CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
3.3. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠ
3.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ
Chính phủ là đầu tàu của mỗi quốc gia, mỗi quyết định đều mang tầm ảnh huởng sâu rộng và cũng quyết định môi truờng làm việc cho doanh nghiệp. Đối với chính phủ, khóa luận đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, liên tục cập nhật, hoàn thiện cơ sở pháp lý về PVTM, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc điều tra, áp dụng các Biện pháp phòng vệ thương mại cũng như đảm bảo tính pháp lý của vấn đề này.
với các quy định chi tiết về quy trình, thủ tục thực hiện, cơ sở lý luận các biện pháp phòng vệ thuơng mại. Tuy nhiên khi đua vào vận dụng trên thực tế không khỏi tránh đuợc những thiết sót, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiện PVTM thông qua việc điều chỉnh, cập nhật, chi tiết hóa các quy định hiện tại trong các văn bản pháp luật liên quan vào thời điểm này là cần thiết. Việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiện PVTM cần những nghiên cứu sâu, kỹ càng cả về lý thuyết cũng nhu thực tiễn kiện PVTM của thế giới và Việt Nam.
Thứ hai, tăng cường cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước trước, trong và sau khi tham gia các tranh chấp phòng vệ thương mại.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của thông tin, tài liệu khi tham gia các vụ kiện phòng vệ thuơng mại. Từ việc tổng hợp bằng chứng, liên lạc với các cơ quan bộ rằng, các doanh nghiệp cùng ngành nghề để có thể đứng lên khởi kiện. Cũng phải để ý rằng, các doanh nghiệp Hoa Kỳ hay EU thành công trong việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thuơng mại không thể thiếu yếu tố đến từ hỗ trợ thông tin đầy đủ từ phía Chính phủ, các cơ quan chức trách có liên quan về mặt thông tin, chính sách. Trong khi đó, qua phân tích tìm hiểu, Việt Nam đang gặp phải vấn đề rất lớn trong quá trình hỗ trợ thông tin. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam cho rằng mình không thể có thông tin hoặc có thể có nhung không đầy đủ về những nội dung phải chứng minh trong Đơn kiện. Tất nhiên, nhu đã đề cập, việc tập hợp thông tin để chứng minh cho Đơn yêu cầu của mình là trách nhiệm của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, theo cơ chế hiện tại thì rất nhiều các thông tin cần tập hợp hiện đang thuộc danh mục thông tin chỉ có cơ quan Nhà nuớc mới có và doanh nghiệp không có quyền tiếp cận (dù là có trả phí hay không). Điều này đặt ra thách thức rất lớn cho doanh nghiệp bởi điều kiện tiên quyết cho việc đi kiện là chứng cứ cáo buộc lại không thể tiếp cận đuợc. Do vậy, cần hiện thực hóa khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với các thông tin cần thiết cho việc khởi kiện phòng vệ thuơng mại với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan chức trách có liên quan.
- Mở rộng phạm vi cung cấp các thông tin Nhà nuớc kiểm soát , cho phép doanh nghiệp đuợc phép tiếp cận.
khẩu, nhà nhập khẩu, số luợng, giá trị, mã IIS...) đều sẵn có trong dữ liệu quản lý của Cơ quan hải quan. Và phần nhiều trong số này đuợc giữ duới dạng thông tin mật, do có liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu đối với bí mật kinh doanh của mình. Mặc dù vậy, nhiều thông tin trong số này là những thông tin chung, không truy xuất nguồn gốc về một chủ thể nào cụ thể và vì vậy hoàn toàn có thể công khai. Trên thế giới, hải quan nhiều nuớc đã thực hiện việc minh bạch hóa thông tin về xuất nhập khẩu, ít ra là liên quan tới khối luợng, Kim ngạch xuất nhập khẩu của từng loại hàng hóa, từ từng nguồn xuất/nhập khẩu. Thậm chí, hải quan một số nuớc còn công khai cả giá xuất khẩu/nhập khẩu trung bình của hàng hóa. Vì vậy, không có lý do nào để Việt Nam quan ngại trong việc công khai các thông tin tuơng tự. Chỉ khi cơ quan Hải quan Việt Nam công khai những thông tin này thì khả năng doanh nghiệp đi kiện mới có thể trở thành hiện thực. Hơn nữa, việc công khai các loại thông tin này cũng phù hợp với chủ truơng minh bạch hóa của Chính phủ, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan.
- Đa dạng hóa các hình thức tiếp cận thông tin từ Nhà nuớc, Hiệp hội tới doanh nghiệp.
Trong một số truờng hợp, thông tin mà doanh nghiệp cần cho việc đi kiện PVTM không phải thông tin sẵn có mà cần đuợc xử lý qua các buớc nhất định (ví dụ hải quan chỉ luu trữ thông tin theo các mã HS nhất định, việc tìm kiếm dữ liệu đối với các mã HS chi tiết hơn hoặc tổng hợp hơn đòi hỏi những thao tác xử lý dữ liệu cụ thể của cán bộ hải quan). Vì vậy, ngay cả khi doanh nghiệp có quyền tiếp cận các thông tin liên quan thì có thể các thông tin đuợc phép tiếp cận vẫn chua đáp ứng đuợc nhu cầu. Trên thực tế, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết đuợc thông qua cơ chế thu phí dịch vụ: Đối với các thông tin cần đuợc xử lý truớc khi cung cấp, cơ quan Nhà nuớc cung cấp dịch vụ xử lý này và doanh nghiệp trả phí cho các thông tin đuợc cung cấp theo yêu cầu. Cách thức này một mặt tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nuớc có nguồn lực để phục vụ tốt hơn các yêu cầu của doanh nghiệp, mặt khác cũng giúp hạn chế tình trạng doanh nghiệp yêu cầu thông tin mà không chọn lọc, gây áp lực về khối luợng công việc lên các cơ quan Nhà nuớc liên quan. Ngoài ra, có thể xem xét thêm cơ chế về khả năng tiếp cận gián tiếp các thông tin: khi doanh nghiệp có đề nghị tới cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền điều tra, trên cơ sở yêu cầu của cơ quan này, hải quan sẽ cung cấp các thông tin liên quan cho cơ quan này và qua đó doanh nghiệp có thể được phép tiếp cận.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ, tư vấn miễn phí
Điều này không chỉ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại mà còn là một phương pháp hữu ích để giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp khi tham gia vào các tranh chấp phòng vệ thương mại. Ví dụ thông qua các dịch vụ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp từ các tổ chức chuyên môn ở các khía cạnh phù hợp (tư vấn ban đầu, tư vấn lựa chọn công cụ PVTM thích hợp, tư vấn lựa chọn chuyên gia pháp lý có chất lượng...).
Thứ ba, xây dựng và nâng cao đội ngũ luật sư công về tranh chấp thương mại.
Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng thắng kiện của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời giảm gánh nặng tài chính khi tham gia các vụ việc tranh chấp trong WTO. Các luật sư sẽ là “chỗ dựa” vững chắc, giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua tâm lý e ngại, lo lắng khi khởi kiện, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh
đó, vấn đề chi phí thuê luật sư nước ngoài trong các vụ kiện - rào cản lớn nhất đối với sự chủ động của Việt Nam khi đưa vụ việc ra WTO cũng sẽ được giải quyết.
Thứ tư, tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định về phòng vệ thương mại và cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO tới doanh nghiệp.
Trong một vụ việc giải quyết tranh chấp về phòng vệ thương mại, vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng, để các vụ việc giải quyết tranh chấp đạt được kết quả có lợi, các doanh nghiệp cần được phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp luật quốc tế cũng như pháp luật trong nước có liên quan.
Để thực hiện được điều này, các bộ, ban, ngành và các cơ quan chức trách có liên quan nên cập nhật và phổ cập đến các doanh nghiệp các văn bản pháp luật, các ấn phẩm, tài liệu liên quan đến phòng vệ thương mại một cách kịp thời và đầy đủ. Đồng thời, việc kiểm tra kiến thức của doanh nghiệp và thực hiện các khảo sát về khả năng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng cần được tiến hành thường xuyên.