Đánh giá thực trạng sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

3.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT

3.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam

Từ những số liệu khảo sát thu thập được ở phần trên phần nào hé lộ được thực trạng đáng báo động của việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam. Khóa luận đánh giá được một số hạn chế chủ yếu của thực trạng trên như sau:

3.2.2.1. Từ phía các cơ quan quản lý

Thứ nhất, nguồn nhân lực điều tra viên hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế cả về

số lượng và kinh nghiệm.

Nếu như ở Hoa Kỳ và EU có đội ngũ điều tra, xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại đầy kinh nghiệm và chuyên nghiệp thì Việt Nam năng lực thể hiện trong kỹ năng và kinh nghiệm giải quyết các vụ kiện PVTM vẫn còn hạn chế. Trong khi năng lực pháp lý là một trong những yêu cầu bắt buộc để có thể xử lý được các vụ việc PVTM. Theo khảo sát từ TRC, hơn 90% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, chính hạn chế trong năng lực quản lý và điều tra của các cơ quan nhà nước là nguyên nhân quan trọng thứ hai trong việc sử dụng kém hiệu quả các biện pháp này ở Việt Nam. Thực tế điều tra các vụ kiện chống bán phá giá và tự vệ thương mại cho thấy, các điều tra viên đều có đủ kiến thức luật và các kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, số lượng các điều tra viên về PVTM của Cục Quản lý Cạnh tranh không nhiều, trong khi các điều tra viên có kinh nghiệm thì lại càng hiếm.

Thứ hai, các quy định của Việt Nam còn rắc rối và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Truớc khi ban hành quy định về Phòng vệ thuơng mại trong Luật Quản lý Ngoại thuơng (2017), khảo sát 2015 của VCCI cho biết có đến 45% các DN đuợc khảo sát cho rằng, quy định của Việt Nam về PVTM là không đầy đủ.

3.2.2.2. Từ phía Doanh nghiệp và Hiệp hội

Thứ nhất, hiểu biết của các Doanh nghiệp trong nước về PVTM còn hạn chế

Nhu đã phân tích, trong suốt những năm vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất thờ ơ đến các vụ kiện phòng vệ thuơng mại. Các công cụ phòng vệ thuơng mại phát huy đuợc tối đa sức mạnh khi các bên sử dụng phải hiểu rõ đuợc nó. Một vụ kiện phòng vệ thuơng mại đuợc tiến hành từ việc khởi kiện từ phía các doanh nghiệp. Vì thế, việc cải thiện số luợng các vụ kiện phòng vệ thuơng mại, nâng cao kiến thức kinh nghiệp tham gia ứng phó và khởi kiện phòng vệ thuơng mại phần lớn phụ thuộc vào bản thân chính các doanh nghiệp và là một trong những vấn đề cấp bách.

Thứ hai, khó khăn về thu thập thông tin

Nhận định đuợc tầm quan trọng của vấn đề thu thập thông tin giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, thông tin về các vụ kiện khi theo quy định của WTO đã chỉ rõ rằng: Để đứng đơn khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ, bên đi kiện phải có đủ tu cách khởi kiện, tức là phải đáp ứng đuợc ít nhất 02 điều kiện:

- Doanh nghiệp khởi kiện phải sản xuất ra ít nhất 25% tổng luợng sản phẩm liên quan tại Việt Nam;

- Đơn kiện nhận đuợc sự ủng hộ của các Doanh nghiệp sản xuất ra ít nhất 50% tổng luợng sản phẩm liên quan đến sản xuất tại Việt Nam.

Mặt khác, mỗi một tiêu chí điều tra xâm phạm PVTM yêu cầu các số liệu khác nhau từ nhiều kênh thông tin riêng rẽ. Với hệ thống thông tin ở nuớc ta, các DN nội địa chỉ có thể thu thập đuợc các thông tin không đầy đủ, rời rạc, không hệ thống từ nhiều nguồn khác nhau và nhiều khi những thông tin này không chính xác và mâu thuẫn với nhau. Do đó, các DN Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng một bộ hồ sơ khởi kiện khi quyết định sử dụng các biện pháp PVTM. Chính điều này, có thể thấy rõ vai trò của hiệp hội trong việc liên kết các doanh nghiệp cùng ngành là cực kỳ quan trọng trong các vụ kiện PVTM. Tuy nhiên, các Hiệp hội

ngành hàng của Việt Nam hiện nay hoạt động kém hiệu quả trong việc kết nối lẫn hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên.

Thứ ba, nguồn lực hạn chế

Các cuộc điều tra PVTM thuờng phức tạp, kéo dài và chi phí theo kiện tuơng đối cao. Do đó, bên khởi kiện cần phải có nguồn lực tài chính dồi dào thì mới có khả năng theo đuổi vụ kiện PVTM. Những chi phí này thuờng là quá cao so với DN Việt Nam, vì đa phần các DN là DN nhỏ và vừa với nguồn lực tài chính rất hạn chế.

Thêm vào đó, yếu tố về mặt thời gian cũng ảnh huởng trực tiếp đến doanh nghiệp tham gia khởi kiện. Quá trình điều tra thuờng kéo dài từ 6 đến 9 tháng trong khi kết quả điều tra thuờng khó đuợc đảm bảo có lợi cho DN. Tất cả các yếu tố này tạo ra một khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, DN Việt Nam thuờng nghĩ đến các biện pháp bảo hộ khác với chi phí thấp hơn nhu: yêu cầu sử dụng các rào cản phi thuế, hoặc rào cản thuế quan cho các hàng hóa đặc biệt.

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w