thời, không mang tính lâu dài và là biện pháp “phải trả tiền” vì vậy các trường hợp áp dụng biện pháp này ít hơn so với chống bán phá giá và chống trợ cấp là điều dễ hiểu.

Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu các vụ kiện phòng vệ thương mại trên thế giới trong giai đoạn từ 2007-2016

đoạn 2007-2016

Chống bán phá giá Chống trợ cấp Biện pháp tự vệ Tổng

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của WTO, 2018)

2.1.1.2. Số lượng các vụ kiện theo ngành hàng

Xét trên tình hình áp dụng các biện pháp phòng vệ dựa trên các ngành hàng. Theo số liệu tổng hợp từ WTO, đối với biện pháp chống trợ cấp, trong tổng số 240 vụ kiện chống trợ cấp được thống kê qua các năm từ 1995-2016 dẫn đầu và chiếm đa số là các nhóm mặt hàng kim loại cơ bản với 117 vụ kiện, sau đó là ngành hóa chất với 21 vụ, nhựa và cao su với 18 vụ. (Phụ lục 1)

Cũng trong giai đoạn này, đối với biện pháp chống bán phá giá, các nhóm mặt hàng trên vẫn dẫn đầu về số vụ kiện, trong tổng số 3405 vụ kiện có đến 1051 vụ liên

quan đến nhóm hàng kim loại cơ bản, tiếp sau là 729 vụ liên quan đến hóa chất và 429 vụ liên quan đến nhựa, cao su.

Đối với biện pháp tự vệ chỉ có 164 vụ tính đến giữa quý II năm 2017, trong đó nhóm hàng kim loại cơ bản chiếm đa số với 43 vụ kiện, theo sau là hóa chất với 30 vụ. Rõ ràng, trong những năm vừa qua, các mặt hàng liên quan kim loại cơ bản, hóa chất, nhựa và cao su luôn chiếm đa số về các vụ kiện phòng vệ thuơng mại. Đây đuợc xem là những nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nền sản xuất công nghiệp hiện đại, rất đuợc quan tâm và phát triển và là ngành công nghiệp mũi nhọn tại nhiều quốc gia trên thế giới. (Phụ lục 2)

2.1.1.3. Số lượng vụ kiện phòng vệ thương mại theo quốc gia khởi kiện

về các quốc gia trong một vụ kiện, cũng trong giai đoạn này về chống trợ cấp, ba quốc gia đứng đầu về khởi xuớng các vụ kiện bao gồm: Hoa Kỳ với 111 vụ kiện, EU với 37 vụ, Canada với 28 vụ kiện. Đây đều là những quốc gia, vùng lãnh thổ rộng lớn, nền kinh tế phát triển trên thế giới với giá trị nhập khẩu và tiêu dùng đều đạt chỉ số cao. Trái với những con số này, biện pháp tự vệ lại đuợc sử dụng tại nhiều quốc gia đang phát triển phải kể đến nhu: dẫn đầu là Ản Độ với 21 vụ kiện, Indonesia với 17 vụ và Turky với 15 vụ kiện. Tuy nhiên, đây đều là số liệu chỉ xét trên các nuớc thành viên của WTO. Đối với biện pháp chống bán phá giá, xét trên phuơng diện các nuớc bị kiện, nổi lên là Trung Quốc với 866 vụ, sau đó là Hàn Quốc với 239 vụ.

2.1.2. Xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới

Có thể thấy trong những năm vừa qua, số luợng các biện pháp phòng vệ thuơng mại đuợc sử dụng ngày một tăng lên, chua có dấu hiệu sụt giảm về số luợng. Các nuớc phuơng Tây với nền công nghiệp, kinh tế phát triển đang ngày càng bảo hộ nền sản xuất trong nuớc truớc sức ép từ hàng hóa tại các thị truờng đang phát triển với giá cả cạnh tranh. Ta có thể nhận định xu huớng sử dụng biện pháp phòng vệ thuơng mại trong những năm tới nhu sau:

Thứ nhất, có thể thấy xu huớng bảo hộ thuơng mại trong thời gian tới sẽ diễn ra

rất mạnh mẽ. Bởi lẽ hầu hết các nuớc phuơng Tây đang có chia rẽ nội bộ sâu sắc về vấn đề toàn cầu hóa thuơng mại. Sự thành công của chiến dịch bảo hộ thuơng mại tại

một số quốc gia tiêu biểu nhu Brexit, hay chính sách bảo hộ thuơng mại với sự ủng hộ đa số của nguời dân Hoa Kỳ là minh chứng tiêu biểu cho xu huớng này.

Thứ hai, trong suốt những năm vừa qua, kể từ khi mở cửa hội nhập, xu huớng

tất yếu là các nuớc phát triển đều tăng cuờng áp dụng các biện pháp phòng vệ thuơng mại để bảo vệ nền kinh tế sản xuất trong nuớc và xu thế này chua có dấu hiệu sụt giảm. Biện pháp chống bán phá giá vẫn đuợc xem là công cụ sử dụng hiệu quả tối uu khi có nhiều kinh nghiệm sử dụng và những uu thế vuợt trội so với hai công cụ còn lại.

Thứ ba, không chỉ các nuớc khởi xuớng kiện tăng cuờng sử dụng các biện pháp

này và các nuớc bị kiện cũng sẽ tích cực nghiên cứu giải pháp khắc chế để có thể xuất khẩu hàng hóa đạt giá trị tối uu nhất. Điều này khiến các nuớc phát triển đặt ra nhiều vấn đề hơn và rất có thể khung pháp lý về các biện pháp phòng vệ thuơng mại sẽ có điều chỉnh cho phù hợp khi đa phần các quốc gia lớn đều có những động thái rõ ràng cho việc bảo hộ thuơng mại.

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w