Phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro) về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 84 - 89)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.7. Phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro) về

hiệu quả sử dụng VĐT XDCB từ NSNN tại TP. Thái Nguyên

3.7.1. Điểm mạnh

Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác đầu tư và xây dựng, nhiều dự án lớn trên địa bàn thành phố đã được triển khai thực hiện, tiến độ thi công và thanh quyết toán các dự án cơ bản đã đạt yêu cầu tiến độ đề ra.

Các nguồn vốn đầu tư ngày càng đa dạng. Công tác xã hội hóa các nguồn lực trên địa bàn để đầu tư xây dựng phát triển thành phố được nhân dân đồng thuận hưởng ứng đã ngày càng phát huy được hiệu quả. Công tác BTGPMB được thành phố đặc biệt quan tâm tập trung chỉ đạo.

Công tác đầu tư xây dựng không để xảy ra tình trạng nợ đọng được quan tâm, ưu tiên để thanh toán cho các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, các công trình chuyển tiếp và công trình mới luôn được phân bổ đáp ứng theo tiến độ thi công đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu thi công và công tác bố trí kế hoạch các năm tiếp theo.

Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư đều chấp hành tốt các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Các dự án đều được thực hiện theo đúng trình tự xây dựng cơ bản từ khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế dự toán và tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.

3.7.2. Điểm yếu

Do yêu cầu đầu tư các công trình hạ tầng đô thị ngày càng lớn để phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của thành phố, trong khi nguồn vốn chi cho đầu tư xây dựng chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất, chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu đầu tư.

Công tác bồi thường GPMB là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhưng do khối lượng công việc rất lớn và phức tạp. Mặc dù thành phố đã tập trung nhiều thời gian và công sức để giải quyết nhưng chưa đảm bảo tiến độ.

và công tác lập hồ sơ thanh quyết toán các công trình dự án hoàn thành đưa vào sử dụng còn chậm.

Trong đầu tư XDCB còn có hiện tượng khối lượng xây dựng dở dang lớn, nhiều công trình chờ vốn do không được bố trí kế hoạch vốn năm đó mặc dù là công trình chuyển tiếp. Ngược lại có hiện tượng nghịch lý là vốn NSNN đã bố trí theo kế hoạch lại bị ứ đọng không thanh toán được do nhà thầu chưa đủ thủ tục theo quy định quản lý đầu tư XDCB và các Thông tư hướng dẫn. Các nhà thầu xây dựng vẫn đi vay Ngân hàng để đảm bảo tiến độ, chưa thu hồi được vốn để tái đầu tư trong khi vẫn phải trả lãi vay ngân hàng nên giá trị công trình phải gánh chịu những chi phí bất hợp lý.

Công tác kế hoạch hoá VĐT chưa tốt do kế hoạch giao dự toán ngân sách hàng năm của UBND tỉnh chậm. Thực tế cho thấy kế hoạch vốn hàng năm phân bổ cho các dự án bao gồm cả vốn NSTW và NSĐP trên địa bàn thành phố dàn trải, chưa hợp lý, đến cuối năm kế hoạch thậm trí niên độ quyết toán kế hoạch năm là 31/01 hàng năm thì đến ngày 30/1 (trước thời hạn quyết toán 1 ngày) mới được bổ xung kế hoạch của năm đó, hơn nữa trong công tác xây dựng kế hoạch thiếu kế hoạch chiến lược dài hạn...

Bên cạnh những kết quả được công tác quản lý và sử dụng VĐT XDCB từ NSNN trong những năm gần đây là những khó khăn, tồn tại mà các cơ quan ban ngành cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu ngăn chặn lượng vốn bị thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB góp phần phát triển vững chắc kinh tế.

3.7.3. Cơ hội

Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trong và nước và khuyến khích ưu đãi đầu tư ngoài nước vào tỉnh cũng như thành phố Thái Nguyên.

Có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Tại các đô thị, những dự án phát triển đã và đang được triển khai đồng bộ, tạo hiệu ứng tích cực vào bộ mặt kiến trúc đô thị như: Dự án Khu liên hợp

Trung tâm hội chợ xúc tiến thương mại ngành xây dựng kết hợp khu ở cao cấp Picenza Plaza Thái Nguyên; Khu đô thị Hồ Xương Rồng TP Thái Nguyên; Các dự án nhà ở xã hội, các khu tái định cư trên địa bàn toàn tỉnh; Các dự án hạ tầng giao thông như: Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Các đô thị trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang nỗ lực phấn đấu, đẩy mạnh sự phát triển theo hướng nâng dần chất lượng.

Những năm qua, thành phố Thái Nguyên đã quan tâm, tập trung mọi nguồn lực vào việc đẩy mạnh đô thị hóa, phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Thành phố sở hữu hệ thống giao thông thuận lợi, có đường bộ, đường sắt, đường sông; dự án Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) đang được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc… Đây là những thế mạnh để phát triển đô thị tại thành phố Thái Nguyên.

Lĩnh vực kinh tế, phát triển công nghiệp có Khu Gang thép Thái Nguyên.. Các dự án đầu tư trong Khu gang thép đã và đang được triển khai, thu hút nhiều ngành công nghiệp và nhân công, giúp đẩy nhanh mức độ đô thị hoá qua đó góp phần phát triển công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng đã tác động tích cực tới việc tập trung dân cư, đẩy mạnh phát triển đô thị tại địa phương trong tương lai.

Các dự án đầu tư về lĩnh vực du lịch đã và đang được triển khai cũng sẽ là tiền đề quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần hình thành các khu đô thị mới.

3.7.4. Rủi ro

Phát triển đô thị, trước hết phải đảm bảo tính bền vững trong tự thân đô thị. Tính bền vững được thể hiện bởi chất lượng đô thị thông qua các yếu tố về kinh tế - xã hội - môi trường - văn hoá - văn minh đô thị. Ở đó, người dân đô thị được đặt ở vị trí trung tâm. Họ là những giám khảo đánh giá chất lượng đô thị. Điều kiện sống, các dịch vụ, tiện ích đô thị là điểm cộng cho chất lượng đô thị để khẳng định sự bền vững. Nhưng đó là điều không dễ dàng, bởi riêng khái

niệm về đô thị bền vững rất đa dạng và sự nhìn nhận của con người đối với xã hội là đa chiều

Trong đô thị thành phố Thái Nguyên hiện nay, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ, năng lực quản lý và phát triển đô thị tại các địa phương chưa đồng đều. Bản sắc địa phương chưa được rõ nét trong bộ mặt của từng đô thị, cảnh quan không gian kiến trúc còn lộn xộn, chưa theo trật tự, chưa tạo được tiếng nói và đặc điểm riêng. Điều này một phần là do chất lượng của các đồ án quy hoạch đô thị chưa cao, nghiên cứu chưa thấu đáo điều kiện tự nhiên, tình hình thực tế, tiềm năng cũng như khả năng, nguồn lực địa phương để có những giải pháp đề xuất phù hợp.

Một diễn biến ảnh hưởng đến sinh thái đô thị là diện tích cây xanh, mặt nước ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó dịch vụ xã hội với những nhu cầu giải trí và kinh doanh thu lợi trước mắt ngày càng tăng. Một số tổ chức, cá nhân làm lấn, làm trái như: bê tông hóa lấn át cây xanh, mặt nước ao hồ, khi xây dựng không chấp hành quy định, thực hiện không theo giấy phép xây dựng, tự cơi nới lấn chiếm vi phạm quy hoạch dẫn đến làm phá vỡ kiến trúc cảnh quan đô thị.

Bên cạnh đó, việc tập trung số lượng lớn dân nhập cư từ các nơi khác về (sinh viên các trường đại học, cao đẳng; lao động tại Khu gang thép; việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước…) vô hình chung tạo nên hiện tượng văn hoá đa màu sắc. Người dân địa phương đón nhận các luồng văn hoá khác nhau và dân nhập cư tiếp cận với văn hoá địa phương. Mặt khác, sự khác biệt về tôn giáo, dân tộc, thói quen, tập quán, quan niệm sống… cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh, trật tự và ổn định xã hội.

Phát triển đô thị bền vững trong giai đoạn hiện nay phải tính đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Khái niệm này đã được các chuyên gia đánh giá ở tầm vĩ mô. Cụm từ “ứng phó với biến đổi khí hậu” cũng đã được đưa vào trong khái niệm về quy hoạch xây dựng của Luật Xây dựng 2014 (trước đây, khái

niệm về quy hoạch xây dựng theo Luật Xây dựng 2003 chưa đề cập đến nội dung này). Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quy hoạch xây dựng. Trong phát triển đô thị bền vững, cần phải thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh. Tăng trưởng xanh là vấn đề mang tính toàn cầu, và khái niệm “xanh” đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu, đánh giá, các đồ án quy hoạch, các công trình thiết kế. Trong quy hoạch vùng, thành phố Thái Nguyên chọn việc tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, lấy quản lý và xây dựng, chỉnh trang đô thị là một trong những khâu đột phá để xây dựng các đô thị theo hướng tăng trưởng xanh - văn minh - hiện đại. Mới đây, ngày 21/7/2015, thành phố Thái Nguyên đã có buổi làm việc với đại diện Viện tăng trưởng xanh toàn cầu tại Việt Nam. Theo báo cáo, trong 3 năm liên tục (từ 2011 đến 2013), thành phố Thái Nguyên được Hiệp hội các đô thị Việt Nam bình chọn và vinh danh là một trong 20 đô thị xanh - sạch - đẹp của cả nước. Điều này tạo động lực để Thái Nguyên đẩy mạnh hơn công tác thực hiện tăng trưởng xanh tại thành phố Thái Nguyên nói riêng và các đô thị trong toàn tỉnh nói chung.

Tỉnh ta hiện có 13 đô thị, đó là 13 hạt nhân tạo động lực cho sự phát triển toàn vùng. Những vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch xây dựng đô thị, không gian kiến trúc đô thị, phân bố dân cư, phân bố sản xuất, các vấn đề về hạ tầng, môi trường…, thiết nghĩ phải được xem xét trên phạm vi tổng thể. Đô thị - dù phát triển đến tầm nào cũng phải giữ bản sắc riêng. Đây là cơ sở để duy trì tính bền vững cũng như sự liên tục trong tiến trình phát triển. Bản sắc, gắn với các yếu tố văn hóa - lịch sử kết nối vào quá trình phát triển là một nội dung không thể tách rời.

Phát triển đô thị là một xu hướng tất yếu nhằm đánh giá sự tăng trưởng mọi mặt của đô thị, của địa phương trong quá trình phát triển. Sự phát triển của các đô thị Thái Nguyên, đích đến là phải thể hiện được vị thế trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực và cả nước. Vì thế, đô thị cần phải thể

hiện được tầm ảnh hưởng đối với địa phương và trong khu vực. Đó là một bài toán cần lời giải chính xác và khoa học, sự phối hợp từ các cấp ngành trong công tác quản lý, chuyên môn, người dân địa phương…, đáp ứng đầy đủ các yếu tố trong quá trình phát triển và hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)