Tình hình thực tiễn áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 68)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

3.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT

3.2.1. Tình hình thực tiễn áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại tại Việt Nam

3.2.1.1 Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại

Sau hơn 10 năm ban hành pháp luật Việt Nam về các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), Việt Nam mới chỉ tiến hành điều tra và áp dụng 09 vụ phòng vệ thương mại trong đó 06 vụ việc tự vệ và 03 vụ việc chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Trong khi đó, số lượng các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài lên tới 110 vụ, trong đó có tới 48 vụ bị áp dụng các biện pháp Phòng vệ thương mại khắc nghiệt. Cụ thể, trong số 84 vụ bị kiện bán phá giá thì Việt Nam bị thua 38 vụ, dẫn tới bị áp dụng các biện pháp PVTM. Trong số 8 vụ bị kiện chống trợ cấp thì Việt Nam thua 4 vụ, dẫn tới bị áp thuế. Trong số 18 vụ bị kiện tự vệ, Việt Nam thua 6 vụ và bị áp thuế.

Bảng 3.1. Số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài (giai đoạn 1994-2017)

Có nghe nói nhưng không biết gì sâu 63,21%

Đã từng tìm hiểu sơ sơ 19,81%

Đã tìm hiểu tương đối kỹ/ Là bên liên quan 1,89%

(Nguồn: Hội đồng tư vấn phòng vệ thương mại - VCCI)

Xu hướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ nhều hơn so với hai biện pháp còn lại tại VN giống với xu hướng trên thế giới. về cơ bản, biện pháp tự vệ được coi là van cứu trợ đối với các nước đang phát triển trước những tác động của sự gia tăng hàng nhập khẩu. Trong suốt 14 năm, Bộ Công Thương chưa tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp nào.

Những năm qua, các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) điển hình ở Việt Nam có thể kể tới như: Vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ năm 2013; vụ kiện chống bán phá giá thép mạ (tôn mạ) năm 2016. Bên cạnh đó, còn có các vụ việc liên quan đến vấn đề áp dụng biện pháp tự vệ thương mại như: Kính nổi (2009), dầu thực vật (2012), bột ngọt (2015), phôi thép và thép dài (2015), tôn màu (2016).

Chẳng hạn như vụ kiện chống bán phá giá thép mạ (tôn mạ) năm 2016. Đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ 2 của Việt Nam sau vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ năm 2013. Vụ kiện chống bán phá giá thép mạ đã được yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của 4 nhà sản xuất thép mạ của Việt Nam bao gồm: Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam, Công ty Tôn Phương Nam, Công ty thép Nam Kim, Công ty Tôn Đông Á. Sau 6 tháng kể từ ngày ra quyết định điều tra, ngày 01/9/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 3584/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc. Theo đó, thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu từ ngày 16/9/2016 đến hết ngày 13/01/2017.

Hay một ví dụ khác về việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với tôn màu. Cụ thể, ngày 24/5/2016, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu của Công ty luật hợp danh Nghiêm và Chính đại diện cho nhóm các công ty sau đây: Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty cổ phần thép Nam Kim và Công ty cổ phần Tôn Đông Á. Trên cơ sở đơn kiện, ngày 6/7/2016, Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng điều tra. Hiện tại vụ việc này đang trong giai đoạn điều tra và vẫn chưa có kết luận chính thức...

3.2.1.2 Năng lực và mức độ quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Thứ nhất, về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại trong 117 doanh nghiệp được khảo sát chỉ có 1,89% doanh nghiệp là đã tìm hiểu tương đối kỹ. Trong khi đó, các doanh nghiệp không biết gì về vấn đề này chiếm 15,09%, và có đến 63,21% các doanh nghiệp có nghe nói nhưng không hiểu biết gì sâu về phòng vệ thương mại. Rõ ràng, phòng vệ thương mại các doanh nghiệp có biết đến, nhưng để coi trọng ý nghĩa và vai trò của các biện pháp này thì chưa. Hoặc mặc dù biết ý nghĩa của các biện pháp này nhưng các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến nó vì chưa xảy ra sự cố gì với bản thân doạnh nghiệp. (Bảng 3.2)

Bảng 3.2. Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về PVTM ở Việt Nam đối với hàng

Không có, hoặc Có nhung rất ít, không đáng kể 9,35%

Có một số 22,43%

Có nhiều 8,41%

Không biết (không có thông tin) 56,07%

(Nguồn: VCCI-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015)

Thứ hai, về cảm nhận của doanh nghiệp vè tình hình hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh về giá tại Việt Nam.

Không quá quan tâm đến các biện pháp phòng vệ thuơng mại, các doanh nghiệp Việt Nam đuợc khảo sát cũng không hề để ý đến chính quyền lợi cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị truờng nội địa. Cụ thể: có đến 56,07% doanh nghiệp không hề có thông tin gì về tình hình cạnh tranh hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nuớc. Và có đến 22,43% doanh nghiệp trả lời rằng có một số truờng hợp cạnh tranh không lành mạnh. Điều này thể hiện rõ sự thờ ơ của các doanh nghiệp Việt Nam, họ chua luờng truớc đến các rủi ro trong tuơng lai. (Bảng 3.3.)

Bảng 3.3. Cảm nhận của doanh nghiệp về tình hình hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh về giá tại Việt Nam

Điều đáng quan tâm là nếu xét đến khả năng thu thập bằng chứng hay chính là thu thập thông tin cho một vụ kiện phòng vệ thuơng mại thì có đến 53,54% các doanh nghiệp đuợc khảo sát cho biết họ không thể nào thu thập đuợc các thông tin về hàng hóa có trợ cấp,và không một doaanh nghiệp nào có thể tự tin thu thâp tài liệu này với nguồn tài liệu đầy đủ. Vấn đề này không chỉ xảy ra với việc thu thập thông tin về chống trợ cấp mà ngay cả thông tin về hàng bán phá giá hay thông tin về hiện tuợng nhập khẩu ồ ạt, thông tin chứng minh thiệt hại trong ngành, tỉ lệ doanh nghiệp có thể tự tin tìm nguồn và khởi kiện cũng chỉ đạt mức cao nhất 3%. Mặc dù, vấn có khá đông các doanh nghiệp cho biết họ có thể tập hợp đuợc bằng chứng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thông tin lại không thể đầy đủ, hoàn thiện hồ sơ cho vụ kiện. (Biểu đồ: 3.4)

Biểu đồ 3.4 Năng lực tập hợp bằng chứng của doanh nghiệp VN nếu đi kiện Phòng vệ thương mại

(Nguồn: VCCI -Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

Thứ tư, xét về khả năng huy động nguồn lực để đi kiện của doanh nghiệp

Cần phải nhận thấy rằng, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Nguồn lực hạn chế cả về con người, thời gian và tài chính. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp thúc đẩy mức độ quan tâm về phòng vệ thương mại.. Theo khảo sát cho thấy, có đến hơn một nửa (52% ) các doanh nghiệp cho biết họ khá khó khăn về nguồn lực khi tham gia các vụ kiện phòng vệ thương mại, 34% rất khó khăn và chỉ có 2% các doanh nghiệp không gặp vấn đề gì. (Biểu đồ 3.5.).

Biểu đồ 3.5. Khả năng huy động nguồn lực để đi kiện của doanh nghiệp 2% ■ Không vấn đề ■Có thể sẽ khó khăn nhưng không lớn ■Khá khó khăn ■Rất khó khăn

(Nguồn: VCCI -Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w