6. Kết cấu của Khóa luận
2.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRÊN
2.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠITRÊN THẾ GIỚI TRÊN THẾ GIỚI
2.1.1. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới
2.1.1.1. Số lượng vụ kiện phòng vệ thương mại theo loại hình
Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới, theo quy định chung của WTO các nước đang áp dụng ba biện pháp phòng vệ bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại. Tổng hợp số liệu từ WTO cho thấy, biện pháp chống bán phá giá đang là biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, chiếm từ 77% - 90% các vụ kiện phòng vệ thương mại được khởi xướng trên toàn cầu.
Cụ thể, từ bảng số liệu thống kê các vụ kiện phòng vệ thương mại trên thế giới trong giai đoạn từ 2007-2016 ta thấy: Trên tổng số vụ kiện phòng vệ thương mại thì vụ kiện chống bán phá giá chiếm đến 2198 vụ, sau đó là các vụ về chống trợ cấp với 255 vụ và cuối cùng là biện pháp tự vệ. Biện pháp chống bán phá giá luôn được sử dụng nhiều hơn so với các biện pháp còn lại về số lượng và có xu hướng tăng dần. Trong khi đó, các biện pháp tự vệ lại có xu hướng giảm dần. Đặc biệt đỉnh điểm trong năm 2016, nếu trên thế giới có tổng cộng 300 vụ kiện chống bán phá giá thì số vụ kiện liên quan đến biện pháp tự vệ chỉ là 5 vụ, chống trợ cấp chỉ có 34 vụ. Số vụ chống bán phá giá tính riêng trong năm 2016 đã nhiều hơn 60 lần vụ kiện tự vệ. Thực trạng này không chỉ kéo dài trong năm 2016 mà trong suốt giai đoạn 2007-2016, các vụ kiện chống bán phá giá đã luôn áp đảo về số lượng. (Bảng 2.1)
Đây là hệ quả tất yếu khi thế giới mở cửa và không tránh khỏi các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh trong giá cả hàng hóa ngoại thương. Chưa kể vào đó, so với các biện pháp còn lại, biện pháp tự vệ có những hạn chế của nó khi chỉ là biện pháp ứng phó tạm thời, không mang tính lâu dài và là biện pháp “phải trả tiền” vì vậy các trường hợp áp dụng biện pháp này ít hơn so với chống bán phá giá và chống trợ cấp là điều dễ hiểu.
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu các vụ kiện phòng vệ thương mại trên thế giới trong giai đoạn từ 2007-2016
đoạn 2007-2016
Chống bán phá giá Chống trợ cấp Biện pháp tự vệ Tổng
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của WTO, 2018)
2.1.1.2. Số lượng các vụ kiện theo ngành hàng
Xét trên tình hình áp dụng các biện pháp phòng vệ dựa trên các ngành hàng. Theo số liệu tổng hợp từ WTO, đối với biện pháp chống trợ cấp, trong tổng số 240 vụ kiện chống trợ cấp được thống kê qua các năm từ 1995-2016 dẫn đầu và chiếm đa số là các nhóm mặt hàng kim loại cơ bản với 117 vụ kiện, sau đó là ngành hóa chất với 21 vụ, nhựa và cao su với 18 vụ. (Phụ lục 1)
Cũng trong giai đoạn này, đối với biện pháp chống bán phá giá, các nhóm mặt hàng trên vẫn dẫn đầu về số vụ kiện, trong tổng số 3405 vụ kiện có đến 1051 vụ liên
quan đến nhóm hàng kim loại cơ bản, tiếp sau là 729 vụ liên quan đến hóa chất và 429 vụ liên quan đến nhựa, cao su.
Đối với biện pháp tự vệ chỉ có 164 vụ tính đến giữa quý II năm 2017, trong đó nhóm hàng kim loại cơ bản chiếm đa số với 43 vụ kiện, theo sau là hóa chất với 30 vụ. Rõ ràng, trong những năm vừa qua, các mặt hàng liên quan kim loại cơ bản, hóa chất, nhựa và cao su luôn chiếm đa số về các vụ kiện phòng vệ thuơng mại. Đây đuợc xem là những nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nền sản xuất công nghiệp hiện đại, rất đuợc quan tâm và phát triển và là ngành công nghiệp mũi nhọn tại nhiều quốc gia trên thế giới. (Phụ lục 2)
2.1.1.3. Số lượng vụ kiện phòng vệ thương mại theo quốc gia khởi kiện
về các quốc gia trong một vụ kiện, cũng trong giai đoạn này về chống trợ cấp, ba quốc gia đứng đầu về khởi xuớng các vụ kiện bao gồm: Hoa Kỳ với 111 vụ kiện, EU với 37 vụ, Canada với 28 vụ kiện. Đây đều là những quốc gia, vùng lãnh thổ rộng lớn, nền kinh tế phát triển trên thế giới với giá trị nhập khẩu và tiêu dùng đều đạt chỉ số cao. Trái với những con số này, biện pháp tự vệ lại đuợc sử dụng tại nhiều quốc gia đang phát triển phải kể đến nhu: dẫn đầu là Ản Độ với 21 vụ kiện, Indonesia với 17 vụ và Turky với 15 vụ kiện. Tuy nhiên, đây đều là số liệu chỉ xét trên các nuớc thành viên của WTO. Đối với biện pháp chống bán phá giá, xét trên phuơng diện các nuớc bị kiện, nổi lên là Trung Quốc với 866 vụ, sau đó là Hàn Quốc với 239 vụ.
2.1.2. Xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới
Có thể thấy trong những năm vừa qua, số luợng các biện pháp phòng vệ thuơng mại đuợc sử dụng ngày một tăng lên, chua có dấu hiệu sụt giảm về số luợng. Các nuớc phuơng Tây với nền công nghiệp, kinh tế phát triển đang ngày càng bảo hộ nền sản xuất trong nuớc truớc sức ép từ hàng hóa tại các thị truờng đang phát triển với giá cả cạnh tranh. Ta có thể nhận định xu huớng sử dụng biện pháp phòng vệ thuơng mại trong những năm tới nhu sau:
Thứ nhất, có thể thấy xu huớng bảo hộ thuơng mại trong thời gian tới sẽ diễn ra
rất mạnh mẽ. Bởi lẽ hầu hết các nuớc phuơng Tây đang có chia rẽ nội bộ sâu sắc về vấn đề toàn cầu hóa thuơng mại. Sự thành công của chiến dịch bảo hộ thuơng mại tại
một số quốc gia tiêu biểu nhu Brexit, hay chính sách bảo hộ thuơng mại với sự ủng hộ đa số của nguời dân Hoa Kỳ là minh chứng tiêu biểu cho xu huớng này.
Thứ hai, trong suốt những năm vừa qua, kể từ khi mở cửa hội nhập, xu huớng
tất yếu là các nuớc phát triển đều tăng cuờng áp dụng các biện pháp phòng vệ thuơng mại để bảo vệ nền kinh tế sản xuất trong nuớc và xu thế này chua có dấu hiệu sụt giảm. Biện pháp chống bán phá giá vẫn đuợc xem là công cụ sử dụng hiệu quả tối uu khi có nhiều kinh nghiệm sử dụng và những uu thế vuợt trội so với hai công cụ còn lại.
Thứ ba, không chỉ các nuớc khởi xuớng kiện tăng cuờng sử dụng các biện pháp
này và các nuớc bị kiện cũng sẽ tích cực nghiên cứu giải pháp khắc chế để có thể xuất khẩu hàng hóa đạt giá trị tối uu nhất. Điều này khiến các nuớc phát triển đặt ra nhiều vấn đề hơn và rất có thể khung pháp lý về các biện pháp phòng vệ thuơng mại sẽ có điều chỉnh cho phù hợp khi đa phần các quốc gia lớn đều có những động thái rõ ràng cho việc bảo hộ thuơng mại.
2.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ ÁP DỤNG CÁCBIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Trong số các thị truờng trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam, EU và Hoa Kỳ có tần suất sử dụng các công cụ phòng vệ thuơng mại lớn nhất. Xét về mặt số luợng, đây cũng là hai thị truờng đã kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nhiều nhất cho đến nay. Mặc dù vậy, quan sát các vụ điều tra ở hai thị truờng này cho thấy những tính chất rất khác nhau và vì thế cách thức để phòng tránh, đối phó ở hai thị truờng này cũng sẽ có những điểm khác biệt. Nghiên cứu duới đây nhìn lại toàn cảnh các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ mà Việt Nam đã gặp phải trong quá trình hội nhập tại hai thị truờng xuất khẩu lớn là Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ để từ đó đua ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phòng tránh và đối phó với những rào cản đang và sẽ có thể phổ biến hơn trong tuơng lai này.
2.2.1. Kinh nghiệm sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ
2.2.1.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia có ảnh huởng rất lớn tới việc hình thành các quy tắc trong WTO, không ngoại trừ các biện pháp phòng vệ thuơng mại. Thậm chí nhiều nghiên
cứu cho rằng bộ quy tắc về phòng vệ thuơng mại trong WTO có dựa trên cơ sở từ pháp luật Hoa Kỳ về vấn đề này.
Ngoài các biện pháp phòng vệ theo cách hiểu của WTO, tại Hoa Kỳ, về việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thuơng mại đuợc tại quy định Luật Thuế quan 1930 và còn quy định nhiều biện pháp phòng vệ thuơng mại khác áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nuớc ngoài vào Hoa Kỳ (ví dụ Biện pháp về sở hữu trí tuệ quy định tại Chuơng 337 - Bộ Luật Tổng hợp USC của Hoa Kỳ; Biện pháp về tiếp cận thị truờng quy định tại Chuơng 301, Biện pháp hạn chế thuơng mại vì lý do an ninh tại Chuơng 232...). Tất cả các biện pháp phòng vệ thuơng mại chỉ đuợc áp dụng sau khi cơ quan có thẩm quyền tại Hoa Kỳ tiến hành điều tra (còn gọi là vụ điều tra) theo thủ tục và điều kiện quy định.
Mục tiêu chính của các biện pháp phòng vệ thuơng mại của Hoa Kỳ là hạn chế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu nuớc ngoài trên thị truờng Hoa Kỳ nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nuớc. Trong quá khứ phần lớn các quy định, pháp luật liên quan đến vấn đề này đều bắt nguồn từ các doanh nghiệp nội địa. Bởi vậy, trên thực tế, nhiều công ty có chiến luợc phát triển bằng cách dựa vào sử dụng các biện pháp này.
2.2.1.2. Các cơ quan quản lý phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ
Theo quy định của pháp luậy Hoa Kỳ có nhiều cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thuơng mại ở hai cấp độ:
Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện
pháp phòng vệ bao gồm:
DOC- Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Đây là cơ quan hành chính trực thuộc chính phủ Hoa Kỳ. Chính vì vậy ít nhiều ảnh huởng bởi chính sách chung của chính phủ. Cơ quan này chịu trách nhiệm:
+ Điều tra, xem xét hàng hóa nuớc ngoài nhập khẩu vào thị truờng Hoa Kỳ có bán phá giá, trợ cấp hay không và nếu có thì biên độ phá giá, trợ cấp là bao nhiêu.
+ Ban hành lệnh áp dụng các biện pháp phòng vệ tạm thời và chính thức + Rà soát hành chính hàng năm (Administrative reviews)
+ Thực hiện điều tra về bán phá giá, trợ cấp, nhập khẩu ồ ạt đột biến trong các rà soát do có sự thay đổi hoàn cảnh (changed circumstances reviews), rà soát hoàng hôn/cuối kỳ (sunset reviews)
Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ - ITC
Ủy ban này gồm 6 Ủy viên, bao gồm 3 Ủy viên từ Đảng Dân chủ và 3 ủy viên từ Đảng Cộng hòa hoạt động độc lập với các Đảng phái - Nghị viện - Chính phủ và chỉ tuân thủ pháp luật. Cho nên, các quyết định của Ủy ban này được đánh giá là rất khách quan. ITC chịu trách nhiệm:
+ Điều tra thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và trợ cấp/ phá giá/ nhập khẩu ồ ạt (tùy tính chất vụ việc).
+ Tham gia vào quá trình điều tra thiệt hại trong thủ tục rà soát lại do thay đổi hoàn cảnh và rà soát hoàng hôn.
Thứ hai, Các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng
biện pháp phòng vệ, bao gồm:
Hải quan Hoa Kỳ
Đây là cơ quan hành chính thuần túy thực thi các biện pháp phòng vệ (tạm thời, chính thức) theo cách thức, mức độ như DOC quyết định.
Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ - CIT
Đây là cơ quan tư pháp, độc lập với các cơ quan khác trong hệ thông các cơ quan Hoa Kỳ nói chung và các cơ quan điều tra, áp dụng, thực thi các biện pháp phòng vệ nói riêng. Cơ quan này có trách nhiệm:
+ Các quyết định của các cơ quan liên quan trong vụ việc phòng vệ;
+ Các hành vi hành chính khác của cơ quan liên quan trong vụ việc phòng vệ. Nếu một hoặc các bên không đồng ý với phán quyết của CIT về các vấn đề liên quan thì còn có thể kháng nghị phán quyết này đến Tòa Phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - USTR
Đây là cơ quan thuộc Chính phủ Hoa Kỳ, có trách nhiệm: + Tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại quốc tế
+ Đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ tham gia vào các tranh chấp theo Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (Có các tranh chấp liên quan đến phòng vệ thương mại)
2.2.1.3. Thủ tục điều tra phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ
Các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ được quy định khác nhau về thủ tục, điều kiện, biện pháp, thời hạn áp dụng. Cụ thể: (Bảng 2.2.)
Điều kiện áp dụng
kể
hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa
- Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại.
- Gây thiệt gại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa - Mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu trợ cấp và thiệt hại.
- Gây thiệt gại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa
- Mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu ồ ạt và thiệt hại.
Thủ tục điều tra
Điều tra sơ bộ và cuối cùng tối đa 280 - 420 ngày.
Điều tra sơ bộ và cuối cùng tối đa 205 - 270 ngày.
Biện pháp cụ thể
Thuế chống bán phá giá. Cam kết giá (ít)
Thuế chống trợ cấp (Thuế đối kháng). Cam kết giá (ít)
Hạn ngạch thuế quan, tăng thuế nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu,... Bồi thường do áp dụng biện pháp phòng vệ Không Không Có Thời gian áp dụng 5 năm. Có thể gia hạn không 5 năm. Có thể gia hạn không 4 năm. Có thể gia hạn 1 lần
hoặc một liên minh lao động) nộp đơn kiện lên DOC và ITC cáo buộc có hành vi chống bán phá giá và trợ cấp đang diễn ra. DOC cũng có thể tự khởi xuớng điều tra bất cứ khi nào cơ quan này nhận thấy điều tra là cần thiết mà không cần phải có đơn kiện chính thức. Tuy nhiên, trên thực tế DOC tự khởi xuớng điều tra chống bán phá giá là rất hiếm và chỉ xảy ra trong các vụ kiện mang tính chất chính trị (ví dụ các vụ việc về gỗ mềm, chất bán dẫn khá nổi tiếng trong lịch sử).
Việc khởi xuớng điều tra gần nhu tự động tại ITC khi hồ sơ yêu cầu chính thức đuợc gửi tới cơ quan này. ITC khởi xuớng điều tra gần nhu ngay lập tức và không có bất cứ yêu cầu nào đối với bên khởi kiện truớc khi bắt đầu cuộc điều tra. Nếu nhu việc khởi xuớng điều tra gần nhu tự động tại ITC thì Bộ Thuơng mại Hoa Kỳ lại thực hiện theo một cách khác. Trong vòng 20 ngày sau khi nhận đuợc đơn kiện, DOC phải đua ra quyết định xem xét đơn kiện có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để khởi xuớng điều tra không. Nếu không, đơn kiện sẽ bị bác bỏ và quá trình xét xử dừng lại. Tuy nhiên, trong thực tế, DOC hầu nhu luôn khởi xuớng điều tra. DOC khuyến khích các doanh nghiệp trong nuớc nộp đơn kiện dự kiến để xem xét truớc khi có đơn chính thức. Vì Bộ Thuơng mại sẽ tu vấn cho các doanh nghiệp về các vấn đề kỹ thuật trong đơn kiện hoặc những thông tin cần thiết cần phải bổ sung nên đơn kiện hầu hết luôn đuợc chấp nhận khi đệ trình chính thức cho DOC và ITC.
Các doanh nghiệp nuớc ngoài khi vuớng vào các vụ kiện phòng vệ thuơng mại