Về cán cân thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58 - 59)

6. Kết cấu của Khóa luận

3.1.1. Về cán cân thương mại Việt Nam

Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc cả về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu đã dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam tăng lên đột biến năm 2007. Đây là năm đầu tiên Việt Nam tham gia WTO, nên sự biến động này là điều dễ xảy ra khi vốn dĩ Việt Nam đã là một nước nhập siêu, nền sản xuất trong nước khó cạnh tranh với các thị trường nước bạn và tâm lí “sính ngoại” của đa số người dân trong giai đoạn này.

Biểu đồ 3.1. Cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016

Theo số liệu công bố từ ITC, giá trị nhập siêu tăng từ 5,06 tỷ USD năm 2006 lên mức 14,12 tỷ USD năm 2007 và chạm nguỡng 18,02 tỷ USD vào năm 2008. Chỉ trong hai năm 2007 - 2008, giá trị nhập siêu đã gấp 1,27 lần cả giai đoạn 2000 - 2006. Mặc dù, giai đoạn 2009 - 2011 giá trị nhập siêu của Việt Nam tiếp tục ở mức cao tuy nhiên vẫn có nhiều dấu hiệu đáng mừng khi nó có xu huớng giảm dần. Đỉnh điểm, năm 2012, cán cân thuơng mại đột biến thặng du 748 triệu USD và con số này đã tăng lên 2,34 tỷ USD vào năm 2014. Năm 2015, cán cân thuơng mại lại rơi vào thâm hụt 3,7 tỷ USD và đến năm 2016 bất ngờ đổi chiều và đạt đỉnh thặng du từ truớc đến nay là 1,6 tỷ USD. Việc cán cân thuơng mại thặng du trong giai đoạn 2012 - 2014 và năm 2016 là do xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tu nuớc ngoài (FDI) tăng vọt kết hợp với việc giảm nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nuớc. Tuy nhiên, trạng thái này đuợc nhận định diễn ra không bền vững do thuơng mại Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào việc xuất siêu của khu vực FDI. (Biểu đồ 3.1.)

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w