THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG

TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2017

Ke từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sau hơn 10 năm phát triển, quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Cùng với việc mở rộng quan hệ song phương, phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính công và các biện pháp thu hút đầu tư, sản xuất. Việt Nam đã và đang tham gia kí kết nhiều Hiệp định FTA, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển với nhiều tín hiệu đáng mừng trong giai đoạn vừa qua.

3.1.1. về cán cân thương mại Việt Nam

Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc cả về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu đã dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam tăng lên đột biến năm 2007. Đây là năm đầu tiên Việt Nam tham gia WTO, nên sự biến động này là điều dễ xảy ra khi vốn dĩ Việt Nam đã là một nước nhập siêu, nền sản xuất trong nước khó cạnh tranh với các thị trường nước bạn và tâm lí “sính ngoại” của đa số người dân trong giai đoạn này.

Biểu đồ 3.1. Cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016

Theo số liệu công bố từ ITC, giá trị nhập siêu tăng từ 5,06 tỷ USD năm 2006 lên mức 14,12 tỷ USD năm 2007 và chạm nguỡng 18,02 tỷ USD vào năm 2008. Chỉ trong hai năm 2007 - 2008, giá trị nhập siêu đã gấp 1,27 lần cả giai đoạn 2000 - 2006. Mặc dù, giai đoạn 2009 - 2011 giá trị nhập siêu của Việt Nam tiếp tục ở mức cao tuy nhiên vẫn có nhiều dấu hiệu đáng mừng khi nó có xu huớng giảm dần. Đỉnh điểm, năm 2012, cán cân thuơng mại đột biến thặng du 748 triệu USD và con số này đã tăng lên 2,34 tỷ USD vào năm 2014. Năm 2015, cán cân thuơng mại lại rơi vào thâm hụt 3,7 tỷ USD và đến năm 2016 bất ngờ đổi chiều và đạt đỉnh thặng du từ truớc đến nay là 1,6 tỷ USD. Việc cán cân thuơng mại thặng du trong giai đoạn 2012 - 2014 và năm 2016 là do xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tu nuớc ngoài (FDI) tăng vọt kết hợp với việc giảm nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nuớc. Tuy nhiên, trạng thái này đuợc nhận định diễn ra không bền vững do thuơng mại Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào việc xuất siêu của khu vực FDI. (Biểu đồ 3.1.)

3.1.2. về Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

3.1.2.1. Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Việt Nam xếp thứ 20 trến thế giới về sản luợng nhập khẩu và chiếm 1,3% tổng kim ngạch nhập khẩu trên toàn thế giới. Cụ thể:

Biểu đồ 3.2. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017

Năm 2006, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nuớc vẫn chiếm 63,3% tổng kim ngạch (28,4 tỷ USD) và khu vực FDI là 26,7% (16,49 tỷ USD). Năm 2007 - 2008, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nuớc tăng mạnh hơn khu vực FDI (năm 2007 tỷ trọng nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nuớc là 65,4% tổng kim ngạch, tăng 2,1% so với năm 2006). Tiếp theo, giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu khu vực kinh tế trong nuớc lại sụt giảm liên tục và phục hồi vào năm 2011. Qua năm 2012, khu vực kinh tế trong nuớc chỉ còn chiếm 47,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (53,89 tỷ USD), chính thức bị khu vực FDI vuợt qua khi khu vực này đạt mức 59,9 tỷ USD (đạt 52,7% tổng kim ngạch). Trong năm 2016, nhập khẩu khu vực FDI đã đạt 102,3 tỷ USD (chiếm 59% tổng kim ngạch), còn khu vực kinh tế trong nuớc nhập khẩu 71 tỷ USD (chỉ còn 41% tổng kim ngạch). (Biểu đồ 3.2.)

3.1.2.2 Các thị trường nhập khẩu của Việt Nam

Trong suốt giai đoạn vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn không khỏi phụ thuộc vào nền kinh tế của Trung Quốc. Đặc biệt, Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam dựa trên các nhóm quốc gia còn phụ thuộc nhiều vào thị truờng này. Cụ thể:

Biểu đồ 3.3. Nhóm nước thị trường nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2016 Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Đài Loan Thái Lan Hoa Kỳ

Năm 2006, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc 7,4 tỷ USD, Singapore 6,2 tỷ USD và Đài Loan 4,8 tỷ USD. Đến năm 2016, 03 quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất, gồm: Trung Quốc 49,8 tỷ USD, Hàn Quốc đạt 31,7 tỷ USD và Nhật Bản đạt 15 tỷ USD. Tổng cộng 3 đối tác này chiếm 55,4% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó, đáng luu ý là trong giai đoạn 2006-2016, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng rất mạnh (tăng thêm 42,4 tỷ, gấp 6,7 lần truớc khi gia nhập WTO). Đây mới chỉ là số liệu thống kê chính thức, chua kể giá trị hàng hóa tiểu ngạch qua biên giới. Nhìn chung, thị truờng Việt Nam vẫn luôn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chua hề có dấu hiệu suy giảm mà liên tục tăng qua các năm. Hàn Quốc là quốc gia xuất khẩu nhiều vào Việt Nam thứ hai, tuy nhiên đa phần các sản phẩm đều phục vụ cho các dự án FDI. Các quốc gia nhập khẩu nhiều vào Việt Nam đa phần đều từ Châu Á. (Biểu đồ 3.3.)

3.1.2.3 Các nhóm hàng nhập khẩu vào Việt Nam

Sau hơn 10 năm gia nhập WTO, cơ cấu nhóm hàng xuất, nhập khẩu đã có nhiều thay đổi. Cụ thể, nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản uớc đạt 3,47 tỷ USD, giảm 29,2% so với năm 2015. Xuất khẩu dầu thô cả năm uớc đạt gần 7 triệu tấn, kim ngạch đạt khoảng 2,35 tỷ USD, giảm 24,2% về luợng và 36,7% về trị giá so với năm 2015. Nhóm hàng công nghiệp chế biến uớc đạt 141,2 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ và chiếm 80,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và tốc độ tăng cao là điện thoại các loại và linh kiện uớc đạt 34,5 tỷ USD, tăng 14,4%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện uớc đạt 18,5 tỷ USD, tăng 18,4%. Nhóm hàng nông sản, thủy sản chỉ uớc đạt 22,14 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2015.

Về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, luợng dầu nhập khẩu năm 2016 uớc đạt 11,47 triệu tấn, tăng 14,2% về luợng, giảm 11,7% về kim ngạch với năm 2015,chỉ đạt 4,71 tỷ USD. Còn lại, các mặt hàng khác đều tăng về luợng cũng nhu kim ngạch nhập khẩu. Cụ thể, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng nhập khẩu năm 2016 uớc đạt 28,09 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2015. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện uớc đạt 27,8 tỷ USD tăng 20,1% so với năm 2015. Sắt thép các loại nhập khẩu đạt hơn 18,4 triệu tấn, tăng 18,8% kim ngạch là 8,02 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015.

Loại công cụ PVTM Tổng số vụ điều tra

Tổng số vụ dẫn tới áp dụng

biện pháp PVTM

Chống bán phá giá 84 38

Một phần của tài liệu 045 các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w