Kinh nghiệm sử dụng các biện pháp phòng vệ tại Liên minh Châu Âu EU

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 53)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

2.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN

2.2.2. Kinh nghiệm sử dụng các biện pháp phòng vệ tại Liên minh Châu Âu EU

2.2.1.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh phòng vệ thương mại tại EU

Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức kinh tế - chính trị lớn ở châu Âu. Tính đến thời điểm hiện tại, sau Brexit, EU bao gồm 27 quốc gia thành viên với hệ thống pháp luật chung. Các quy định của EU về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế được nêu trong khá nhiều văn bản, tập hợp lại thành hệ thống pháp luật EU về các biện pháp phòng vệ thương mại (Bảng 2.3.)

Quy định của Hội đồng (European Council) của Liên minh châu Âu số 2026/97 ngày 6/10/1997 về việc bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu đuợc trợ cấp từ các nuớc không phải là thành viên của Liên minh châu Âu

461/2004 ngày 8/3/2004

Biện pháp Tự vệ

Quy định của Hội đồng (European Council) của Liên minh châu Âu số 3285/94 và

519/94 về các nguyên tắc

nhập khẩu chung

- Quy định của Hội đồng (EC) số 139/96 ngày 22/1/1996

- Quy định của Hội đồng (EC) số 2315/96 ngày 25/11/1996

- Quy định của Hội đồng (EC) số 2474/2000 ngày 9/11/2000

Các cơ quan chính của EU cũng đồng thời là các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thuơng mại. Quá trình điều tra đuợc thực hiện hoàn toàn bởi Ủy ban châu Âu (European Commission), sau đó với tu vấn của Ủy ban tu vấn (Advisory Committee) về các biện pháp phòng vệ thuơng mại, Ủy ban châu Âu sẽ đệ trình đề xuất lên Hội đồng châu Âu (European Council) để cơ quan đó ra quyết định cuối cùng. Cụ thể:

Ủy ban châu Âu (European Commission)

Ủy ban Châu Âu có vai trò chủ đạo trong việc quyết định áp dụng các biện pháp phòng vệ thuơng mại, tổ chức điều tra và đua ra các đề xuất trình Hội đồng Châu Âu quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thuơng mại chính thức. Hội đồng Châu Âu, nơi tập hợp đại diện của 27 nuớc thành viên của EC (là các Bộ truởng trong lĩnh vực liên quan), quyền biểu quyết đua ra các biện pháp cuối cùng, có thể là quyết định cuối cùng về thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng hoặc các biện pháp tự vệ.

Ủy ban Châu Âu có các thẩm quyền sau:

- Ra các quyết định: Khởi xuớng điều ra, Ban hành biện pháp tạm thời, Đề xuất biện pháp chính thức, Chấm dứt điều tra, Chấp nhận cam kết giá

- Tổ chức điều tra chống bán phá giá (bao gồm cả điều tra bán phá giá và điều tra về thiệt hại), đảm bảo quyền tố tụng trong quá trình điều tra.

- Đua ra các đề xuất trình Hội đồng Châu Âu quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thuơng mại chính thức

Hội đồng Châu Âu (EC)

Bao gồm các Bộ truờng của 27 nuớc thành viên, có quyền biểu quyết đua ra các biện pháp cuối cùng, hoặc quyết định cuối cùng vê áp dụng thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá hay các biện pháp tự vệ.

EC có các thẩm quyền nhu sau:

- Quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thuơng mại chính thức; - Quyết định về kết quả các lần rà soát giữa kỳ và rà soát cuối kỳ. Ủy ban tu vấn về chống bán phá giá và chống trợ cấp

Thành phần bao gồm đại diện của các quốc gia thành viên từ 01 đến 02 đại diện và đại diện của EC đóng vai trò là Chủ tịch của Ủy ban Tu vấn. Có chức năng đua ra ý kiến tham vấn/góp ý cho Ủy ban Châu Âu về kết luận điều tra và các đề xuất áp thuế/không áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp. Ý kiến này không có giá trị bắt buộc nhung cơ quan có thẩm quyền phải tính đến ý kiến của Ủy ban khi tiến hành đua ra quyết định.

Tòa án Châu Âu

Các tổ chức, cá nhân có thể có quyền kháng kiện quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thuơng mại lên Tòa Án Sơ thẩm Châu Âu, nếu tiếp tục kháng án thì đua lên Tòa án Công bằng Châu Âu.

Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên

Các nuớc thành viên tuy không đuợc chủ động và có thẩm quyền điều tra vào các vụ kiện nhu các cơ quan chịu trách nhiệm của EU đuợc kể nhu trên. Tuy nhiên, cơ quan của các quốc gia này có trách nhiệm:

- Phối hợp với Ủy ban Châu Âu trong hoạt động điều ra của Cơ quan này; - Thực thi các quyết định chống bán phá giá (chính thức hoặc tạm thời);

- Thực thi một số yêu cầu liên quan đến các thủ tục rà soát sau khi áp dụng biện pháp chính thức.

2.2.1.3. Thủ tục điều tra phòng vệ thương mại tại EU

Gây thiệt hại đáng kể đối

với nền sản xuất nội địa Đáng kể Nghiêm trọng

Hệ quả Áp thuế bổ sung hoặc cam

kết giá Các biện pháp hạn chếnhập khẩu

Phạm vi áp dụng Áp dụng với các mặt hàng nhất định từ các nước nhất định nhập khẩu vào EU ngoài EU Áp dụng với các mặt hàng nhất định từ tất cả các nước ngoài EU

Bồi thường cho nước xuất

Ngoài Hoa Kỳ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, EU được xem là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm khác. Cũng không nằm ngoài xu thế, trong những năm vừa qua, EU cũng đã tiến hành nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các vụ trannh chấp do EU khởi xướng đều là chống bán phá giá, không có vụ điều tra chống trợ cấp nào EU khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, EU đã thực hiện 10 cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam trong tổng số 42 vụ kiện mà Việt Nam bị điều tra bán phá giá từ năm 1998, chiếm tới ¼ các cuộc chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất

khẩu của Việt Nam. Các cuộc điều tra này tiến hành trên 08 nhóm sản phẩm bao gồm cả mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn hay trung bình, mới tiến hành xuất khẩu.

Với tính chất của một liên minh thuế quan với số luợng thành viên lên tới 27 quốc gia, mỗi quốc gia lại có những lợi ích quan tâm khác nhau trong quan hệ song phuơng với Việt Nam, 10 vụ việc không phải là con số quá lớn. Có những vụ việc đuợc khởi xuớng đơn lẻ từ các nuớc thành viên và cả từ EU do đó không áp dụng những tiêu chuẩn tập quan trong lĩnh vực này của EU.

Nhìn vào diễn biến tiến hành các vụ kiện từ truớc đến nay, ta nhận diện đuợc các điểm chung sau:

Thứ nhất, số luợng các vụ điều tra chống bán phá giá biến động không đều, và

vắng bóng hẳn trong vài năm gần đây. Đặc biệt, không có vụ điều tra chống trợ cấp hay tự vệ nào ở EU đối với hàng Việt Nam cho đến thời điểm này. Có thể lí giải điều này qua một số nguyên nhân sau:

- Là thị truờng cộng gộp của 28 thị truờng quốc gia với tính phức tạp, đòi hỏi sự đồng thuận cao giữa các quốc gia thành viên khi tiến hành điều tra một vụ tranh chấp phòng vệ thuơng mại, EU không sử dụng quá nhiều các biện pháp phòng vệ thuơng mại;

- Trong hai ba năm trở lại đây, EU đang phải đối mặt với những thách thức to lớn hơn nhiều từ cuộc khủng hoảng nợ công, những vấn đề nhu phòng vệ thuơng mại trở thành vấn đề nhỏ trong so sánh với những thách thức khác mà EU phải tập trung giải quyết.

- Xét trong tổng thể, chống trợ cấp là một vấn đề khá “nhạy cảm” với EU với tính chất là một thị truờng mà cho đến nay thuờng bị các đối tác cáo buộc về nhiều khoản trợ cấp khác nhau, đặc biệt trong một số lĩnh vực.

Đáng chú ý là 4 trong số 10 vụ điều tra chống bán phá giá mà EU tiến hành đối với hàng xuất khẩu Việt Nam là điều tra chống lẩn tránh thuế. Đây là loại điều tra phái sinh, đối với những sản phẩm mà EU nghi ngờ là có hiện tuợng chuyển khẩu sang Việt Nam từ các nuớc khác là đối tuợng bị áp thuế chống bán phá giá tại EU.

Thứ hai, liên quan đến kết quả các vụ điều trα,nhu đã đuợc ghi chú trong bảng trên, trong số 10 vụ điều tra chống bán phá giá mà EU tiến hành đối với hàng xuất

khẩu Việt Nam, 02 vụ điều tra đơn kiện bị rút lại (vụ bật lửa ga năm 2002,và vụ ống thép năm 2004), 01 vụ chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại (vụ giày dép năm 1998), 03 vụ điều tra khác có dẫn đến áp thuế chống bán phá giá chính thức nhung tính tới nay các biện pháp thuếnày đã chấm dứt hiệu lực và có vụ việc còn có những uu tiên đặc biệt về thời hạn áp thuế. Cụ thể, trong 2 vụ điều tra chống bán phá giá năm 2004 đối với sản phẩm chốt thép không gỉ (Stainless Steel Fasteners) và xe đạp (Bicycles) sau thời hạn áp thuế chính thức 5 năm, lệnh áp thuế đã tự động chấm dứt hiệu lực do không có yêu cầu rà soát từ ngành sản xuất nội địa hay từ cơ quan điều tra. Đặc biệt, năm 2005, trong vụ điều tra chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, mức thuế suất áp dụng đối với giày mũ da có xuất xứ

từ Việt Nam là 10%, trong khi mức thuế áp dụng với hàng Trung Quốc là 16.8%, thời hạn áp thuế trong vụ việc này là 2 năm, thay vì 5 năm nhu thông thuờng tại EU. Từ số liệu này, có thể thấy rằng:

- Khả năng “thoát” khỏi các biện pháp thuế trong các vụ việc chống bán phá giá ở EU là tuơng đối cao. Đặt trong so sánh với Hoa Kỳ, tất cả các đơn kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đều dẫn tới việc áp dụng biện pháp thuế, và nếu đã bị áp thuế thì thời hạn áp thuế rất dài và tuơng lai chấm dứt hầu nhu mờ mịt.

- Khả năng “thoát” này hiện hữu trong tất cả các giai đoạn của điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá ở EU (từ giai đoạn đầu, nếu thuyết phục đuợc các nguyên đơn rút lại đơn kiện, đến giai đoạn điều tra, nếu chứng minh đuợc là không có thiệt hại và cả khi đã bị áp thuế, nếu khẳng định đuợc rằng không có nguy cơ tái diễn hay tiếp diễn hiện tuợng bán phá giá trong tuơng lai).

Ngay cả khi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, EU cũng tỏ ra “có chừng mực”, công bằng và linh hoạt trong các khía cạnh khác nhau khi quyết định và thực thi các biện pháp này đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nuớc ngoài.

2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI CHO VIỆT NAM

Trên thực tế, Hoa Kỳ và EU đều thuộc nhóm đứng đầu thế giới về số luợng các vụ điều tra đuợc khởi xuớng và tiến hành tại nuớc này. Có nhiều yếu tố làm nên thực

tế này, trong đó có cả những yếu tố về chủ quan của các doanh nghiệp lẫn các yếu tố khách quan từ cơ chế mà chúng ta cần nghiêm túc xem xét và học hỏi.

2.3.1. Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ

Từ góc độ chủ quan, với bề dày kinh nghiệm kinh doanh, với lịch sử nhiều chục

năm sử dụng các công cụ phòng vệ thuơng mại, các doanh nghiệp Hoa Kỳ có kiến thức sâu sắc, có kỹ năng và đội ngũ tu vấn hùng hậu để sử dụng công cụ này một cách hiệu quả. Trong nhiều truờng hợp, các công cụ phòng vệ thuơng mại đã trở thành một chiến luợc kinh doanh hữu hiệu trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ nuớc ngoài của nhiều doanh nghiệp và là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp này tiếp tục sử dụng công cụ này.

Từ góc độ cơ chế, pháp luật và thực tiễn điều tra phòng vệ thuơng mại ở Hoa

Kỳ tạo khá nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nộp đơn kiện cũng nhu trong quá trình tố tụng để có thể đạt kết quả tốt nhất trong các vụ việc này.

Cụ thể, trong quá trình chuẩn bị Đơn khởi kiện cũng nhu các lập luận cho mình, doanh nghiệp Hoa Kỳ đuợc hỗ trợ bởi các cơ chế khác nhau:

Thứ nhất, liên quan tới các số liệu, dữ liệu không thể thiếu để chuẩn bị khởi kiện, doanh nghiệp Hoa Kỳ hoàn toàn có thể tiếp cận hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chi tiết, cập nhật và chính xác của Hải quan Hoa Kỳ về xuất nhập khẩu (tất nhiên theo một quy trình cụ thể và phải nộp phí truy xuất dữ liệu). Trên cơ sở các dữ liệu sẵn có này, rõ ràng là việc chuẩn bị chứng cứ và lập luận cho việc khởi kiện và theo kiện của doanh nghiệp dễ dàng hơn nhiều. Các rủi ro liên quan tới thất bại trong vụ việc cũng đuợc giảm thiểu bởi cơ quan điều tra khi đánh giá các chứng cứ do các bên xuất trình thuờng đánh giá cao các số liệu chính thức từ phía Hải quan Hoa Kỳ.

Thứ hai, liên quan tới việc chuẩn bị Đơn kiện của các doanh nghiệp, Cơ quan quản lý nhập khẩu của DOC (đơn vị trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới điều tra phòng vệ thuơng mại của DOC) tổ chức một bộ phận riêng để giúp các doanh nghiệp rà soát, bình luận và huớng dẫn doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung các nội dung còn thiếu trong Dự thảo Đơn kiện truớc khi Đơn kiện đuợc chính thức nộp cho DOC. Cách thức này hỗ trợ rất đắc lực cho các doanh nghiệp khởi kiện bởi họ có thể yên tâm

rằng các Đơn kiện một khi được chính thức nộp hầu như không còn sai sót gì, và việc một vụ điều tra được khởi xướng sau đó sẽ hầu như chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trong cả quá trình tiền tố tụng và giai đoạn tố tụng điều tra, các doanh nghiệp nguyên đơn cũng được tạo điều kiện tối đa, gián tiếp thông qua những lợi thế trong thực hiện các quy trình, điều kiện tố tụng và thời hạn so với các nhà xuất khẩu bị đơn. Trong khi đó các bị đơn nước ngoài thường gặp rất nhiều khó khăn trong tham kiện. Ví dụ, các doanh nghiệp bị đơn luôn bị bất ngờ trước phần lớn các vụ điều tra do luật pháp Hoa Kỳ hiện nay cấm cơ quan điều tra có bất kỳ liên lạc nào với các đối tượng mục tiêu của các vụ điều tra chống bán phá giá trước khi điều tra được bắt đầu. Cũng như vậy, các doanh nghiệp bị đơn nước ngoài cũng luôn bị đặt trước những thời hạn rất ngắn, các yêu cầu về hiện diện trực tiếp không dễ gì có thể đáp ứng.

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w